Máy in mã vạch

Đặc điểm nổi bật

Máy in mã vạch (máy in tem nhãn, máy in barcode) là thiết bị ngoại vi được kết nối với máy tính, có chức năng in ấn mã vạch và thông tin (chữ, số, ký hiệu, logo đơn giản) lên bề mặt tem nhãn để phục vụ cho công tác định danh, quản lý hàng hóa, sản phẩm, tài liệu, tài sản,… Thiết bị này đóng vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý, giúp nâng cao hiệu quả và tính chính xác trong các khâu như kiểm kê kho, xuất nhập hàng, quản lý sản xuất, bán hàng… thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau như như bán lẻ, sản xuất, kho vận, y tế, logistics,…

Lọc theo giá

  

Hiển thị 1–20 của 328 kết quả

Đặc điểm nổi bật

Máy in mã vạch là gì?

Máy in mã vạch (Barcode Printer) là thiết bị ngoại vi được kết nối cùng máy chủ để nhận dữ liệu và lệnh in nhằm thực hiện in ấn nên những chiếc tem nhãn hàng hóa chuyên dụng. Những nội dung in ấn trên tem thường là tên sản phẩm, mã vạch, giá tiền, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng và những thông tin khác liên quan đến chính sản phẩm, hàng hóa đó.

Khái niệm máy in mã vạch
Khái niệm máy in mã vạch

Máy in mã vạch đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động. Ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề:

Bán lẻ: In tem giá, tem giảm giá, tem quản lý hàng tồn kho, tem thanh toán tự động,…

Sản xuất: In tem nhãn sản phẩm, tem quản lý lô hàng, tem truy xuất nguồn gốc,…

Logistics: In tem vận đơn, tem quản lý kho hàng, tem theo dõi quá trình vận chuyển,…

Y tế: In vòng đeo tay bệnh nhân, tem nhãn thuốc, tem quản lý thiết bị y tế,…

Kho bãi: In tem dán kệ hàng, in tem hướng dẫn lưu trữ,…

Thư viện: In mã vạch sách, tem quản lý mượn trả,…

Nhiều ngành nghề khác: Vé sự kiện, thẻ thành viên, tem bảo hành,…

Bạn có thể tham khảo thêm tài liệu “Máy in mã vạch là gì? Lịch sử, ứng dụng tiêu biểu” để có thông tin rõ ràng hơn về máy, lịch sử ra đời, phát triển cùng những ứng dụng thực tế trong các lĩnh vực, ngành nghề.

Ứng dụng phổ biến của máy in mã vạch
Ứng dụng phổ biến của máy in mã vạch

Các loại máy in mã vạch phổ biến trên thị trường

Phụ thuộc vào tiêu chí mà sẽ có các loại máy in mã vạch khác nhau. Những tiêu chí phân loại được sử dụng phổ biến nhất là công nghệ in, kích thước và chức năng. Cụ thể:

Phân loại theo công nghệ in

Công nghệ in là cách thức mà thiết bị sử dụng để tạo được thông tin cần in ấn lên bề mặt tem nhãn. Dựa trên tiêu chí này sẽ có: máy in nhiệt trực tiếp, máy in nhiệt gián tiếp (truyền nhiệt)

• Máy in nhiệt trực tiếp (direct thermal):

· Ưu điểm: Giá thành rẻ, dễ sử dụng, không cần mực

· Nhược điểm: Tem nhãn nhanh phai màu, không bền

· Phù hợp: In tem nhãn tạm thời, số lượng ít, không yêu cầu độ bền cao (như tem giá, tem vận chuyển,…)

Máy in mã vạch in nhiệt trực tiếp (direct thermal)
Máy in mã vạch in nhiệt trực tiếp (direct thermal)

• Máy in chuyển nhiệt (thermal transfer):

· Ưu điểm: Chất lượng in sắc nét, độ bền cao, in được trên nhiều chất liệu

· Nhược điểm: Chi phí cao hơn do cần ribbon mực

· Phù hợp: In tem nhãn sản phẩm, tem bảo hành, tem tài sản,…

Máy in mã vạch in nhiệt gián tiếp (thermal transfer)
Máy in mã vạch in nhiệt gián tiếp (thermal transfer)

Phân loại theo kích thước và tính di động

Kích thước là yếu tố về chiều rộng, chiều cao và chiều sâu của thiết bị. Sẽ phân loại thành: máy in mã vạch để bàn, công nghiệp và di động.

• Máy in mã vạch để bàn (desktop): Phổ biến, đa dạng mẫu mã, phù hợp với nhu cầu in ấn tại quầy thu ngân, văn phòng.

Máy in mã vạch để bàn (desktop)
Máy in mã vạch để bàn (desktop)

• Máy in mã vạch công nghiệp (industrial): Kích thước lớn, công suất cao, in ấn liên tục, thường được sử dụng trong nhà máy, kho bãi có quy mô lớn và điều kiện môi trường khắc nghiệt.

Máy in mã vạch công nghiệp (industrial)
Máy in mã vạch công nghiệp (industrial)

• Máy in mã vạch di động (mobile): Nhỏ gọn, tiện lợi, dùng cho nhân viên bán hàng, kiểm kho di động.

Máy in mã vạch di động (mobile)
Máy in mã vạch di động (mobile)

Phân loại theo chức năng in ấn

Chức năng đề cập đến khả năng in ấn tem nhãn của máy, gồm: máy in mã vạch in tem nhãn và máy in RFID.

• Máy in mã vạch in tem nhãn: In mã vạch và thông tin sản phẩm lên tem nhãn. Đây là loại máy in phổ biến nhất trên thị trường.

• Máy in RFID:  In và mã hóa thông tin lên thẻ RFID (Radio Frequency Identification), giúp quản lý và theo dõi hàng hóa, tài sản một cách tự động và hiệu quả.

Tài liệu “Phân loại, so sánh các loại máy in mã vạch phổ biến” sẽ làm rõ hơn về các dòng máy nêu trên cũng như thực hiện bảng so sánh để bạn dễ dàng theo dõi, đưa ra quyết định chọn mua phù hợp.

Các thông số kỹ thuật quan trọng cần lưu ý khi chọn mua máy in mã vạch

Thông số kỹ thuật mô tả chi tiết về thiết bị, việc hiểu được các thông số quan trọng giúp người dùng dễ dàng mua được chiếc máy in mã vạch phù hợp, tối ưu chi phí. Một số thông số kỹ thuật máy in mã vạch cần quan tâm như công nghệ in, độ phân giải, tốc độ in, khổ in, kết nối, … Cụ thể:

Công nghệ in (Printing Technology)

Công nghệ in (Printing Technology) là phương pháp máy in dùng để tạo hình ảnh lên bề mặt tem, hiện nay có hai công nghệ phổ biến là in trực tiếp và in gián tiếp:

• In nhiệt trực tiếp (Direct Thermal): Máy in mã vạch in nhiệt trực tiếp sử dụng nhiệt ở đầu in để làm biến đổi hóa chất trên giấy in nhiệt (decal cảm nhiệt) để tạo ra mã vạch, thông tin mà không cần dùng đến mực in.

• In nhiệt gián tiếp (Thermal Transfer): Máy in mã vạch in nhiệt gián tiếp cần sử dụng ruy-băng mực (mực in mã vạch) để in ấn tạo mã vạch và thông tin trên bề mặt tem nhãn. Dễ hiểu hơn là đầu in sẽ làm nóng chảy mực và tạo thông tin, mã vạch trên bề mặt tem nhãn theo dữ liệu mà máy in mã vạch đã nhận được từ máy chủ (máy tính, laptop, POS) có kết nối.

Độ phân giải (Resolution)

Độ phân giải (Resolution) là thông số kỹ thuật thể hiện mức độ chi tiết và sắc nét của hình ảnh, cho biết số lượng điểm in được tạo ra trên mỗi inch (dpi). Độ phân giải sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và độ sắc nét của mã vạch. Do đó, chọn độ phân giải phù hợp với kích thước và mật độ thông tin trên tem nhãn.

Những độ phân giải phổ biến trên máy in mã vạch hiện nay là 203, 300 và 600dpi:

• 203 dpi: Đây là độ phân giải thấp nhất, phù hợp để in mã vạch kích thước lớn, thông tin đơn giản trên các chất liệu như decal giấy, decal PVC. Máy in 203 dpi thường có giá thành rẻ và tốc độ in nhanh.

• 300 dpi: Đây là độ phân giải trung bình, được sử dụng rộng rãi để in mã vạch có kích thước trung bình và độ chi tiết cao hơn. Máy in 300 dpi có thể in trên nhiều loại vật liệu khác nhau, bao gồm cả decal xi bạc và decal vải.

• 600 dpi: Đây là độ phân giải cao nhất, cho phép in mã vạch có độ chi tiết rất cao, kích thước nhỏ và mật độ thông tin lớn. Máy in 600 dpi thường được sử dụng trong các ứng dụng đòi hỏi độ chính xác cao như in tem nhãn điện tử, nhãn mác sản phẩm y tế.

Tốc độ in (Print Speed)

Tốc độ in (Print Speed) biểu thị cho số lượng tem nhãn mà máy có thể in ra trong một đơn vị thời gian. Tốc độ in càng cao sẽ tạo được càng nhiều số lượng tem nhãn trong thời gian ngắn hơn. Tốc độ in sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ phân giải, khổ in, loại kết nối, thậm chí là giá cả.

Khổ in (Print Width)

Khổ in (Print Width) giúp người dùng nhận biết được kích thước chiều rộng tem nhãn tối đa mà máy có thể in được. Máy in mã vạch để bàn thường có khổ in 4 inch. Còn máy in công nghiệp có đa dạng model với các khổ in 4 inch, 6 inch, 8 inch.

Thông số kỹ thuật khổ in (Print Width) của máy in mã vạch
Thông số kỹ thuật khổ in (Print Width) của máy in mã vạch

Kết nối (Connectivity)

Kết nối (Connectivity): kết nối của máy in mã vạch là cách thức mà máy in kết nối với máy tính hoặc thiết bị khác để nhận dữ liệu in. Hiện nay máy in mã vạch được cung cấp các loại kết nối như:

USB: Kết nối trực tiếp với máy tính

Ethernet (LAN): Kết nối mạng nội bộ

Wifi, Bluetooth: Kết nối không dây tiện lợi

Serial, Parallel: Các cổng kết nối cũ hơn, ít phổ biến

Lựa chọn loại kết nối nào sẽ phụ thuộc vào từng nhu cầu, yêu cầu ứng dụng cụ thể.

Thông số kỹ thuật kết nối (Connectivity) của máy in mã vạch
Thông số kỹ thuật kết nối (Connectivity) của máy in mã vạch

Các thông số khác

Ngoài 5 thông số tính năng quan trọng như trên, người dùng còn có thể quan tâm đến các thông số khác như ngôn ngữ lập trình và giao diện, hệ điều hành tương thích, kích thước cùng trọng lượng máy và một số những phụ kiện kèm theo như dao cắt, trục gác giấy ngoài,…

Hiểu rõ về thông số cũng là 1 trong 4 bước chọn mua máy in mã vạch đúng. Và tài liệu “Ý nghĩa thông số kỹ thuật máy in mã vạch” sẽ cung cấp đến bạn thông tin chi tiết về từng thông số một cách rõ ràng hơn.

Bên cạnh hiểu về thông số kỹ thuật thì tìm hiểu về thương hiệu máy in mã vạch cũng cần thiết cho quá trình chọn mua thiết bị phù hợp. Hiện nay có một số thương hiệu nổi tiếng có thể kể đến sau đây:

Các thương hiệu máy in mã vạch nổi tiếng trên thị trường

Dựa trên 15 năm kinh nghiệm, Thế Giới Mã Vạch xếp hạng 7 thương hiệu máy in mã vạch hàng đầu tại Việt Nam được khách hàng tin dùng:

• Zebra Technologies: Thành lập năm 1969, tiên phong trong lĩnh vực in ấn mã vạch từ năm 1982. Máy in mã vạch Zebra đã có mặt tại hơn 100 quốc gia trên thế giới.

• Honeywell: Tập đoàn đa quốc gia thành lập năm 1906, nổi tiếng với các dòng máy in mã vạch công nghiệp.

• GoDEX: Đến từ Đài Loan. Chuyên sản xuất máy in mã vạch từ năm 1993, cung cấp đa dạng sản phẩm chất lượng, giá thành phải chăng.

• RING (Autonics): Nhãn hiệu máy in mã vạch của Autonics (Nhật Bản), ra mắt máy in mã vạch chuyển nhiệt đầu tiên năm 1983.

• Argox: Được SATO mua lại năm 2012, tập trung vào máy in mã vạch để bàn và di động.

• Avery: Bắt đầu từ sản xuất nhãn decal năm 1935, sau đó mở rộng sang máy in mã vạch nhiệt.

• Cab: Thành lập năm 1975 tại Đức, chuyên về thiết bị in ấn và dán nhãn mã vạch.

Tài liệu Các thương hiệu máy in mã vạch nổi tiếng sẽ trình bày chi tiết hơn về đặc điểm thương hiệu và các dòng máy in tiêu biểu của thương hiệu đó.

Thương hiệu máy in mã vạch nổi tiếng
Thương hiệu máy in mã vạch nổi tiếng

Giá máy in mã vạch là bao nhiêu?

Giá của máy in mã vạch có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm thương hiệu, chất lượng, tính năng, loại máy in và nhu cầu cụ thể của người dùng. Dưới đây là một bảng giá chung về mức giá của các loại máy in mã vạch mà bạn có thể tham khảo:

Dòng máy Giá VNĐ
Máy in mã vạch để bàn 4.000.000 – 17.000.000
Máy in mã vạch công nghiệp 15.000.000 – 60.000.000
Máy in mã vạch di động 990.000 – 15.000.000

Lưu ý rằng đây chỉ là ước lượng chung về mức giá và có thể thay đổi theo thị trường và vùng địa lý cụ thể. Để có thông tin về giá máy in mã vạch cập nhật chính xác, hãy liên hệ ngay cùng Thế Giới Mã Vạch để được hỗ trợ.

Giá cả là một yếu tố quan trọng trong chọn mua máy in mã vạch nhưng không phải là tất cả. Sau đây, Thế Giới Mã Vạch xin chia sẻ ngắn gọn về hướng dẫn chọn mua máy in mã vạch để bạn sở hữu được máy in phù hợp dễ dàng, chính xác hơn. 

Hướng dẫn chọn mua máy in mã vạch

Thế Giới Mã Vạch với 15 năm kinh nghiệm hoạt động trên thị trường thiết bị mã vạch xin chia sẻ đến bạn hướng dẫn chọn mua máy in mã vạch đúng với 4 bước đơn giản sau đây:

Bước 1: Xác định nhu cầu in ấn, sử dụng tem nhãn: Thường gồm các tiêu chí về ứng dụng của tem (tem giá tiền, tem phụ sản phẩm,…), yêu cầu về màu sắc (đơn sắc, có logo màu,…), kích thước (chiều rộng, chiều cao tem), tần suất in ấn (số lượng tem in theo ngày, tháng,…) và môi trường sử dụng (khô ráo, kho lạnh, ngoài trời,…).

Bước 2: Hiểu và kiểm tra các thông số kỹ thuật, tính năng: Là hiểu về những thông số mà chúng tôi vừa đề cập trong nội dung trên và so sánh những thông số này với nhu cầu mà bạn đã xác định ở Bước 1.

Bước 3: Đánh giá thương hiệu và giá cả: Mỗi thương thiệu sẽ có những lợi điểm riêng về số năm kinh nghiệm, sự đa dạng dòng dòng máy. Từ đó mà mức giá thiết bị cũng sẽ khác nhau. Bạn có thể tham khảo về top 7 thương hiệu máy in mã vạch uy tín đang được ưa chuộng nhất ở Việt Nam hiện tại để có cơ sở đưa ra quyết định chọn lựa.

Bước 4: Lựa chọn nhà cung cấp uy tín: Bước này sẽ đảm bảo cho bạn về chất lượng thiết bị và khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng cũng như chế độ bảo hành và dịch vụ hậu mãi sau mua hàng.

Ngoài các bước trên, bạn có thể tham khảo ý kiến từ những người dùng trước hoặc những nhà cung cấp máy in mã vạch uy tín.

Mua máy in mã vạch ở đâu uy tín?

Việc lựa chọn nhà cung cấp máy in mã vạch uy tín rất quan trọng bởi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, chế độ bảo hành và dịch vụ hậu mãi sau mua hàng.

Thế Giới Mã Vạch với hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành mã số mã vạch tự hào là đơn vị sẽ mang đến các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức những sản phẩm máy in mã vạch chính hãng, đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng. Cụ thể hơn:

Chính sách mua máy in mã vạch tại Thế Giới Mã Vạch
Chính sách mua máy in mã vạch tại Thế Giới Mã Vạch

Mua máy in mã vạch do Thế Giới Mã Vạch cung cấp, người dùng không chỉ nhận được thiết bị in chất lượng, chính hãng, đáp ứng tốt nhu cầu, yêu cầu sử dụng mà còn nhận được dịch vụ hậu mãi đi kèm tốt trong suốt vòng đời thiết bị. Từ đó phục vụ cho định danh hàng hóa, theo dõi sản phẩm, quản lý, kiểm kê hiệu quả, nhanh chóng hơn.

Ngoài ra, để tạo ra được tem nhãn hoàn chỉnh, ngoài máy in bạn đừng quên trang bị vật tư đi kèm gồm: Giấy decal in tem mã vạchMực in tem. Cùng thiết bị giúp bạn quét mã vạch trên tem nhãn là Máy quét mã vạch hoặc Máy kiểm kho.

Những câu hỏi thường gặp về máy in mã vạch

Còn sau đây là những câu hỏi được nhiều người dùng quan tâm và câu trả lời tương ứng:

1. Máy in mã vạch có thể in được những loại mã vạch nào?

Máy in mã vạch in ấn được các loại mã vạch khác nhau từ mã vạch 1D (EAN-8, EAN-13, UPC-A, UPC-E, Code 39, Code 93, Interleaved 2-of-5,…) lẫn mã vạch 2D (Codablock, PDF417, Code 49, DataMatrix, MaxiCode, QR Code, MicroPDF, Aztec).

2. Máy in mã vạch có thể giúp tôi tiết kiệm chi phí in ấn như thế nào?

Sử dụng máy in mã vạch giúp tiết kiệm chi phí về lâu dài ở cả chi phí sản xuất ra từng chiếc tem nhãn lẫn chi phí nhân công vì không mất nhiều thời gian cho cắt, dán tem thủ công lẫn tiết kiệm chi phí cơ hội khi bạn có thêm thời gian để thực hiện các công việc khác.

3. Máy in mã vạch có thể sử dụng được trong môi trường khắc nghiệt như nhà máy hay kho lạnh không?

Có, đối với dòng máy in mã vạch công nghiệp. Tuy nhiên máy thường chỉ phù hợp với môi trường khắc nghiệt của nhà mà, không khuyến khích sử dụng trong kho lạnh.

4. Máy in mã vạch có thể kết nối với các thiết bị di động như máy tính bảng hay điện thoại thông minh không?

Có, với những máy in có module không dây Wifi, Bluetooth có thể kế nối cùng thiết bị di động (smartphone, tablet).

5. Máy in mã vạch có thể in được mã vạch có màu sắc khác nhau không?

Có. Ngoài mực đen, bạn có thể lựa chọn mực màu như mực xanh dương, mực đỏ,… để in mã vạch có màu sắc khác. Nhưng lưu ý, máy sẽ chỉ in tem đơn sắc 1 màu mưc, không in đồng thời nhiều màu sắc.

6. Tôi nên mua máy in mã vạch của thương hiệu nào?

Hiện nay có 7 thương hiệu máy in mã vạch được chọn mua nhiều, bao gồm: Zebra, Honeywell, GoDEX, RING (Autonics), Argox, Avery, Cab. Đây là những thương hiệu uy tín, lâu đời với đa dạng sản phẩm, đa dạng tính năng, đáp ứng các nhu cầu in tem khác nhau cùng chính sách bảo hành tốt bạn bạn nên chọn lựa.

Với GoDEX, RING (Autonics) sẽ có chế độ bảo hành 24 tháng. Các thương hiệu còn lại có chế độ bảo hành 12 tháng.

7. Trong quá trình sử dụng, máy in mã vạch của tôi gặp sự cố phải làm thế nào?

Hãy liên hệ đến Trung tâm Kỹ thuật của Thế Giới Mã Vạch. Trong trường hợp, thiết bị được cung cấp bởi chúng tôi và trong thời gian bảo hành, đội ngũ kỹ thuật sẽ hỗ trợ cùng bạn hoàn toàn miễn phí. Trong trường hợp thiết bị do đơn vị khác phân phối đến bạn, chúng tôi có cung cấp gói dịch vụ kỹ thuật mà bạn có thể chọn lựa để kiểm tra, sửa chữa máy.

Bên cạnh đó, chúng tôi còn cung cấp những hướng dẫn khắc phục cho những lỗi thông dụng trong tài liệu “Tổng hợp lỗi máy in mã vạch” mà bạn có thể tham khảo.

8. Máy in mã vạch sử dụng có dễ hay không?

Sử dụng máy in mã vạch không khó. Người dùng hoàn toàn có thể sử dụng thiết bị mà không cần thông qua đào tạo chuyên sâu mà thay vào đó có thể đọc các sách hướng dẫn được cung cấp từ nhà phân phối hoặc hãng để làm theo. Thế Giới Mã Vạch đã tiến hành tổng hợp các hướng dẫn cơ bản mà người đọc có thể tham khảo, tại: Hướng dẫn sử dụng máy in mã vạch cho người mới