Đầu in phẳng, đầu in nghiêng: So sánh, sử dụng

Đầu in máy in mã vạch là bộ phận làm việc trực tiếp với vật liệu in để tạo thông tin, hình ảnh tren con tem. Hiện nay các nhà sản xuất cung cấp đến người dùng hai loại đầu in là đầu in phẳng và đầu in nghiêng.

Đầu in phẳng có thiết kế phần đầu in song song với bề mặt giấy in.

Đầu in nghiêng có thiết kế phần bề mặt đầu in nghiêng so với bề mặt giấy in.

Đầu in phẳng và đầu in nghiêng đều sử dụng điểm đốt để làm nóng chảy vật liệu in theo các định dạng cần in. Tuy nhiên, hai loại đầu in này có sự khác nhau về bộ phận đốt nóng của đầu in, vị trí đầu in, diện tích và thời gian tiếp xúc với vật tư, độ phân giải, tốc độ in, loại ribbon mực in.

Về tính phổ biến trên thị trường hiện nay thì máy in mã vạch đầu in phẳng đang được ưa chuộng hơn đầu in nghiêng. Bởi đầu in phẳng không kén mực in, giá thành rẻ, linh phụ kiện dễ thay thế, dễ sử dụng và thương hiệu cung cấp máy mạnh hơn.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về đầu in phẳng và đầu in nghiêng, Thế Giới Mã Vạch đã lần lượt tổng hợp các thông tin hữu ích cùng một số câu hỏi thường gặp, cùng theo dõi ngay!

Đầu in phẳng là gì?

Đầu in phẳng (Flat Head) là loại đầu in được bố trí song song với bề mặt giấy. Với công nghệ in này đầu in và mực in sẽ đồng hành song song cùng nhau trong quãng đường dài trước khi tách nhau ra.

Đầu in phẳng máy in tem mã vạch
Đầu in phẳng máy in tem mã vạch

Đầu in nghiêng là gì?

Đầu in nghiêng (Near Edge) là loại đầu in được bố trí theo góc nghiêng so với bề mặt giấy. Công nghệ in này thường được gọi là in góc cạnh. Ngược lại với đầu in thẳng, đầu in nghiêng và ribbon mực chỉ đồng hành cùng nhau quãng đường rất ngắn và tách ra ngay sau đó.

Đầu in nghiêng máy in tem mã vạch
Đầu in nghiêng máy in tem mã vạch

Công nghệ in nghiêng đòi hỏi mực in được thiết kế đặc biệt để có thể xử lý được các góc tiếp xúc giữa đầu in và mực in. Nếu chúng không tương thích với nhau thì vấn đề tem nhãn mã vạch có chất lượng xấu sẽ xảy ra cũng như tuổi thọ của đầu in bị giảm thiểu. Vì thế, bạn cần phân biệt rõ hai loại đầu in này để có thể lựa chọn ribbon mực thích hợp.

So sánh đầu in phẳng và đầu in nghiêng trên máy in mã vạch

Điểm giống nhau

4 điểm giống nhau trên đầu in phẳng và đầu in nghiêng bao gồm:

  • Cả 2 đều sử dụng công nghệ in nhiệt để tạo ra hình ảnh trên bề mặt tem nhãn.
  • Cấu tạo từ vật liệu ceramic cứng, dẫn nhiệt tốt.
  • Độ phân giải được xác định bởi số lượng phần tử nhiệt trên mỗi inch đầu in.
  • Đều sử dụng ribbon mực in mã vạch.

Bên cạnh các điểm giống nhau thì giữa 2 loại đầu in này cũng có 7 điểm khác biệt riêng.

Điểm khác nhau

Đặc điểm

Máy in mã vạch đầu in phẳng

Máy in mã vạch đầu in nghiêng

Bộ phận đốt nóng của đầu in

Được bố trí ở giữa đầu in

Được đặt ở cạnh đầu in

Vị trí đầu in

Đầu in được đặt nằm ngang

Đầu in được đặt nghiêng khoảng 45°

Diện tích tiếp xúc vật tư in ấn

Lớn
Là toàn bộ đầu in

Nhỏ
Là cạnh nghiêng tiếp xúc với mực

Thời gian đầu in tiếp xúc mực in

Dài hơn

Ngắn hơn

Độ phân giải

Từ 203 đến 600dpi

Từ 203 đến 300dpi

Tốc độ in

Tối đa 14 inch/s

Tối đa 26 inch/s

Ribbon mực in

Dạng cuộn
Vật liệu in dàn đều
Dễ tìm mua ribbon mực in
Bao gồm cả mực wax, wax resin và resin

Dạng cuộn
Chất mực in thiết kế đặc biệt nhạy cảm với thời gian tiếp xúc ngắn của đầu in
Khó tìm mua ribbon mực in hơn do loại mực in này chưa thông dụng tại Việt Nam
Chỉ gồm mực wax resin và resin

Có thể thấy, ribbon mực in cho máy in đầu in nghiêng khá khó tìm kiếm lại có chi phí đầu tư rất cao bởi thiết kế đặc biệt trong chất liệu mực. Còn ribbon mực in thường thấy trên thị trường hiện nay đều phục vụ cho máy in đầu in phẳng. Và hiện máy in mã vạch đầu in phẳng cũng là thiết bị được ưa chuộng hơn tại Việt Nam.

Máy in mã vạch đầu in phẳng hay đầu in nghiêng được sử dụng phổ biến hơn?

Máy in mã vạch đầu in phẳng được sử dụng phổ biến hơn. Vì:

  • Không kén mực nhưng máy in đầu in nghiêng.
  • Dễ tìm mua mực in. Giá thành mực in rẻ.
  • Đa dạng thương hiệu và dòng máy với các phân khúc khác nhau để người dùng lựa chọn.
  • Giá thành máy thấp hơn.

Cụ thể hơn, các dòng máy in mã vạch đầu in phẳng được ưa chuộng nhất của các thương hiệu uy tín có thể kể đến bao gồm:

  • Zebra: ZD230, ZD421, ZT411, ZT610,…
  • GoDEX: G500, G530, EZ530+, EZ2250i, EZ630i, HD830i+,…
  • RING (Autonics): 408PEI+, 412PEI+, 4012PLM+,…
  • Honeywell: PC42t Plus, PD45, PM45,…

Thắc mắc được quan tâm về đầu in phẳng, nghiêng trên máy in mã vạch

1/ Đầu in phẳng và đầu in nghiêng có tuổi thọ trung bình là bao lâu?

  • Đầu in phẳng: Thông thường tuổi thọ trung bình của đầu in phẳng vào khoảng 50 – 100km chiều dài ribbon, tùy thuộc vào chất lượng vật liệu in và cách bảo trì.
  • Đầu in nghiêng: Do tiếp xúc vật lý nhiều hơn, đầu in nghiêng thường có tuổi thọ thấp hơn, khoảng 20 – 50km chiều dài ribbon.

2/ Máy in mã vạch có thể sử dụng linh hoạt giữa đầu in phẳng và đầu in nghiêng không?

Không. Thông thường, máy in mã vạch được thiết kế để sử dụng với một loại đầu in cụ thể.  Việc thay đổi giữa đầu in phẳng và đầu in nghiêng có thể yêu cầu thay đổi các bộ phận khác của máy in và không được khuyến khích.

3/ Giá thành của đầu in nghiêng và đầu in phẳng là bao nhiêu?

Giá thành của đầu in nghiêng thường dao động từ vài triệu đến vài chục triệu đồng, tùy thuộc vào thương hiệu và model. Đầu in phẳng có giá thành rẻ hơn, từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng, số ít là vài chục triệu. Trên thực tế, giá thành đầu in còn phụ thuộc vào thương hiệu, model thiết bị cũng như yếu tố thời giá thị trường. Tham khảo thêm các loại đầu in tại: Đầu in máy in mã vạch chính hãng

4/ Có cách nào để kiểm tra xem máy in của tôi sử dụng loại đầu in nào không?

Bạn có thể kiểm tra tài liệu hướng dẫn sử dụng của máy in hoặc liên hệ với nhà sản xuất, nhà cung cấp để xác định loại đầu in chính xác. Ngoài ra, để kiểm tra cem model máy in bạn đang sở hữu là gì cũng có thể thực hiện theo hướng dẫn được chia sẻ trong tài liệu: “Cách kiểm tra model và độ phân giải máy in

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *