Máy quét mã vạch đơn tia (Laser, CCD)

Đặc điểm nổi bật

Máy quét mã vạch đơn tia (máy đọc mã vạch 1D), sử dụng tia laser hoặc CCD giúp chuyển đổi thông tin từ những mã vạch dạng sọc đen trắng trên sản phẩm thành dữ liệu số mà mắt thường có thể đọc được.

    Lọc theo giá

      

    Hiển thị 1–20 của 66 kết quả

    1.795.500 (Giá chưa gồm VAT)
    1.390.000 (Giá chưa gồm VAT)
    5.670.000 (Giá chưa gồm VAT)
    Sale -12%
    Original price was: 1.750.000₫.Current price is: 1.535.000₫. (Giá chưa gồm VAT)
    3.500.000 (Giá chưa gồm VAT)
    3.500.000 (Giá chưa gồm VAT)
    1.660.000 (Giá chưa gồm VAT)
    1.250.000 (Giá chưa gồm VAT)
    Đặc điểm nổi bật

    Máy quét mã vạch đơn tia là gì?

    Máy quét mã vạch đơn tia (Single-line barcode scanner) là thiết bị đọc mã vạch sử dụng một tia sáng duy nhất (tia Laser hoặc tia CCD) để quét và giải mã thông tin được mã hóa trong mã vạch 1D (mã vạch tuyến tính, có dạng sọc đen trắng xen kẽ lẫn nhau), sau đó truyền tín hiệu này đến máy tính hoặc hệ thống xử lý dữ liệu.

    Máy quét mã vạch đơn tia là gì?
    Máy quét mã vạch đơn tia là gì?

    Công nghệ quét của máy quét mã vạch đơn tia

    Hai công nghệ quét phổ biến nhất trong máy quét mã vạch đơn tia là laser và CCD (Charge-Coupled Device), mỗi loại đều có ưu điểm và hạn chế riêng, sẽ được Thế Giới Mã Vạch phân tích rõ hơn ngay sau đây:

    Máy quét laser:

    Tia laser của máy quét mã vạch laser là một tia sáng mảnh màu đỏ, có độ rộng chỉ khoảng vài mm. 

    • Nguyên lý hoạt động: Máy quét laser phát ra một tia laser mỏng quét ngang qua mã vạch. Khi tia laser gặp các vạch đen và trắng trên mã vạch, ánh sáng sẽ bị phản xạ lại và được bộ cảm biến thu nhận. Dữ liệu thu được sẽ được giải mã thành thông tin và truyền thẳng đến máy chủ đã được kết nối trước đó.

    • Ưu điểm: 

    · Tốc độ quét nhanh chóng với khả năng đọc lên đến 100 scan/giây.

    · Đảm bảo độ chính xác, giảm thiểu sai sót trong quá trình nhập liệu.

    · Khoảng cách quét xa, có thể lên đến 30cm. 

    • Nhược điểm: Khó khăn với mã vạch kém chất lượng. Tia laser dễ bị phân tán khi gặp mã vạch bị mờ, nhăn, rách hoặc in trên bề mặt cong, gây khó khăn cho việc đọc mã.

    Máy quét mã vạch đơn tia Laser
    Máy quét mã vạch đơn tia Laser

    Máy quét CCD (Linear Imager):

    Tia CCD của máy quét mã vạch 1D là tia sáng có độ rộng dày hơn tia laser. Với khoảng cách càng xa, tia sáng này sẽ càng rộng và mờ dần.

    • Nguyên lý hoạt động: Máy quét CCD sử dụng một dãy các cảm biến ánh sáng (Charge-Coupled Device) tạo ra một vệt sáng thẳng, chiếu sáng mã vạch theo chiều ngang. Ánh sáng phản xạ từ mã vạch được cảm biến thu nhận, chuyển đổi thành tín hiệu điện, sau đó giải mã thông tin và truyền thông tin về thiết bị máy chủ.

    • Ưu điểm:

    · Giá thành thường rẻ hơn máy quét laser, phù hợp với ngân sách hạn chế, quét được mã vạch kích thước nhỏ tốt hơn máy quét laser.

    · Độ bền cao hơn do các cảm biến CCD ít bị ảnh hưởng bởi bụi bẩn, va đập.

    • Nhược điểm: 

    · Tốc độ quét chậm hơn máy quét laser.

    · Khoảng cách quét ngắn hơn. Do đó cần đưa mã vạch gần với đầu đọc hơn.

    Máy quét mã vạch đơn tia CCD
    Máy quét mã vạch đơn tia CCD

    Ưu điểm của máy quét mã vạch đơn tia

    Máy quét mã vạch đơn tia là lựa chọn phổ biến cho nhiều doanh nghiệp nhờ những ưu điểm nổi bật sau:

    Giá thành hợp lý: So với các loại máy quét mã vạch đa tia, 2D, máy quét đơn tia thường có giá thành phải rẻ hơn đáng kể, phù hợp với ngân sách của nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa.

    Kích thước nhỏ gọn, dễ dàng cầm tay và di chuyển: Thiết kế gọn gàng, trọng lượng máy nhẹ giúp người dùng dễ dàng thao tác và di chuyển máy quét trong quá trình làm việc.

    Dễ dàng sử dụng, không yêu cầu kỹ năng chuyên môn: Giao diện người dùng đơn giản, không yêu cầu đào tạo phức tạp, giúp bạn nhanh chóng làm quen và sử dụng máy quét hiệu quả.

    Độ bền cao, ít hư hỏng: Được chế tạo từ các vật liệu chất lượng cao, máy quét mã vạch đơn tia có khả năng chịu va đập tốt, hoạt động ổn định trong môi trường công nghiệp.

    Bên cạnh 4 ưu điểm nổi bật như trên, máy quét mã vạch đơn tia vẫn tồn tại những điểm hạn chế.

    Nhược điểm của máy quét mã vạch đơn tia

    Máy quét mã vạch đơn tia có một số hạn chế nhất định mà bạn cần biết đến trước khi quyết định mua máy:

    Chỉ quét được mã vạch 1D: Không hỗ trợ quét các mã vạch 2D hiện đại như QR Code, Data Matrix,…

    Tốc độ quét không cao bằng máy quét đa tia: Máy quét đa tia có khả năng quét nhanh hơn nhờ sử dụng nhiều tia sáng cùng lúc. Còn máy quét đơn tia chỉ sử dụng một tia sáng để quét mã vạch.

    Khó quét mã vạch trên bề mặt cong hoặc phản chiếu: Tia sáng của máy quét đơn tia khó tiếp cận và đọc được mã vạch trên các bề mặt này.

    Tuy tồn tại một vài những nhược điểm nhỏ nhưng với khả năng quét hiệu quả mã vạch 1D cùng ngân sách đầu tư tiết kiệm mà dòng máy này vẫn được lựa chọn sử dụng trong rất nhiều những lĩnh vực, ngành nghề.

    Ứng dụng của máy quét mã vạch đơn tia trong các lĩnh vực

    Máy quét mã vạch đơn tia, với khả năng đọc mã vạch 1D nhanh chóng và chính xác, đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực. Dưới đây là một số ứng dụng tiêu biểu:

    Bán lẻ: Siêu thị, cửa hàng tiện lợi, shop thời trang,… giúp thanh toán nhanh chóng, quản lý hàng tồn kho hiệu quả.

    Kho vận: Quản lý hàng hóa, kiểm kê, xuất nhập kho chính xác và tiết kiệm thời gian.

    Sản xuất: Theo dõi sản phẩm, quản lý quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng và tiến độ.

    Y tế: Quản lý bệnh án, thuốc men, vật tư y tế, giảm thiểu sai sót và tăng cường an toàn cho bệnh nhân.

    Thư viện: Quản lý sách, tài liệu, giúp mượn trả sách nhanh chóng và tiện lợi.

    Ứng dụng của máy quét mã vạch đơn tia
    Ứng dụng của máy quét mã vạch đơn tia

    Lựa chọn máy quét mã vạch đơn tia phù hợp với nhu cầu

    Việc lựa chọn máy quét mã vạch đơn tia phù hợp với nhu cầu sử dụng là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả công việc và tối ưu hóa chi phí đầu tư. Dưới đây là các tiêu chí quan trọng cần xem xét:

    • Các tiêu chí quan trọng khi lựa chọn

    · Công nghệ quét: Lựa chọn công nghệ tia Laser (tốc độ nhanh, chính xác, quét khoảng cách xa) hay công nghệ tia CCD (giá rẻ, bền bỉ, quét khoảng cách gần, đọc mã vạch nhỏ)?

    · Kết nối: Cân nhắc việc chọn lựa máy quét có dây (ổn định, không cần sạc) hay máy quét không dây (linh hoạt, di động)?

    · Tốc độ quét: Tùy vào nhu cầu sử dụng mà lựa chọn loại máy có khả năng xử lý dữ liệu nhanh hay bình thường.

    · Khoảng cách quét: Đảm bảo quét được mã vạch ở khoảng cách mong muốn.

    · Giá thành: Nên lựa chọn loại máy phù hợp với ngân sách đề ra.

    • Một số thương hiệu máy quét mã vạch đơn tia uy tín trên thị trường bao gồm Zebra (Mỹ), Honeywell (Mỹ), Datalogic (Ý), Opticon (Nhật) và Unitech (Đài Loan). Các thương hiệu này cung cấp đa dạng các dòng sản phẩm với các tính năng và giá thành khác nhau, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng.

    Hướng dẫn sử dụng và bảo quản máy quét mã vạch đơn tia

    Để khai thác tối đa hiệu quả của máy quét mã vạch đơn tia và đảm bảo tuổi thọ lâu dài cho thiết bị, việc nắm vững cách sử dụng và bảo quản đúng cách là vô cùng cần thiết.

    Cách sử dụng máy quét mã vạch đơn tia

    · Kết nối máy quét với máy tính hoặc thiết bị máy chủ khác.

    · Hướng tia quét vào mã vạch và nhấn nút quét.

    · Máy quét sẽ tự động đọc và giải mã thông tin trong mã vạch.

    · Kiểm tra dữ liệu để đảm bảo tính chính xác.

    Lưu ý khi sử dụng, bảo quản máy quét mã vạch đơn tia

    · Tránh làm rơi hoặc va đập mạnh máy quét.

    · Không để máy quét tiếp xúc với nước hoặc các chất lỏng khác.

    · Vệ sinh máy quét thường xuyên bằng khăn mềm và dung dịch vệ sinh chuyên dụng.

    · Đảm bảo máy quét không dây được sạc đầy đủ pin trước khi sử dụng.

    Top 7 máy quét mã vạch đơn tia được ưa chuộng nhất

    Thị trường máy quét mã vạch đơn tia hiện nay rất đa dạng với nhiều mẫu mã và thương hiệu khác nhau. Để giúp bạn dễ dàng lựa chọn, dưới đây là top 7 máy quét mã vạch đơn tia được ưa chuộng và được mua nhiều nhất tại Thế Giới Mã Vạch, đó là:

    Máy quét đơn tia Zebra LS1203

    • Thông số kỹ thuật nổi bật

    · Công nghệ quét: Laser (650nm laser diode)

    · Dòng máy: Có dây

    · Tốc độ quét: 100 lần quét/giây

    · Kết nối: USB, RS-232, Keyboard Wedge

    · Độ bền: Chịu rơi từ độ cao 1.524m

    • Ưu điểm: Thiết kế đơn giản, gọn nhẹ. Giải mã nhanh chóng.

    • Nhược điểm: Chỉ phù hợp nhu cầu quét mã 1D cơ bản tại các cửa hàng bán lẻ.

    Máy quét mã vạch đơn tia Zebra LS1203
    Máy quét mã vạch đơn tia Zebra LS1203

    Máy quét đơn tia Zebra LS2208

    • Thông số kỹ thuật nổi bật

    · Công nghệ quét: Laser (650nm Laser Diode Class 2)

    · Dòng máy: Có dây

    · Tốc độ quét: 100 lần quét/giây

    · Kết nối: USB, RS232, Keyboard Wedge, TGCS (IBM) 46XX over RS485

    · Chuẩn: IP30

    · Độ bền: Chịu rơi từ độ cao 1.5m

    • Ưu điểm: Kết cấu cứng cáp. Quét mã nhanh với tỉ lệ chính xác gần như tuyệt đối.

    • Nhược điểm: Giá cao hơn LS1203.

    Máy quét mã vạch đơn tia Zebra LS2208
    Máy quét mã vạch đơn tia Zebra LS2208

    Máy quét đơn tia Datalogic QW2120

    • Thông số kỹ thuật nổi bật:

    · Công nghệ quét: Linear (CCD – tia quét mỏng như Laser)

    · Dòng máy: Có dây

    · Tốc độ quét: 400 lần quét/giây

    · Kết nối: USB

    · Chuẩn: IP42

    · Độ bền: Chịu rơi từ độ cao 1.5m

    • Ưu điểm: Bền bỉ, chịu va đập tốt. Tốc độ quét ấn tượng, độ chính xác vượt trội.

    • Nhược điểm: Chế độ bảo hành 12 tháng (trong khi Zebra lên đến 24 tháng).

    Máy quét mã vạch đơn tia Datalogic QW2120
    Máy quét mã vạch đơn tia Datalogic QW2120

    Máy quét đơn tia Opticon OPR-3201Z

    • Thông số kỹ thuật nổi bật:

    · Công nghệ quét: Laser (650nm visible laser diode)

    · Dòng máy: Có dây

    · Tốc độ quét: 100 lần quét/giây

    · Kết nối: USB, RS232C

    · Chuẩn: IP42

    · Độ bền: Chịu rơi từ độ cao 1.5m

    • Ưu điểm: Khả năng giải mã đa dạng. Tốc độ quét nhanh. Cấu tạo nhỏ gọn, tiện lợi.

    • Nhược điểm: Phạm vi quét hạn chế.

    Máy quét mã vạch đơn tia Opticon OPR 3201Z
    Máy quét mã vạch đơn tia Opticon OPR 3201Z

    Máy quét đơn tia Zebra Li4278

    • Thông số kỹ thuật nổi bật:

    · Công nghệ quét: Linear Imager (CCD)

    · Dòng máy: Không dây Bluetooth

    · Tốc độ quét: 547 lần quét/giây

    · Kết nối: RS232, RS485 (IBM), USB, Keyboard Wedge

    · Chuẩn: IP53

    · Độ bền: Chịu rơi từ độ cao 1.8m

    • Ưu điểm: Thiết kế bền bỉ. Vận hành linh hoạt. Xử lý dữ liệu với độ chính xác cao. 

    • Nhược điểm: Giá thành cao hơn dòng có dây.

    Máy quét mã vạch đơn tia Zebra Li4278
    Máy quét mã vạch đơn tia Zebra Li4278

    Máy quét đơn tia Opticon OPN-2006

    • Thông số kỹ thuật nổi bật:

    · Công nghệ quét: Laser (650nm visible laser diode)

    · Dòng máy: Không dây Bluetooth

    · Tốc độ quét: 100 lần quét/giây

    · Kết nối: USB, Bluetooth

    · Bộ nhớ: 512kB Flash Rom; 96kB RAM; 1MB External Flash Rom

    · Chuẩn: IP42

    · Độ bền: Chịu rơi từ độ cao 1.5m

    · Pin: Lithium-Ion Polymer 3.7V 240 mAh

    • Ưu điểm: Thiết kế cầm tay nhỏ gọn. Kết nối nhanh với điện thoại, máy tính bảng, laptop qua Bluetooth. Phạm vi làm việc lên đến 10m. Trường hợp mất kết nối cùng máy chủ thì dữ liệu quét được lưu trong bộ nhớ riêng của máy.

    • Nhược điểm: Dung lượng Pin chưa cao.

    Máy quét mã vạch đơn tia Opticon OPN 2006
    Máy quét mã vạch đơn tia Opticon OPN 2006

    Máy quét đơn tia Opticon OPN-4000i

    • Thông số kỹ thuật nổi bật:

    · Công nghệ quét: CCD Linear Imager

    · Dòng máy: Không dây Bluetooth

    · Kết nối: USB, Bluetooth

    · Chuẩn: IP42

    · Độ bền: Chịu rơi từ độ cao 1.5m

    · Pin: Lithium-Ion Polymer 3.7V 600mAh

    · Bộ nhớ: 1MB Flashrom; 96kB RAM

    • Ưu điểm: Bộ nhớ máy lớn. Phạm vi làm việc rộng lên đến 10m. Hỗ trợ kết nối cùng các thiết bị dùng hệ điều hành IOS. Dung lượng pin cao hơn OPN-2006.

    • Nhược điểm: Chi phí đầu tư cao hơn OPN-2006.

    Máy quét mã vạch đơn tia Opticon OPN 4000i
    Máy quét mã vạch đơn tia Opticon OPN 4000i

    Như trên là Top 7 máy quét mã vạch đơn tia được khách hàng của Thế Giới Mã Vạch ưa chuộng nhất mà bạn có thể tham khảo. Mọi thắc mắc cần giải đáp hoặc cần tư vấn cụ thể hơn, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ cùng chúng tôi bạn nhé!

    Mua máy quét mã vạch đơn tia giá rẻ, chính hãng ở đâu?

    Thế Giới Mã Vạch – đơn vị phân phối uy tín với hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành mã số mã vạch. Tại đây, bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp và tận hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn:

    Sản phẩm chính hãng: Thế Giới Mã Vạch hợp tác trực tiếp với các thương hiệu hàng đầu như Zebra, Honeywell, Datalogic, Opticon,… đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng với đầy đủ giấy tờ chứng nhận CO, CQ.

    Bảo hành uy tín: Tất cả các sản phẩm đều được bảo hành chính hãng từ 12 đến 24 tháng, đảm bảo quyền lợi của khách hàng.

    Đổi trả linh hoạt: Nếu sản phẩm gặp lỗi từ nhà sản xuất, bạn có thể đổi trả trong vòng 7 ngày.

    Đa dạng lựa chọn: Thế Giới Mã Vạch cung cấp đầy đủ các dòng máy quét mã vạch đơn tia, từ phân khúc giá rẻ đến cao cấp, đáp ứng mọi nhu cầu và ngân sách.

    Sản phẩm luôn cập nhật: Chúng tôi liên tục cập nhật các mẫu mã mới nhất từ các thương hiệu uy tín, giúp bạn tiếp cận những công nghệ tiên tiến nhất.

    Tư vấn chuyên nghiệp: Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu và ngân sách.

    Hỗ trợ kỹ thuật tận tâm: Chuyên viên kỹ thuật của chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cài đặt và sử dụng máy quét một cách chi tiết và tận tình.

    Giá cả cạnh tranh: Thế Giới Mã Vạch cam kết mang đến cho khách hàng mức giá tốt nhất thị trường, đi kèm với nhiều chương trình ưu đãi và khuyến mãi hấp dẫn.

    Thế Giới Mã Vạch tự tin là địa chỉ đáng tin cậy để bạn mua máy quét mã vạch đơn tia giá rẻ, chính hãng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm dịch vụ tốt nhất!

    Để giúp người dùng hiểu rõ hơn về máy quét mã vạch đơn tia, chúng tôi còn tổng hợp và chia sẻ đến bạn những câu hỏi cùng câu trả lời được quan tâm nhiều nhất về chủ đề này.

    Các câu hỏi được quan tâm về máy quét mã vạch đơn tia

    1. Khi nào nên chọn máy quét mã vạch đơn tia laser, khi nào nên chọn máy quét CCD để tối ưu chi phí và hiệu quả sử dụng?

    Việc lựa chọn giữa máy quét mã vạch đơn tia laser và CCD phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu sử dụng, ngân sách và môi trường làm việc.

    Nên chọn máy quét laser khi:

    • Ưu tiên tốc độ và độ chính xác

    • Quét mã vạch từ khoảng cách xa

    • Làm việc trong môi trường khắc nghiệt

    Ví dụ: Các siêu thị, cửa hàng bán lẻ lớn, trung tâm phân phối, nhà máy sản xuất, kho vận,…

    Nên chọn máy quét CCD khi:

    • Ưu tiên chi phí

    • Quét mã vạch trên bề mặt cong

    • Ứng dụng không đòi hỏi tốc độ quét quá cao

    • Cần quét mã vạch kích thước nhỏ tốt

    Ví dụ: Các cửa hàng nhỏ lẻ, quán cà phê, nhà sách, thư viện,…

    2. Máy quét mã vạch đơn tia giá bao nhiêu và có những yếu tố nào ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm?

    Giá máy quét mã vạch đơn tia có thể dao động từ vài triệu đến vài chục triệu đồng, tùy thuộc vào nhiều yếu tố:

    Thương hiệu: Các thương hiệu nổi tiếng như Zebra, Honeywell thường có giá cao hơn do chất lượng và độ tin cậy đã được khẳng định.

    Công nghệ quét: Máy quét laser thường đắt hơn máy quét CCD.

    Tính năng: Các tính năng bổ sung như khả năng quét không dây, quét đa hướng, độ bền cao, khả năng chống va đập và chống nước cũng làm tăng giá thành sản phẩm.

    Nhà cung cấp: Giá cả có thể khác nhau tùy thuộc vào chính sách giá của từng nhà cung cấp.

    3. So sánh ưu nhược điểm của máy quét mã vạch đơn tia có dây và không dây để đưa ra lựa chọn phù hợp?

    Máy quét mã vạch có dây và máy quét mã vạch không dây Bluetooth sở hữu nhiều điểm khác biệt về phương thức kết nối, phạm vi hoạt động, tính linh hoạt, nguồn điện, thời gian sử dụng, quy trình cài đặt và giá thành. Do đó, mỗi loại máy đều có những ưu và nhược điểm riêng biệt. 

    • Nếu bạn cần một máy quét ổn định, tốc độ truyền dữ liệu cao, không cần di chuyển nhiều và muốn tiết kiệm chi phí, máy quét có dây là lựa chọn phù hợp.

    • Nếu bạn cần một máy quét linh hoạt, di động, làm việc trong không gian rộng và không muốn vướng víu dây cáp, máy quét không dây Bluetooth là lựa chọn tốt hơn.

    Để tìm hiểu chi tiết hơn về sự khác biệt giữa hai loại máy quét này, bạn có thể tham khảo bài viết “So sánh máy quét mã vạch có dây và máy quét mã vạch không dây” trên website của chúng tôi.

    4. Tôi nên chọn máy quét mã vạch đơn tia hay đa tia cho cửa hàng bán lẻ của mình?

    Việc lựa chọn giữa máy quét mã vạch đơn tia và đa tia cho cửa hàng bán lẻ của bạn phụ thuộc vào quy mô cửa hàng, lưu lượng khách hàng và ngân sách đầu tư.

    • Cửa hàng nhỏ, lượng khách hàng ít: Máy quét đơn tia là lựa chọn kinh tế và phù hợp.

    • Cửa hàng vừa và lớn, lượng khách hàng đông: Máy quét đa tia sẽ giúp tăng tốc độ thanh toán, giảm thời gian chờ đợi và nâng cao trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.

    Và để hiểu rõ hơn về 2 dòng máy quét mã vạch này thì người dùng nên tham khảo tài liệu “So sánh máy quét đơn tia và đa tia” để cân nhắc thêm và đưa ra lựa chọn hợp lý.

    5. Liệu máy quét mã vạch đơn tia có thể được sử dụng để quét các loại mã QR code thông dụng hiện nay không?

    Không. Máy quét mã vạch đơn tia được thiết kế để quét các loại mã vạch 1D truyền thống, bao gồm các mã phổ biến như UPC, EAN, Code 39 và Code 128. Mã QR code là mã vạch 2D phức tạp hơn nhiều, chứa nhiều thông tin hơn trong một diện tích nhỏ hơn. Do đó, để quét được mã QR code bạn cần sử dụng máy quét mã vạch 2D.

    Tham khảo ngay những chiếc máy quét QR code hiện đại được ưa chuộng tại Thế Giới Mã Vạch:

    Máy quét QR code