MÁY IN MÃ VẠCH LÀ GÌ? LỊCH SỬ, ỨNG DỤNG

Máy in mã vạch là thiết bị dùng in ấn tem nhãn phục vụ cho công tác định danh hàng hóa, sản phẩm bằng mã vạch để quản lý hoặc cung cấp thông tin sản phẩm đến người dùng.
Sự ra đời và phát triển của mã vạch và máy in mã vạch được bắt đầu từ năm 1948. Vào những năm 1970, máy in mã vạch in nhiệt, in kim bắt đầu được phát triển. Năm 1980, máy in mã vạch in nhiệt gián tiếp ra đời. Đến nay, thiết bị này đã được phát triển với đa dạng dòng máy cùng các tính năng chuyên dụng hơn để đáp ứng tốt cho nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau của người dùng trong các ngành nghề, lĩnh vực.
Ứng dụng điển hình của máy in mã vạch có thể kể đến như: In tem giá tiền trong bán lẻ; In tem thùng hàng, kệ hàng trong kho bãi; In tem quản lý nguyên vật liệu trong sản xuất; In tem số nhảy, tem chia liều, tem hồ sơ bệnh nhân trong bệnh viện, y tế; In tem đơn hàng, tem vận đơn trong vận chuyển,… Và nhiều ứng dụng khác nữa.
Chi tiết hơn sẽ được trình bày trong nội dung sau đây:

Máy in mã vạch là gì?

Máy in mã vạch (máy in tem nhãn, máy in barcode) là thiết bị ngoại vi được kết nối với máy chủ (Laptop, PC) thông qua dây cáp, Wifi hoặc Bluetooth để thực hiện chức năng in ấn mã vạch và thông tin (chữ, số, mã vạch, ký tự, logo đơn giản) lên bề mặt tem nhãn (decal có lớp keo bên dưới). Máy in này hoạt động dựa trên nguyên lý in nhiệt (in nhiệt trực tiếp hoặc in chuyển nhiệt) sử dụng mực in và decal dạng cuộn để tạo ra các bản in sắc nét, đúng yêu cầu. Thiết bị này giúp nâng cao tính chính xác và sự chuyên nghiệp trong các khâu như định danh, bán hàng, kiểm kê kho, xuất nhập hàng, quản lý sản xuất,…thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.

Xét về tên gọi, máy in mã vạch (tên tiếng Anh: Barcode Printer hoặc Label Printer) còn được gọi là máy in tem, máy in tem nhãn mã vạch, máy in barcode. Tùy vào mục đích sử dụng, máy cũng có thể được gọi là máy in tem giá, máy in tem trang sức, máy in tem trà sữa, máy in tem xi bạc, máy in tem đơn hàng, máy in tem phụ, máy in tem vải, máy in tem nhãn QR code,…

Xét về cấu tạo: Máy in mã vạch là sự kết hợp giữa các bộ phận máy để tạo nên thiết bị có chức năng tạo ra hình ảnh, thông tin trên bề mặt tem nhãn. Cấu tạo cụ thể có thể thay đổi tùy theo loại máy in, nhưng nhìn chung bao gồm các thành phần chính như: Vỏ máy, Bộ phận cơ khí (mô-tơ, bánh răng, trục,…), đầu in nhiệt, bộ phận điều khiển (nút bấm, màn hình LCD, cổng kết nối,…), cảm biến. Ngoài ra còn có thể có thêm các phụ kiện khác như dao cắt, trục cuốn nhãn sau in, bộ lột tem nhãn tự động,… Chi tiết hơn sẽ được nêu ra trong tài liệu: “Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy in mã vạch“.

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của người dùng, máy in mã vạch được các nhà sản xuất cho ra mắt với nhiều model máy khác nhau. Nhưng để phân loại sẽ dựa trên 3 tiêu chí chính: công nghệ in, kích thước, tính năng. Trong đó:

  • Dựa trên công nghệ in có: Máy in mã vạch in nhiệt trực tiếp (direct thermal printer) và Máy in mã vạch in nhiệt gián tiếp (thermal transfer printer).
  • Dựa trên kích thước có: Máy in mã vạch để bàn (desktop barcode printer), công nghiệp (industrial barcode printer), di động (mobile barcode printer)
  • Dựa trên tính năng có: Máy in mã vạch in tem nhãnMáy in RFID.

Chia sẻ “Phân loại, so sánh máy in mã vạch” sẽ nêu cụ thể hơn về từng dòng máy trên cũng như mang đến bạn bảng so sánh cụ thể.

Sự đa dạng về dòng máy là lợi thế giúp người dùng có thể có được chiếc máy in đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng, tuy nhiên mặt trái của sự đa dạng này là sẽ gây bối rối cho người dùng trong lựa chọn thiết bị phù hợp. Trong số 4 bước chọn mua máy in mã vạch đúng thì đọc hiểu thông số kỹ thuật là một bước quan trọng giúp người dùng chọn mua thiết bị hiệu quả, tiết kiệm ngân sách đầu tư. Cụ thể hơn về các thông số sẽ được đề cập trong tài liệu: “Ý nghĩa thông số kỹ thuật máy in mã vạch“.

Máy in tem nhãn mã vạch là gì?
Máy in tem nhãn mã vạch là gì?

Sự ra đời và phát triển của máy in mã vạch

Máy in mã vạch được phát triển để giúp quản lý thông tin về sản phẩm và quá trình bán hàng. Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về sự ra đời và phát triển của thiết bị này:

Nguồn gốc

  • 1948: Nernard Silver và Norman Joseph Woodland bắt đầu nghiên cứu mã vạch để tự động thu thập thông tin sản phẩm tại quầy thanh toán.
  • 1949: Woodland và Silver nộp bằng sáng chế cho hệ thống mã vạch tuyến tính.
  • 1952: Woodland và Silver xây dựng đầu đọc mã vạch đầu tiên và được cấp bằng sáng chế cho hệ thống mã vạch.
  • 1974: Hiệp hội Mã vạch Quốc tế (AIM) được thành lập để thúc đẩy việc sử dụng mã vạch trên toàn cầu. Đồng thời, công ty IBM giới thiệu máy in mã vạch đầu tiên trong dự án Supermarket Checkout System (SCOS). Máy in mã vạch này sử dụng công nghệ in nhiệt trực tiếp.

Phát triển

Phát triển máy in mã vạch (1970 – 1990):

  • Vào những năm 1970: Các công ty như Monarch Marking, Intermec và Zebra Technologies đã phát triển các máy in mã vạch đầu tiên sử dụng công nghệ in nhiệt hoặc in kim.
  • 1980: Công nghệ in nhiệt gián tiếp được phát triển, cho phép máy in mã vạch in lên các bề mặt như decal khác nhau.
  • 1984: Máy in mã vạch dạng bảng cuộn (roll-fed) được giới thiệu, cho phép in mã vạch liên tục trên các cuộn nhãn.
  • Vào những năm 1990: Công nghệ in được phát triển, tạo ra các máy in mã vạch có chất lượng in cao hơn và tốc độ in nhanh hơn. Ngoài ra, thiết bị này cũng trở nên phổ biến do giá cả phải chăng và dễ sử dụng.

Cải tiến và áp dụng rộng rãi (1990 – nay):

  • Máy in mã vạch trở nên nhỏ gọn, dễ sử dụng hơn và có khả năng kết nối mạng.
  • Công nghệ in mã vạch được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như logistics, y tế, sản xuất, thư viện, và quản lý tài sản.
  • Sự phát triển của mã vạch 2D (như QR code) và công nghệ không dây (Bluetooth, Wifi) tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng máy in mã vạch di động phổ biến hơn.

Tương lai

  • Dự tính trong tương lai, máy in mã vạch sẽ được phát triển tích hợp với công nghệ Internet of Things (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) để tối ưu hóa quá trình theo dõi và quản lý.
  • Sự phát triển của in 3D và công nghệ in mới sẽ mở ra khả năng in mã vạch trực tiếp lên sản phẩm hoặc vật liệu khác nhau.
  • Việc sử dụng máy in mã vạch sẽ được mở rộng trong các lĩnh vực mới như du lịch, giải trí và an ninh.

Trong một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) vào năm 2020 cho thấy:

  • 90% các doanh nghiệp thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam sử dụng máy in mã vạch để in mã vận đơn và quản lý kho hàng.
  • Việc áp dụng in mã vạch giúp các doanh nghiệp TMĐT giảm thiểu tỷ lệ giao hàng sai sót xuống còn 5%, cải thiện đáng kể tỷ lệ hài lòng của khách hàng.
  • Ước tính, thị trường máy in mã vạch tại Việt Nam đạt giá trị 100 triệu USD vào năm 2025, cho thấy nhu cầu ngày càng tăng của các doanh nghiệp trong việc áp dụng công nghệ này.

Như trên là thông tin về sự ra đời, phát triển và dự báo xu hướng phát triển trong tương lai mà bạn có thể tham khảo để hiểu hơn về thiết bị này. 

Kế đến sẽ là các thông tin về ứng dụng thực tế của máy in mã vạch trong các lĩnh vực, ngành nghề hiện nay:

Ứng dụng của máy in mã vạch

Máy in mã vạch được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:

  • Bán lẻ và tại điểm bán hàng: Được sử dụng trong các cửa hàng, siêu thị và điểm bán lẻ để in tem nhãn giá, in tem mã vạch quản lý,…. Điều này giúp tăng tính chính xác và tốc độ trong việc thanh toán, quản lý hàng hóa và quản lý kho. 
  • Quản lý kho vận: In tem mã vạch cho kiện hàng; in tem theo dõi hàng hóa, vật liệu lưu trữ trong kho… giúp theo dõi số lượng, vị trí hàng hóa, hỗ trợ kiểm kê kho nhanh chóng, chính xác, quản lý xuất nhập hiệu quả, giảm sai sót, tránh thất thoát. 
  • Sản xuất và quy trình sản xuất: In mã vạch cho linh kiện, nguyên vật liệu, thành phẩm để theo dõi quá trình sản xuất, quản lý hàng tồn kho, kiểm soát lô sản xuất.
  • Y tế: Máy in mã vạch được sử dụng tại các cơ sở y tế, bệnh viện và nhà thuốc để in mã vạch trên các sản phẩm y tế, hồ sơ bệnh nhân, nhãn thuốc và các vật dụng y tế khác. Điều này giúp đảm bảo tính chính xác và truy xuất thông tin nhanh chóng trong quá trình chăm sóc sức khỏe.
  • Giao hàng và vận chuyển: Được sử dụng trong ngành vận chuyển và giao hàng để in tem mã vạch dán trên bưu kiện, in tem vận đơn và các tài liệu liên quan. Điều này giúp tối ưu hóa nhanh chóng quá trình giao nhận, nhận diện và theo dõi hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Ứng dụng của máy in mã vạch
Ứng dụng của máy in mã vạch

Tóm lại, máy in mã vạch là một thiết bị in ấn quan trọng giúp việc quản lý sản phẩm, hàng hóa trở nên dễ dàng, hiệu quả và chuyên nghiệp hơn. Nếu bạn cũng đang có nhu cầu tìm mua máy in mã vạch thì hãy đến ngay Thế Giới Mã Vạch:

Chính sách mua máy in tem nhãn mã vạch tại Thế Giới Mã Vạch
Chính sách mua máy in tem nhãn mã vạch tại Thế Giới Mã Vạch

Thế Giới Mã Vạch là đơn vị phân phối thiết bị máy in mã vạch uy tín. Đến với chúng tôi, bạn không chỉ nhận được máy in chính hãng, chất lượng mà còn nhận được những chính sách hỗ trợ, dịch vụ hậu mãi tốt đi trong suốt vòng đời thiết bị.

Bạn có thể tham khảo thêm về các máy in mã vạch chúng tôi cung cấp bằng cách bấm vào nút dưới đây:

Máy in barcode

Sau đây là một vài câu hỏi được nhiều người dùng quan tâm về máy in mã vạch, lịch sử, ứng dụng mà bạn có thể tham khảo:

Giải đáp thắc mắc thường gặp về máy in mã vạch

 1. Lợi ích của việc sử dụng máy in mã vạch là gì?

Máy in mã vạch mang đến 7 lợi ích tiêu biểu như sau:

  • Là thiết bị không thể thiếu khi ứng dụng công nghệ mã vạch giúp in ấn tem nhãn mã vạch hiệu quả, nhanh chóng.
  • In tem chứa mã vạch đúng chuẩn, không bị hư hỏng hay mất tỷ lệ.
  • In tem nhãn chất lượng cao đảm bảo về độ bền, độ sắc nét của thông tin được in trên tem.
  • In ấn số lượng tem nhãn nhiều, nhanh hơn 2 – 7 lần so với máy in văn phòng.
  • In và sử dụng tem nhãn chủ động bằng cách in bất cứ khi nào cần với số lượng tem mong muốn.
  • Tiết kiệm chi phí về lâu dài, bao gồm chi phí sản xuất tem nhãn, chi phí nhân công, chi phí cơ hội.
  • Đáp ứng yêu cầu in tem nhãn đặc biệt, chẳng hạn như tem số nhảy, tem RFID.

2. Các yếu tố cần cân nhắc khi chọn mua máy in mã vạch?

Các yếu tố chính cần quan tâm khi chọn mua máy in mã vạch gồm nhu cầu, thông số máy, thương hiệu, giá cả và nhà phân phối.

Tất cả sẽ được tổng hợp trong tài liệu “Hướng dẫn chọn mua đúng loại máy in mã vạch trong 4 bước“:

  • Bước 1: Xác định nhu cầu in ấn, sử dụng tem nhãn
  • Bước 2: Kiểm tra, đối chiếu thông số, tính năng với nhu cầu đã xác định ở Bước 1
  • Bước 3: Đánh giá thương hiệu, giá cả
  • Bước 4: Chọn lựa nhà phân phối uy tín để đảm bảo chất lượng thiết bị, chính sách bảo hành, hậu mãi.

3. Thương hiệu máy in mã vạch nào uy tín?

Tại thị trường Việt Nam, các thương hiệu máy in mã vạch uy tín được ưa chuộng nhất gồm: Zebra, Honeywell, GoDEX, RING (Autonics), Argox, Avery, Cab,… Cụ thể hơn trong tài liệu: “Top 7 thương hiệu máy in mã vạch tốt nhất“.

4. Cách sử dụng máy in mã vạch có dễ không?

Phụ thuộc vào model máy và nhà cung cấp nơi bạn chọn mua máy.

Những model máy in có tính năng cơ bản sẽ dễ sử dụng hơn những dòng máy có tính năng đặc biệt, đặc thù. Ngoài ra, những nhà cung cấp máy in mã vạch uy tín như Thế Giới Mã Vạch sẽ có đội ngũ chuyên viên kỹ thuật hỗ trợ bạn trong lắp đặt, vận hành máy hiệu quả, chính xác hơn.

Bạn có thể tham khảo tài liệu “Hướng dẫn cách sử dụng máy in mã vạch đơn giản” do chúng tôi tổng hợp để hiểu hơn về các thao tác này.

Ngoài ra, với những thắc mắc khác cần giải đáp, hãy liên hệ ngay đến Thế Giới Mã Vạch để đội ngũ của chúng tôi hỗ trợ bạn nhanh chóng, kịp thời nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *