Máy in mã vạch

Đặc điểm nổi bật

Máy in mã vạch (máy in tem nhãn, máy in barcode) là thiết bị ngoại vi được kết nối với máy tính, có chức năng in ấn mã vạch và thông tin (chữ, số, ký hiệu, logo đơn giản) lên bề mặt tem nhãn để phục vụ cho công tác định danh, quản lý hàng hóa, sản phẩm, tài liệu, tài sản,… Thiết bị này đóng vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý, giúp nâng cao hiệu quả và tính chính xác trong các khâu như kiểm kê kho, xuất nhập hàng, quản lý sản xuất, bán hàng… thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau như như bán lẻ, sản xuất, kho vận, y tế, logistics,…

Lọc theo giá

  

Hiển thị 1–20 của 331 kết quả

Đặc điểm nổi bật

Máy in mã vạch là gì?

Máy in mã vạch (Barcode Printer) là thiết bị ngoại vi được kết nối cùng máy chủ để nhận dữ liệu và lệnh in nhằm thực hiện in ấn nên những chiếc tem nhãn hàng hóa chuyên dụng. Những nội dung in ấn trên tem thường là tên sản phẩm, mã vạch, giá tiền, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng và những thông tin khác liên quan đến chính sản phẩm, hàng hóa đó.

Để có được máy in mã vạch hiện đại như hiện nay, thiết bị này đã trải qua giai đoạn ra đời và phát triển dài. Bắt đầu từ việc nghiên cứu của Nernard Silver và Norman Joseph Woodland vào năm 1948. Đến năm 1952, thiết bị đã được tạo ra nhưng chưa chính thức được giới thiệu. Vào năm 1974, công ty IBM giới thiệu máy in mã vạch đầu tiên trong dự án Supermarket Checkout System (SCOS).

Cho đến ngày nay, thiết bị này đã không ngừng được cải tiến, phát triển. Và 2 công nghệ in chính được sử dụng trên máy gồm công nghệ in nhiệt trực tiếp hoặc in nhiệt gián tiếp. Mỗi công nghệ sẽ phù hợp cho in ấn các loại tem nhãn dùng trong những ngành nghề khác nhau, dùng cho nhận dạng sản phẩm, theo dõi hàng hóa, quản lý kho,.. giúp cải thiện hiệu quả hoạt động, tăng cường tính tự động hóa trong quản lý và giảm thiểu sai sót.

Theo báo cáo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Công nghệ Barcode: “Thị trường máy in mã vạch toàn cầu dự kiến đạt 10 tỷ USD vào năm 2025, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 8%.”

Bạn có thể tham khảo thêm tài liệu “Máy in mã vạch là gì? Ứng dụng tiêu biểu” để có thông tin rõ ràng hơn về máy, lịch sử ra đời, phát triển cùng những ứng dụng thực tế trong các lĩnh vực, ngành nghề.

Lợi ích nổi bật mà máy in mã vạch mang lại

Máy in tem mã vạch mang đến nhiều lợi ích thiết thực khi ứng dụng mà nhiều thiết bị khác không thể so sánh được. Điển hình như:

Là thiết bị không thể thiếu khi ứng dụng công nghệ mã vạch: Tem nhãn mã vạch là yếu tố không thể thiếu khi ứng dụng công nghệ mã vạch trong định danh, quản lý và máy in mã vạch là thiết bị chuyên dụng giúp người dùng tạo nên những chiếc tem nhãn này.

In tem nhãn mã vạch đúng chuẩn: Nghĩa là đúng tỷ lệ mã vạch, đảm bảo cho việc quét mã trong quá trình ứng dụng hiệu quả, không gián đoạn.

In tem nhãn chất lượng cao: In ấn được đa dạng các loại tem nhãn với chất liệu tem khác nhau và độ bền thông tin in trên tem tốt.

In ấn tem nhãn với số lượng nhiều: Tốc độ in tem nhanh hơn máy in văn phòng gấp từ 2 lần trở lên. Điển hình máy in văn phòng có tốc độ in 10 – 76 mm/giây, trong khi tốc độ in của máy in mã vạch là 102 – 356 mm/giây.

Chủ động trong in ấn và sử dụng tem nhãn: In bất cứ thời điểm nào mà người dùng cần với số lượng tem như mong muốn.

Tiết kiệm chi phí đầu tư: Bao gồm cả chi phí sản xuất tem lẫn chi phí nhân công về lâu dài.

Đáp ứng tốt với yêu cầu in ấn tem nhãn đặc biệt: Ví dụ in tem số nhảy hoặc tem chứ dữ liệu liên kết từ file Excel.

Cụ thể hơn về từng lợi ích sẽ được trình bày trong chia sẻ “7 Lợi ích của máy in mã vạch bạn cần biết!” mà bạn có thể tham khảo thêm.

Tóm lại, máy in tem nhãn mã vạch mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Là một thiết bị không thể thiếu trong ngành bán lẻ lẫn công nghiệp hiện đại. Để đáp ứng cho các nhu cầu in ấn, sử dụng tem nhãn khác nhau, thiết bị này cũng được sản xuất đa dạng dòng máy.

Có những loại máy in mã vạch nào?

Phụ thuộc vào tiêu chí mà sẽ có các loại máy in mã vạch khác nhau. Những tiêu chí phân loại được sử dụng phổ biến nhất là công nghệ in, kích thướcchức năng. Sẽ bao gồm:

•  Công nghệ in: là cách thức mà thiết bị sử dụng để tạo được thông tin cần in ấn lên bề mặt tem nhãn. Dựa trên tiêu chí này sẽ có: máy in nhiệt trực tiếp, máy in nhiệt gián tiếp (truyền nhiệt)

• Kích thước: là yếu tố về chiều rộng, chiều cao và chiều sâu của thiết bị. Sẽ phân loại thành: máy in mã vạch để bàn, công nghiệp và di động.

• Chức năng: đề cập đến khả năng in ấn tem nhãn của máy, gồm: máy in mã vạch chỉ in tem nhãn decal và máy in RFID vừa in lên bề mặt tem RFID, vừa ghi dữ liệu vào chip bên trong tem này.

Tài liệu “Phân loại, so sánh các loại máy in mã vạch phổ biến” sẽ làm rõ hơn về các dòng máy nêu trên cững như thực hiện bảng so sánh để bạn dễ dàng theo dõi, đưa ra quyết định chọn mua phù hợp.

Những thông số tính năng quan trọng nhất của máy in mã vạch là gì?

Có nhiều thông số tính năng liên quan đến máy in mã vạch nhưng sau đây là các thông số chính, quan trọng nhất mà bạn cần biết:

Công nghệ in (Printing Technology):

· In nhiệt trực tiếp (Direct Thermal): Máy in mã vạch in nhiệt trực tiếp sử dụng nhiệt ở đầu in để làm biến đổi hóa chất trên giấy in nhiệt (decal cảm nhiệt) để tạo ra mã vạch, thông tin mà không cần dùng đến mực in.

· In nhiệt gián tiếp (Thermal Transfer): Máy in mã vạch in nhiệt gián tiếp cần sử dụng ruy-băng mực (mực in mã vạch) để in ấn tạo mã vạch và thông tin trên bề mặt tem nhãn. Dễ hiểu hơn là đầu in sẽ làm nóng chảy mực và tạo thông tin, mã vạch trên bề mặt tem nhãn theo dữ liệu mà máy in mã vạch đã nhận được từ máy chủ (máy tính, laptop, POS) có kết nối.

Độ phân giải (Resolution): là số lượng điểm in được tạo ra trên mỗi inch (dpi). Độ phân giải càng cao, hình ảnh in ra càng sắc nét và chi tiết. Hiện có các độ phân giải phổ biến trên máy in mã vạch gồm 203 dpi, 300 dpi, 600 dpi.

Tốc độ in (Print Speed): biểu thị cho số lượng tem nhãn mà máy có thể in ra trong một đơn vị thời gian. Tốc độ in càng cao sẽ tạo được càng nhiều số lượng tem nhãn trong thời gian ngắn hơn. Tốc độ in sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ phân giải, khổ in, loại kết nối, thậm chí là giá cả.

Khổ in (Print Width): giúp người dùng nhận biết được kích thước chiều rộng tem nhãn tối đa mà máy có thể in được. Máy in mã vạch để bàn thường có khổ in 4 inch. Còn máy in công nghiệp có đa dạng model với các khổ in 4 inch, 6 inch, 8 inch.

Kết nối (Connectivity): kết nối của máy in mã vạch là cách thức mà máy in kết nối với máy tính hoặc thiết bị khác để nhận dữ liệu in. Có các loại kết nối chính cho máy in mã vạch gồm có dây (USB, RS-232, Ethernet/LAN) và không dây (Wifi, Bluetooth). Lựa chọn loại kết nối nào sẽ phụ thuộc vào từng nhu cầu, yêu cầu ứng dụng cụ thể.

Bộ nhớ (Memory): biểu thị cho khả năng lưu trữ và xử lý dữ liệu của máy. Bao gồm: bộ nhớ Flash và RAM (DRAM, SDRAM).

Xử lý phương tiện (Media Compatibility): là thông số hỗ trợ người dùng chọn mua giấy, mực in mã vạch có kích thước phù hợp lắp đặt vào máy cho in ấn tem nhãn.

Ngoài 7 thông số tính năng quan trọng như trên, người dùng còn có thể quan tâm đến các thông số khác như ngôn ngữ lập trình và giao diện, hệ điều hành tương thích, kích thước cùng trọng lượng máy và một số những phụ kiện kèm theo như dao cắt, trục gác giấy ngoài,…

Hiểu rõ về thông số cũng là 1 trong 4 bước chọn mua máy in mã vạch đúng. Và tài liệu “Ý nghĩa thông số kỹ thuật máy in mã vạch” sẽ cung cấp đến bạn thông tin chi tiết về từng thông số một cách rõ ràng hơn.

Khi chọn mua máy in mã vạch, người dùng không chỉ quan tâm đến các thông số tính năng, khả năng đáp ứng nhu cầu mà còn là vấn đề giá cả.

Giá máy in mã vạch là bao nhiêu?

Giá của máy in mã vạch có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm thương hiệu, chất lượng, tính năng, loại máy in và nhu cầu cụ thể của người dùng. Dưới đây là một bảng giá chung về mức giá của các loại máy in mã vạch mà bạn có thể tham khảo:

Dòng máy Giá VNĐ
Máy in mã vạch để bàn 4.000.000 – 17.000.000
Máy in mã vạch công nghiệp 15.000.000 – 60.000.000
Máy in mã vạch di động 990.000 – 15.000.000

Lưu ý rằng đây chỉ là ước lượng chung về mức giá và có thể thay đổi theo thị trường và vùng địa lý cụ thể. Để có thông tin về giá máy in mã vạch cập nhật chính xác, hãy liên hệ ngay cùng Thế Giới Mã Vạch để được hỗ trợ.

Giá cả là một yếu tố quan trọng trong chọn mua máy in mã vạch nhưng không phải là tất cả. Sau đây, Thế Giới Mã Vạch xin chia sẻ ngắn gọn về hướng dẫn chọn mua máy in mã vạch để bạn sở hữu được máy in phù hợp dễ dàng, chính xác hơn. 

Hướng dẫn chọn mua máy in mã vạch

Thế Giới Mã Vạch với 15 năm kinh nghiệm hoạt động trên thị trường thiết bị mã vạch xin chia sẻ đến bạn hướng dẫn chọn mua máy in mã vạch đúng với 4 bước đơn giản sau đây:

Bước 1: Xác định nhu cầu in ấn, sử dụng tem nhãn: Thường gồm các tiêu chí về ứng dụng của tem (tem giá tiền, tem phụ sản phẩm,…), yêu cầu về màu sắc (đơn sắc, có logo màu,…), kích thước (chiều rộng, chiều cao tem), tần suất in ấn (số lượng tem in theo ngày, tháng,…) và môi trường sử dụng (khô ráo, kho lạnh, ngoài trời,…).

Bước 2: Hiểu và kiểm tra các thông số kỹ thuật, tính năng: Là hiểu về những thông số mà chúng tôi vừa đề cập trong nội dung trên và so sánh những thông số này với nhu cầu mà bạn đã xác định ở Bước 1.

Bước 3: Đánh giá thương hiệu và giá cả: Mỗi thương thiệu sẽ có những lợi điểm riêng về số năm kinh nghiệm, sự đa dạng dòng dòng máy. Từ đó mà mức giá thiết bị cũng sẽ khác nhau. Bạn có thể tham khảo về “Top 7 thương hiệu máy in mã vạch uy tín” đang được ưa chuộng nhất ở Việt Nam hiện tại để có cơ sở đưa ra quyết định chọn lựa.

Bước 4: Lựa chọn nhà cung cấp uy tín: Bước này sẽ đảm bảo cho bạn về chất lượng thiết bị và khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng cũng như chế độ bảo hành và dịch vụ hậu mãi sau mua hàng.

Ngoài các bước trên, bạn có thể tham khảo ý kiến từ những người dùng trước hoặc những nhà cung cấp máy in mã vạch uy tín.

Mua máy in mã vạch ở đâu uy tín?

Việc lựa chọn nhà cung cấp máy in mã vạch uy tín rất quan trọng bởi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, chế độ bảo hành và dịch vụ hậu mãi sau mua hàng.

Thế Giới Mã Vạch với hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành mã số mã vạch tự hào là đơn vị sẽ mang đến các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức những sản phẩm máy in mã vạch chính hãng, đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng. Cụ thể hơn:

Chính sách mua máy in mã vạch tại Thế Giới Mã Vạch
Chính sách mua máy in mã vạch tại Thế Giới Mã Vạch

Mua máy in mã vạch do Thế Giới Mã Vạch cung cấp, người dùng không chỉ nhận được thiết bị in chất lượng, chính hãng, đáp ứng tốt nhu cầu, yêu cầu sử dụng mà còn nhận được dịch vụ hậu mãi đi kèm tốt trong suốt vòng đời thiết bị. Từ đó phục vụ cho định danh hàng hóa, theo dõi sản phẩm, quản lý, kiểm kê hiệu quả, nhanh chóng hơn.

Ngoài ra, để tạo ra được tem nhãn hoàn chỉnh, ngoài máy in bạn đừng quên trang bị vật tư đi kèm gồm: Giấy decal in tem mã vạchMực in tem. Cùng thiết bị giúp bạn quét mã vạch trên tem nhãn là Máy quét mã vạch hoặc Máy kiểm kho.

Còn sau đây là những câu hỏi được nhiều người dùng quan tâm và câu trả lời tương ứng:

1. Máy in mã vạch có thể in được những loại mã vạch nào?

Máy in mã vạch in ấn được các loại mã vạch khác nhau từ mã vạch 1D (EAN-8, EAN-13, UPC-A, UPC-E, Code 39, Code 93, Interleaved 2-of-5,…) lẫn mã vạch 2D (Codablock, PDF417, Code 49, DataMatrix, MaxiCode, QR Code, MicroPDF, Aztec).

2. Máy in mã vạch có thể giúp tôi tiết kiệm chi phí in ấn như thế nào?

Sử dụng máy in mã vạch giúp tiết kiệm chi phí về lâu dài ở cả chi phí sản xuất ra từng chiếc tem nhãn lẫn chi phí nhân công vì không mất nhiều thời gian cho cắt, dán tem thủ công lẫn tiết kiệm chi phí cơ hội khi bạn có thêm thời gian để thực hiện các công việc khác.

3. Máy in mã vạch có thể sử dụng được trong môi trường khắc nghiệt như nhà máy hay kho lạnh không?

Có, đối với dòng máy in mã vạch công nghiệp. Tuy nhiên máy thường chỉ phù hợp với môi trường khắc nghiệt của nhà mà, không khuyến khích sử dụng trong kho lạnh.

4. Máy in mã vạch có thể kết nối với các thiết bị di động như máy tính bảng hay điện thoại thông minh không?

Có, với những máy in có module không dây Wifi, Bluetooth có thể kế nối cùng thiết bị di động (smartphone, tablet).

5. Máy in mã vạch có thể in được mã vạch có màu sắc khác nhau không?

Có. Ngoài mực đen, bạn có thể lựa chọn mực màu như mực xanh dương, mực đỏ,… để in mã vạch có màu sắc khác. Nhưng lưu ý, máy sẽ chỉ in tem đơn sắc 1 màu mưc, không in đồng thời nhiều màu sắc.

6. Tôi nên mua máy in mã vạch của thương hiệu nào?

Hiện nay có 7 thương hiệu máy in mã vạch được chọn mua nhiều, bao gồm: Zebra, Honeywell, GoDEX, RING (Autonics), Argox, Avery, Cab. Đây là những thương hiệu uy tín, lâu đời với đa dạng sản phẩm, đa dạng tính năng, đáp ứng các nhu cầu in tem khác nhau cùng chính sách bảo hành tốt bạn bạn nên chọn lựa.

Với GoDEX, RING (Autonics) sẽ có chế độ bảo hành 24 tháng. Các thương hiệu còn lại có chế độ bảo hành 12 tháng.

7. Trong quá trình sử dụng, máy in mã vạch của tôi gặp sự cố phải làm thế nào?

Hãy liên hệ đến Trung tâm Kỹ thuật của Thế Giới Mã Vạch. Trong trường hợp, thiết bị được cung cấp bởi chúng tôi và trong thời gian bảo hành, đội ngũ kỹ thuật sẽ hỗ trợ cùng bạn hoàn toàn miễn phí. Trong trường hợp thiết bị do đơn vị khác phân phối đến bạn, chúng tôi có cung cấp gói dịch vụ kỹ thuật mà bạn có thể chọn lựa để kiểm tra, sửa chữa máy.

Bên cạnh đó, chúng tôi còn cung cấp những hướng dẫn khắc phục cho những lỗi thông dụng trong tài liệu “Tổng hợp lỗi máy in mã vạch” mà bạn có thể tham khảo.