Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy in mã vạch (2024)

Máy in mã vạch được lắp ráp từ nhiều bộ phận khác nhau tạo nên tổng thể một thiết bị cung cấp chức năng tạo hình ảnh lên bề mặt con tem.

Cấu tạo chi tiết của máy in mã vạch truyền nhiệt gián tiếp, in nhiệt trực tiếp, để bàn, công nghiệp sẽ có sự khác nhau. Nhưng nhìn chung là có các bộ phận như: hình dáng bên ngoài là nắp máy, thân máy và bên trong thân máy có đầu in, nút ấn, màn hình, trục ruler, trục đỡ giấy mực in, trục thu mực, cổng kết nối, nút nguồn, cổng nguồn, phần mềm, cảm biến.

Nguyên lý hoạt động của máy in mã vạch dựa trên sự đốt nóng của các điểm gia nhiệt dựa trên định dạng dữ liệu được trình điều khiến xử lý khi nhận lệnh in từ máy chủ có kết nối. Từ đó mực in sẽ bị nóng chảy (hoặc lớp phủ đặc biệt của decal cảm nhiệt chuyển đen) và tạo nên thông tin in trên bề mặt tem nhãn. Cuối cùng thành phẩm được đẩy ra bên ngoài đầu in nhờ bộ phận cấp giấy.

Để hiểu rõ hơn về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy in mã vạch hãy tham khảo nội dung được Thế Giới Mã Vạch tổng hợp và chia sẻ dưới đây:

Cấu tạo của máy in mã vạch

Cấu tạo của máy in mã vạch bao gồm các bộ phận cấu thành thiết bị, với sự đa dạng về dòng máy, chủng loại máy in trên thị trường sẽ có cấu tạo khác nhau tương ứng. Sau đây là cấu tạo của 4 loại máy in mã vạch tiêu biểu hiện nay gồm máy in mã vạch truyền nhiệt gián tiếp, trực tiếp, để bàn và công nghiệp. Chi tiết hơn:

Cấu tạo của máy in mã vạch truyền nhiệt gián tiếp

Máy in mã vạch truyền nhiệt gián tiếp là dòng máy in sử dụng công nghệ in nhiệt gián tiếp có sử dụng giấy và mực in. Cấu tạo của máy in mã vạch này gồm:

Hình dáng bên ngoài: Có dạng hình hộp chữ nhật với hai phần là thân máy và nắp máy được dính liền ngay qua bản lề. Thông thường thân máy và nắp máy được chế tạo từ cùng 1 loại chất liệu (bằng nhựa cao cấp hoặc kim loại). Trong đó:

– Thân máy chứa các thành phần cấu tạo khác của máy in.

– Nắp máy có thể mở lên xuống theo phương thẳng đứng hoặc phương ngang.

Cấu tạo thân máy: Chứa các phần gồm:

– Đầu in: Bộ phận thực hiện nhiệm vụ in ấn hình ảnh trên giấy in.

– Nút ấn và màn hình LCD, đèn LED: Giao tiếp với người dùng, cho phép thiết lập, điều hướng.

– Trục ruler nằm dưới đầu in dùng hỗ trợ đẩy giấy in ra bên ngoài sau khi in xong.

– Trục đỡ giấy, trục đỡ mực, trực thu mực: Đỡ giấy, mực in và cuộn phần mực in đã qua đầu in để in thông tin.

– Cổng kết nối: dùng để nhận dữ liệu in từ máy chủ.

– Nút nguồn, cổng nguồn: Nhận nguồn điện để vận hành và tắt, bật nguồn mà không cần gỡ dây nguồn.

– Phần mềm: Bộ nhớ, bộ vi xử lý, trình điều khiển, ngôn ngữ,… hỗ trợ lưu trữ và xử lý các dữ liệu in được chuyển đến.

– Sensor (mắt cảm biến): Nhận diện sự có mặt của giấy in và các gap của giấy.

Cấu tạo của máy in mã vạch in truyền nhiệt gián tiếp
Cấu tạo của máy in mã vạch in truyền nhiệt gián tiếp

Cấu tạo của máy in mã vạch in nhiệt trực tiếp

Máy in mã vạch in nhiệt trực tiếp là dòng máy in không sử dụng ruy băng mực in mà dùng decal cảm nhiệt nhạy cảm với nhiệt độ.

Cấu tạo của máy in mã vạch in nhiệt trực tiếp có phần tương tự với cấu tạo của máy in mã vạch truyền nhiệt gián tiếp. Tuy nhiên, vì không dùng đến mực in nên bên trong thân máy không có trục đỡ mực in và trục cuốn mực in.

Do đó, kích thước của máy in mã vạch in nhiệt trực tiếp có phần nhỏ gọn hơn so với máy in nhiệt gián tiếp.

Cấu tạo của máy in mã vạch in nhiệt trực tiếp
Cấu tạo của máy in mã vạch in nhiệt trực tiếp

Cấu tạo của máy in mã vạch để bàn

Cấu tạo của máy in mã vạch để bàn gồm:

– Lớp vỏ bọc bên ngoài: Được chế tạo từ nhựa cao cấp cho trọng lượng nhẹ, dễ di chuyển.

– Phần nắp máy có thể mở theo hướng thẳng đứng từ dưới lên. Có thể ví như hình dạng vỏ sò.

– Cụm đầu in gồm có đầu in, trục cuộn mực sau in.

– Bên trong máy in có thêm trục đỡ giấy in, trục đỡ mực in.

– Bên dưới đầu in có Sensor cảm biến nhận diện sự có mặt của giấy in và các điểm đen hoặc grab trên giấy.

– Hệ thống đèn LED và nút ấn giao tiếp đơn giản với người dùng.

– Nút nguồn và cổng nguồn điện.

– Cổng kết nối: ở máy in mã vạch để bàn thường có cổng USB hoặc RS-232 hay tùy chọn thêm cổng LAN/Ethernet.

Cấu tạo của máy in mã vạch để bàn
Cấu tạo của máy in mã vạch để bàn

Ngoài ra, ở một số dòng máy in mã vạch để bàn có thêm lựa chọn về dao cắt (lắp đặt phía trước đầu in, hỗ trợ cắt decal sau khi in thành các file khác nhau). Để xem nhiều máy in để bàn hơn người đọc có thể tham khảo tại:

Máy in tem mã vạch để bàn

Cấu tạo của máy in mã vạch công nghiệp

Máy in mã vạch công nghiệp được đặc biệt chú trọng từ chất liệu chế tạo đến các hỗ trợ bên trong nhằm đáp ứng các nhu cầu in ấn hiệu suất cao với môi trường công nghiệp khắc nghiệt.

Cấu tạo của máy in mã vạch công nghiệp gồm:

– Lớp vỏ bọc trên toàn thân và nắp máy đều được chế tạo bằng kim loại chịu được các ngoại lực lớn, không làm ảnh hưởng đến thành phần bên trong máy.

– Kích thước thân máy lớn, chiếm nhiều không gian nhằm tạo điều kiện cho khả năng chứa cuộn giấy – mực in đường kính lớn.

– Nắp máy của máy in công nghiệp sẽ được mở từ bên hông theo hướng từ dưới lên và được gắn với thân máy qua bản lề.

– Cụm đầu in máy in mã vạch công nghiệp có đầu in, một nút bẩy đầu in để mở đầu in lên khi thay lắp giấy mực và cảm biến.

– Trục giấy in, trục mực in, trục thu mực.

– Nút nguồn, cổng nguồn điện.

– Hệ thống đèn LED, nút ấn, màn hình LCD (màn hình màu, màn hình cảm ứng).

– Cổng kết nối giao tiếp máy chủ gồm nhiều loại cổng cho các khu công nghiệp kết nối dễ dàng như USB, Serial, RS232, Ethernet, Parallel,…

Cấu tạo của máy in mã vạch công nghiệp
Cấu tạo của máy in mã vạch công nghiệp

Bạn đọc có thể tham khảo thêm các dòng máy in công nghiệp bằng cách truy cập nút sau:

Máy in tem mã vạch công nghiệp

Nguyên lý hoạt động của máy in mã vạch

Mặc dù có sự khác biệt về cấu tạo, các loại máy in mã vạch đều hoạt động dựa trên nguyên lý in nhiệt. Dưới đây là nguyên lý hoạt động máy in mã vạch có công nghệ in nhiệt gián tiếp và công nghệ in nhiệt gián tiếp:

Nguyên lý hoạt động của máy in mã vạch in nhiệt gián tiếp

Máy in mã vạch in nhiệt gián tiếp sử dụng mực in và giấy decal in tem và hoạt động theo nguyên lý sau:

1/ Nhận lệnh in và truyền tín hiệu: Khi nhận được lệnh in từ máy tính hoặc thiết bị di động, bộ phận điều khiển của máy in sẽ xử lý dữ liệu và gửi tín hiệu đến đầu in nhiệt.

2/ Làm nóng các điểm gia nhiệt: Dựa trên tín hiệu nhận được, đầu in nhiệt sẽ làm nóng các điểm gia nhiệt (dots) theo hình ảnh mã vạch cần in. Mức độ nhiệt sẽ thay đổi tùy theo mật độ in mong muốn (vùng sáng, vùng tối).

3/ Chuyển mực từ ruy băng lên tem nhãn: Dưới tác động của nhiệt, lớp mực phủ trên ruy băng mực sẽ nóng chảy và chuyển sang bề mặt tem nhãn tại những vị trí tiếp xúc với các điểm gia nhiệt trên đầu in.

4/ Ép chặt và đảm bảo độ chính xác: Con lăn ép (platen roller) sẽ di chuyển đồng thời với đầu in, ép chặt tem nhãn và ruy băng mực vào nhau. Quá trình này giúp đảm bảo mực được chuyển lên tem nhãn một cách đều đặn và chính xác, tạo ra hình ảnh mã vạch sắc nét, rõ ràng.

5/ Hoàn thành và đưa tem nhãn ra ngoài: Sau khi in xong một phần tem nhãn, tem nhãn sẽ được di chuyển ra khỏi đầu in nhờ bộ phận cấp giấy.

Nguyên lý hoạt động của máy in truyền nhiệt gián tiếp
Nguyên lý hoạt động của máy in truyền nhiệt gián tiếp

Nguyên lý hoạt động của máy in mã vạch in nhiệt trực tiếp

Máy in mã vạch in nhiệt trực tiếp không sử dụng mực in mà dùng decal cảm nhiệt có lớp mùn than mỏng trên bề mặt và hoạt động trên nguyên lý sau:

1/ Nhận lệnh in và truyền tín hiệu: Khi nhận được lệnh in từ máy chủ có kết nối, bộ phận điều khiển sẽ xử lý và gửi tín hiệu đến đầu in nhiệt.

2/ Làm nóng đầu in: Đầu in nhiệt sẽ làm nóng các điểm gia nhiệt (dots) theo hình ảnh mã vạch cần in.

3/ Tác động lên giấy in nhiệt: Khi đầu in nhiệt tiếp xúc với giấy in nhiệt (decal cảm nhiệt), lớp phủ đặc biệt trên bề mặt giấy sẽ chuyển sang màu đen tại những vị trí tiếp xúc với các điểm gia nhiệt. Lớp phủ này đóng vai trò như “mực in” để tạo ra hình ảnh mã vạch.

4/ Hoàn thành in và đẩy tem ra: Tem nhãn in xong sẽ được đưa ra ngoài nhờ bộ phận cấp giấy.

Dựa trên nguyên lý hoạt động của hai dòng máy in mã vạch kể trên người đọc có thể xem thêm bảng so sánh sau để có cái nhìn tổng quan hơn.

Nguyên lý hoạt động của máy in mã vạch in nhiệt trực tiếp
Nguyên lý hoạt động của máy in mã vạch in nhiệt trực tiếp

Bảng so sánh nguyên lý hoạt động của máy in mã vạch in nhiệt gián tiếp và trực tiếp

Đặc điểm

In nhiệt gián tiếp

In nhiệt trực tiếp

Vật tư tiêu hao

Ruy băng mực, giấy in thường

Giấy in nhiệt

Quá trình in

1. Ruy băng mực và giấy decal di chuyển qua đầu in.

2. Đầu in làm nóng chảy mực từ ruy băng lên giấy decal.

1. Giấy in nhiệt di chuyển qua đầu in.

2. Đầu in làm nóng lớp phủ đặc biệt trên giấy decal, tạo ra hình ảnh.

Chất lượng in

Cao, đậm nét, bền màu

Trung bình, dễ bị phai màu

Tuổi thọ đầu in

Cao

Thấp hơn

Tốc độ in

Nhanh, tối đa 356mm/s

Chậm hơn, tối đa 152mm/s

Chi phí vận hành

Cao hơn do sử dụng ruy-băng mực

Thấp hơn

Mỗi dòng máy in mã vạch lại có những ưu và nhược điểm khác nhau cho phép người dùng ứng dụng trong nhiều khu vực, điều kiện. Để chọn dòng máy in phù hợp trước hết cần xác định nhu cầu dùng thực tế và tìm kiếm một đơn vị cung cấp uy tín. Vậy mua máy in mã vạch giá tốt, chính hãng ở đâu? Tìm hiểu ngay sau đây:

Mua máy in mã vạch giá tốt, chính hãng ở đâu?

Mua máy in mã vạch giá tốt, chính hãng ở công ty TNHH Thế Giới Mã Vạch, đơn vị đã có hơn 15 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực thiết bị mã vạch với chứng nhận đối tác của hàng loạt thương hiệu lớn nhỏ trên thế giới như Zebra, Honeywell, GoDEX, RING (Autonics)…

Khi mua máy in mã vạch tại Thế Giới Mã Vạch, khách hàng không chỉ nhận được thiết bị chính hãng, chế độ bảo hành 12 – 24 tháng, chính sách 1 đổi 1 trong vòng 3 ngày, chất lượng máy đảm bảo mà còn có các dịch vụ hậu mãi uy tín, cụ thể:

Chính sách mua máy in tem mã vạch tại Thế Giới Mã Vạch
Chính sách mua máy in tem mã vạch tại Thế Giới Mã Vạch

Các câu hỏi được quan tâm về máy in mã vạch

1. Các loại đầu in phổ biến cho máy in mã vạch là gì?

  • Đầu in phẳng (Flat Head) là đầu in được bố trí song song với bề mặt giấy, mực khi in. Máy in mã vạch đầu in phẳng có đa dạng dòng máy với độ phân giải cùng giá thành khác nhau. Người dùng dễ dàng tìm mua thiết bị lẫn vật tư in ấn như giấy decal, mực in.
  • Đầu in nghiêng (Near Edge) là đầu in được bố trí góc nghiêng so với về mặt giấy. Hiện có khá ít máy in mã vạch đầu in nghiêng trên thị trường và giá thành máy sẽ cao hơn loại đầu in phẳng.

Chi tiết hơn tại: Đầu in phẳng, đầu in nghiêng: So sánh, sử dụng

2. Độ phân giải của máy in mã vạch ảnh hưởng đến chất lượng in như thế nào?

Độ phân giải của máy in được đo bằng dpi (dots per inch – điểm trên inch). Độ phân giải càng cao thì máy in càng tạo ra được nhiều điểm ảnh trên cùng một đơn vị diện tích, cho ra bản in sắc nét, chi tiết hơn. Độ phân giải tối thiểu để in mã vạch thông thường là 203 dpi, nhưng đối với mã vạch kích thước nhỏ hoặc yêu cầu độ chính xác cao thì cần máy in có độ phân giải lớn hơn (300, 600dpi).

Chi tiết hơn tại: Độ phân giải máy in mã vạch (203, 300, 600dpi)

3. Làm thế nào để lựa chọn máy in mã vạch phù hợp với nhu cầu?

Để chọn mua máy in mã vạch bạn cần thực hiện theo 4 bước:

  • Bước 1: Xác định nhu cầu in ấn, sử dụng tem nhãn
  • Bước 2: Kiểm tra thông số, tính năng máy in mã vạch tương ứng
  • Bước 3: Đánh giá thương hiệu, giá cả
  • Bước 4: Lựa chọn nhà cung cấp uy tín

Chi tiết hơn tại: Hướng dẫn chọn mua đúng loại máy in mã vạch trong 4 bước

4. Một số thương hiệu máy in mã vạch uy tín được ưa chuộng trên thị trường?

Theo đánh giá từ 15 năm kinh nghiệm kinh doanh thiết bị mã số mã vạch và phục vụ khách hàng tại Việt Nam của Thế Giới Mã Vạch, chúng tôi đã tổng hợp 7 thương hiệu máy in mã vạch được ưa chuộng nhất gồm: Zebra, Honeywell, GoDEX, RING (Autonics), Argox, Avery và Cab.

Chi tiết hơn tại: Top 7 thương hiệu máy in mã vạch tốt nhất thị trường

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *