Cách thay mực máy in mã vạch chi tiết từ A đến Z hiệu quả

Thay lắp mực cho máy in mã vạch là một công việc quan trọng để đảm bảo chất lượng in ấn và độ bền của thiết bị. 

Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách thay mực máy in mã vạch, từ việc chuẩn bị dụng cụ cho đến các bước thực hiện, bao gồm 5 bước chính:

  • Bước 1: Mở nắp máy
  • Bước 2: Mở cụm đầu in
  • Bước 3: Tháo mực cũ
  • Bước 4: Lắp mực mới
  • Bước 5: Đóng đầu in, đóng nắp máy

Bên cạnh việc mô tả bằng hình, Thế Giới Mã Vạch còn chia sẻ thêm 2 video hướng dẫn trực tiếp trên 2 dòng máy in mã vạch để bàn và dòng công nghiệp thuộc thương hiệu RING để bạn dễ dàng thực hiện theo.

Sau khi thay mực máy in mã vạch, việc kiểm tra và hiệu chỉnh là vô cùng quan trọng để đảm bảo chất lượng in ấn cho từng tem nhãn.

Để giúp bạn sử dụng mực in mã vạch hiệu quả và tiết kiệm hơn, chúng tôi sẽ chia sẻ một số mẹo sử dụng và cách khắc phục sự cố máy in mã vạch liên quan đến vật tư này.

Nội dung chi tiết sẽ được chia sẻ đầy đủ trong bài viết dưới đây.

Chuẩn bị trước khi lắp mực

Trước khi bắt đầu quá trình thay lắp mực, việc chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật tư cần thiết và đảm bảo an toàn cho thiết bị là vô cùng quan trọng. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, việc sử dụng đúng loại mực và tuân thủ quy trình thay mực có thể giúp kéo dài tuổi thọ đầu in lên đến 30%tiết kiệm chi phí mực in đến 15%.

Dụng cụ và vật tư cần thiết

  • Cuộn ribbon mực in mới tương thích với model máy in mã vạch và decal in tem bạn đang sử dụng (lựa chọn mực chính hãng để đảm bảo chất lượng in tốt nhất).
  • Khăn mềm và bông gòn (kèm cồn) để vệ sinh các bộ phận bên trong máy trước khi lắp mực.

Kiểm tra model máy in và loại mực

Tiếp đến sẽ là kiểm tra kỹ model máy in mã vạch và lựa chọn loại mực in mã vạch phù hợp cho thiết bị.

Xác định model máy in mã vạch:

  • Bước đầu tiên là xác định chính xác model máy in mã vạch bạn đang sử dụng. Việc này giúp bạn lựa chọn kích thước mực in phù hợp.
  • Phần lớn các máy in mã vạch hiện nay đều đang sử dụng cuộn mực dài 300m, trong khi một số máy in phiên bản cũ chỉ dùng được cuộn mực tối đa 100m.

Lựa chọn loại mực in mã vạch:

Có 3 loại mực in mã vạch chính, mỗi loại phù hợp với các loại giấy in mã vạch khác nhau:

  • Mực in Wax: Chất liệu chính là sáp. Có nhiệt độ nóng chảy thấp. Thường kết hợp cùng với decal giấy.
  • Mực in Wax Resin: Mực được tạo nên từ sự kết hợp giữa sáp và nhựa. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn cũng như có độ bền tốt hơn mực Wax. Hay kết hợp cùng decal giấy, decal PVC.
  • Mực in Resin: 100% thành phần là nhựa. Là loại mực cao cấp có độ bền ấn tượng. Nhiệt độ nóng chảy cao. Được sử dụng cùng decal PVC, decal xi bạc, tem vải,…

Việc sử dụng mực không tương thích có thể gây ra các hậu quả như:

  • Mực sẽ không khớp để lắp vào bên trong máy.
  • Giảm chất lượng bản in gây ra các tình trạng mờ, mất nét,…
Các loại mực in mã vạch
Các loại mực in mã vạch

Tắt máy in và đảm bảo an toàn

Để đảm bảo an toàn cả người lẫn thiết bị trong quá trình thay mực máy in mã vạch thì người dùng cần:

  • Tắt nguồn máy in mã vạch.
  • Đợi khoảng 5-10 phút để các bộ phận nóng trong máy nguội dần nếu đang hoặc vừa in ấn xong.
  • Đặt máy in trên bề mặt phẳng, chắc chắn và tránh xa nguồn nhiệt, ẩm

Các bước thay lắp mực cho máy in mã vạch

Quy trình thay lắp mực gồm 5 bước chính: Mở nắp máy, mở cụm đầu in, tháo mực cũ, lắp mực mới và đóng lại các bộ phận. Tuy nhiên sẽ có một số khác biệt nhỏ tùy thuộc vào loại máy in (để bàn hay công nghiệp). 

Bước 1: Mở nắp máy

Đầu tiên là mở nắp máy. Ở dòng máy để bàn và công nghiệp sẽ có sự khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Với máy in mã vạch để bàn: Ấn cùng lúc vào hai nút được bố trí tại hai bên hông thâm máy và nhấc nắp máy lên theo phương thẳng đứng.
Mở nắp máy in mã vạch để bàn
Mở nắp máy in mã vạch để bàn
  • Với máy in mã vạch công nghiệp: Nắp máy được đặt bên hông, chỉ cần nhấc nắp lên theo phương thẳng được là được.
Mở nắp máy in mã vạch công nghiệp
Mở nắp máy in mã vạch công nghiệp

Bước 2: Mở cụm đầu in

Tiếp đến là bước mở cụm đầu in. 

  • Với máy in mã vạch để bàn: Máy được thiết kế cho 2 bẫy phía trước đầu in. Bạn cần nhấn đồng thời vào hai bẫy đó và nhấc cụm đầu in lên theo phương thẳng đứng.
Mở cụm đầu in máy in mã vạch để bàn
Mở cụm đầu in máy in mã vạch để bàn
  • Với máy in mã vạch công nghiệp: Ở một bên cụm đầu in sẽ có sẵn cái bẫy, bạn cần bật vào cái bẫy đó là đã mở được cụm đầu in. Sau đó, cầm mép đầu in và kéo theo hình vòng cung để mở to đầu in.
Mở cụm đầu in máy in mã vạch công nghiệp
Mở cụm đầu in máy in mã vạch công nghiệp

Bước 3: Tháo mực cũ

Sau khi mở thành công cụm đầu in, bạn tiếp tục thực hiện đến bước tháo mực cũ.

  • Với máy in mã vạch để bàn: Tháo trục mực và trục thu mực ra khỏi máy. Sau đó, gỡ lõi cuộn mực đã dùng hết ra khỏi trục mực và gỡ lõi cuộn thu mực ra khỏi trục thu (Lưu ý: Cần giữ lại trục mực và trục thu vì đây là linh kiện của máy).
Tháo mực cũ trong máy in mã vạch để bàn
Tháo mực cũ trong máy in mã vạch để bàn
  • Với máy in mã vạch công nghiệp: Vì trục mực lắp cố định trong máy nên người dùng cần rút lõi cuộn mực đã sử dụng hết ra. Đồng thời, lấy lõi thu mực ra khỏi trục thu của máy. (Lưu ý: Máy in công nghiệp Zebra, Honeywell sẽ không dùng lõi thu. Mực sau khi in được quấn trực tiếp vào trục thu. Lúc này cần gỡ mực cũ đã dùng ra khỏi trục thu này.)
Tháo mực cũ trong máy in mã vạch công nghiệp
Tháo mực cũ trong máy in mã vạch công nghiệp

Bước 4: Lắp mực mới

Kế đến là lắp cuộn mực in mã vạch mới vào máy.

  • Với máy in mã vạch để bàn: 
    • Lắp cuộn mực in mới vào trục mực, lắp lõi thu mực mới vào trục thu.
Lắp mực mới và lõi giấy vào các trục
Lắp mực mới và lõi giấy vào các trục
    • Lắp trục mực lại vào máy. Lưu ý: Rãnh trên trục phải khớp với rãnh trong máy
Lắp trục mực lại vào máy in mã vạch
Lắp trục mực lại vào máy in mã vạch
    • Lắp trục thu mực. Cũng cần lưu ý các rãnh trên trục và trên máy khớp cùng nhau.
Lắp trục thu mực vào máy
Lắp trục thu mực vào máy
    • Kế đến, lấy mực từ cuộn mực vòng qua phần đầu in và cuộn vào trục thu. Khi thực hiện xong đừng quên căng mực tại vị trí đầu in cho thẳng.
Kéo mực và cố định mực vào trục thu
Kéo mực và cố định mực vào trục thu
  • Với máy in mã vạch công nghiệp: 
    • Lắp cuộn mực in vào trục mực và lõi thu mực vào trục thu (trục mực thường nằm vị trí phía sau trục thu). Lưu ý: Với máy in công nghiệp Zebra, Honeywell thì không cần lắp lõi thu, vì mực sẽ được quấn trực tiếp lên trục thu.
Lắp cuộn mực in vào trục mực và lõi thu mực vào trục thu
Lắp cuộn mực in vào trục mực và lõi thu mực vào trục thu
    • Lấy 1 đầu của mực in luồn qua khe bên dưới đầu in và vòng lên phía trước. Sau đó, cố định đầu mực này trên lõi thu/trục thu bằng cách quấn mực lại vài vòng.
Lấy mực in luồn qua khe bên dưới đầu in và cuộn vào trục thu
Lấy mực in luồn qua khe bên dưới đầu in và cuộn vào trục thu
Cố định mực vào trục thu
Cố định mực vào trục thu

Một số lưu ý khi lắp mực mới:

  • Cần thay mực máy in mã vạch theo đúng chiều và đúng mặt. Mặt mực phải áp vào mặt giấy khi in. Để xác định mặt có mực in hãy: Dùng mặt có keo của tem ịn nhẹ vào 2 mặt của mực, mặt nào làm lớp keo dính mực màu đen thì đó chính là mặt mực của cuộn.
  • Không chạm tay trực tiếp vào bề mặt của mực, vì dấu vân tay và dầu da có thể làm giảm chất lượng in.

Bước 5: Đóng đầu in, đóng nắp máy

  • Sau khi đã thay mực máy in mã vạch xong, thì hãy đóng cụm đầu in lại và khóa chốt an toàn (đối với dòng công nghiệp nếu có).
Đóng đầu in máy in mã vạch để bàn và công nghiệp
Đóng đầu in máy in mã vạch để bàn và công nghiệp
  • Cuối cùng, đóng nắp máy in lại như vị trí ban đầu. Đảm bảo nắp máy đã được đóng kín hoàn toàn.
Đóng nắp máy in mã vạch để bàn và công nghiệp
Đóng nắp máy in mã vạch để bàn và công nghiệp

Video hướng dẫn thay mực máy in mã vạch

Để dễ hiểu hơn thì người dùng có thể tham khảo thêm 2 video hướng dẫn thay mực máy in mã vạch tiêu biểu được thực hiện bởi nhân viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm của Thế Giới Mã Vạch.

  • Video thay mực máy in mã vạch của máy in mã vạch để bàn RING 412PEI+:

  • Video thay mực máy in mã vạch của máy in mã vạch công nghiệp RING 4012PLM+:

Kiểm tra và hiệu chỉnh sau thay lắp mực máy in mã vạch

Sau khi hoàn tất việc thay mực, bạn nên tiến hành kiểm tra chất lượng in và hiệu chỉnh lại máy in (nếu cần) để đảm bảo chất lượng in ấn tốt nhất. 

Hãy tiến hành in thử một trang mã vạch và kiểm tra các tiêu chí:

  • Chất lượng mực in: Đều, đẹp, rõ ràng, không bị mất nét.
  • Độ tương phản: Đủ độ đậm, không bị mờ.
  • Hoạt động máy in mã vạch: Ổn định, không có hiện tượng kẹt giấy, báo lỗi hoặc phát ra tiếng ồn bất thường.

Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề nào, hãy tiến hành hiệu chỉnh lại máy in mã vạch theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc liên hệ với dịch vụ kỹ thuật để được hỗ trợ. Việc kiểm tra và hiệu chỉnh thường xuyên sẽ giúp giảm 20-30% lỗi in.

Kiểm tra và hiệu chỉnh sau khi thay lắp mực máy in mã vạch
Kiểm tra và hiệu chỉnh sau khi thay lắp mực máy in mã vạch

Mẹo sử dụng mực in mã vạch hiệu quả và tiết kiệm

Mẹo sử dụng mực in mã vạch sẽ giúp sử dụng và bảo quản mực in tốt hơn, hiệu quả hơn.

Lựa chọn loại mực phù hợp

  • Chọn loại mực có thông số kỹ thuật (độ dày, chiều dài, chiều rộng mực, đường kính cuộn, đường kính lõi, chất liệu,…) phù hợp với máy in và độ rộng tem in. Mực cần có độ rộng đủ để phủ trọn bề mặt giấy.
  • Sử dụng mực in mã vạch có chất liệu phù hợp cùng giấy decal:
    • Decal giấy: mực wax hoặc wax resin
    • Decal nhựa PVC: mực wax resin hoặc resin
    • Decal xi bạc, tem vải: mực resin
  • Chọn mực từ nhà phân phối uy tín để đảm bảo chất lượng và nguồn gốc xuất xứ.

Bảo quản mực in đúng cách

  • Bảo quản mực in ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao.
  • Nếu không sử dụng máy in trong thời gian dài, hãy tháo mực ra khỏi máy để bảo quản riêng.

Khắc phục sự cố máy in mã vạch liên quan đến mực in

Mực in không đều

  • Nguyên nhân:
    • Đầu in bị bám bụi.
    • Sử dụng mực in kém chất lượng.
  • Cách khắc phục: 
    • Hãy vệ sinh đầu in và trục roller bằng bông gòn và cồn, sau đó lắp mực lại rồi in thử.
    • Nếu đã thực hiện thao tác trên mà không hiệu quả, hãy thay cuộn ribbon mực mới để kiểm tra. Sau khi thay mực mới và in thử mà mực vẫn không đều tức mực này kém chất lượng hoặc đã bị hỏng, bạn cần mua mực khác để sử dụng. 

Mực in mất nét

  • Nguyên nhân: 
    • Mất nét theo chiều xéo, chỗ bị chỗ không nghĩa là mực bị nhăn, chưa được căng thẳng trước khi dùng.
    • Trường hợp tem in bị mất nét tại một vị trí duy nhất trên tất cả tem in ra là dấu hiệu cho thấy đầu in của máy đã bị xước.
  • Cách khắc phục:
    • Kiểm tra xem mực in khi thay đã được căng ra đều không hay đang bị nhăn, nếu đang bị nhăn thì hãy điều chỉnh để băng mực được căng, thẳng.
    • Với đầu in bị xước, cách khắc phục duy nhất là thay một đầu in mới.
Mực máy in mã vạch bị mất nét
Mực máy in mã vạch bị mất nét

Mực in mờ

  • Nguyên nhân:
    • Mực in kém chất lượng hoặc không tương thích với giấy in.
    • Do chưa điều chỉnh nhiệt độ đầu in lên đủ cao để có thể làm nóng chảy mực in.
  • Cách khắc phục:
    • Hãy chọn mua và sử dụng ruy băng mực in chính hãng, chất lượng cao để đảm bảo bản in đẹp và rõ nét. Đồng thời, bạn cũng cần lưu ý chọn loại mực phù hợp với loại giấy in mã vạch đang sử dụng.
    • Điều chỉnh nhiệt độ đầu in phù hợp với loại mực in đang dùng bằng cách thiết lập trực tiếp trên phần mềm in ấn.

Máy không nhận mực

  • Nguyên nhân: 
    • Ribbon mực in không tương thích
    • Mực chưa lắp chưa đúng vị trí.
  • Cách khắc phục: 
    • Kiểm tra loại mực và lắp lại mực đúng cách, theo sơ đồ hướng dẫn của hãng được dán trong máy hoặc hướng dẫn từ nhà cung cấp máy.
    • Nếu máy vẫn không nhận, hãy thử thay một cuộn mực khác hoặc liên hệ đến bộ phận kỹ thuật của nhà cung cấp để được hỗ trợ.
Các lỗi từ mực in mã vạch
Các lỗi từ mực in mã vạch

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết về quy trình thay mực máy in mã vạch, cũng như các mẹo sử dụng và bảo quản mực hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện thao tác, qua đó duy trì được chất lượng và hiệu suất hoạt động của chiếc máy in mã vạch của mình.

Sau đây là những câu hỏi được quan tâm nhiều về thay lắp mực in cùng câu trả lời tương ứng.

Các câu hỏi về thay lắp mực in mã vạch được quan tâm

1/ Tôi có thể tự thay mực máy in mã vạch tại nhà/văn phòng được không?

Bạn hoàn toàn có thể tự thay mực máy in mã vạch tại nhà hoặc văn phòng. 

Có nhiều nguồn để bạn có thể tham khảo cách thay mực, đó là:

  • Sách hướng dẫn sử dụng đi kèm khi mua máy.
  • Sơ đồ hướng dẫn lắp giấy mực được dán trên nắp máy ( với máy in mã vạch để bàn) hay trong lồng máy (với máy in mã vạch công nghiệp).
  • Video hướng dẫn thay mực máy in mã vạch trên kênh Youtube của Thế Giới Mã Vạch tại: https://www.youtube.com/@congtytnhhthegioimavach 

2/ Sử dụng mực in mã vạch không chính hãng có ảnh hưởng gì đến máy in?

Việc sử dụng mực in không chính hãng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến máy in mã vạch như:

  • Làm giảm tuổi thọ của đầu in hoặc tệ hơn là gây hư hỏng đầu in.
  • Nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng in.
  • Không đảm bảo độ bám dính, độ bền màu của mực trên tem nhãn.

3/ Một cuộn mực máy in mã vạch có thể sử dụng in được bao nhiêu cuộn tem?

Với cuộn mực tiêu chuẩn có độ dài 300m thì sẽ cho phép in khoảng 5 – 6 cuộn tem nhãn có độ dài 50m (đối với dòng để bàn) và in được khoảng 2 – 3 cuộn tem dài 100m (đối với dòng công nghiệp).

4/ Khi nào cần thay mực máy in mã vạch?

Bạn cần tiến hành thay mực khi:

  • Máy in mã vạch hết mực, báo đèn đỏ.
  • Khi đổi decal in tem với chất liệu khác bạn cũng cần lắp mực mới tương thích cùng decal.
  • Mực đã lâu không dùng đến nên bị hết hạn, giảm chất lượng, không còn sử dụng được nữa.

Nếu bạn muốn mua mực in mã vạch chính hãng, chất lượng thì hãy tham khảo qua các sản phẩm dưới đây:

Mực in mã vạch

5/ Tôi có cần vệ sinh đầu in (printhead) trước khi thay mực cho máy in mã vạch không?

Có, bạn nên vệ sinh đầu in trước khi thay mực cho máy in mã vạch. Việc vệ sinh đầu in giúp loại bỏ bụi bẩn, cặn mực và các tạp chất khác có thể bám dính trên đầu in, gây tắc nghẽn và ảnh hưởng đến chất lượng bản in. 

Các thao tác vệ sinh đầu in mã vạch lần lượt là: Tắt nguồn máy in, mở nắp máy và cụm đầu in > Tháo giấy, mực in > Làm sạch đầu in bằng bông gòn y tế tẩm cồn (loại 70 – 90 độ), lau theo 1 chiều duy nhất, sau mỗi lần lau là đổi miếng bông gòn khác > Vệ sinh các bộ phận khác như cảm biến, trục roller,.. của máy in > Chờ cho cồn bay hơi hết và lắp lại giấy mực > Đóng cụm đầu in, nắp máy rồi bật nguồn, in test để kiểm tra.

Thao tác cụ thể hơn được mô tả trong tài liệu: Hướng dẫn vệ sinh đầu in mã vạch đúng cách.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *