PHÂN LOẠI MÁY QUÉT MÃ VẠCH, ƯU NHƯỢC ĐIỂM CÁC LOẠI

Máy quét mã vạch đóng vai trò quan trọng trong hoạt động đọc và giải mã dữ liệu từ mã vạch (1D và 2D) hỗ trợ việc kiểm tra, thống kê, báo cáo và quản. Để phù hợp cho các nhu cầu sử dụng khác nhau mà nhà sản xuất đã phân loại máy quét mã vạch thành nhiều loại.

Phân loại máy quét mã vạch theo công nghệ quét sẽ bao gồm: máy quét mã vạch laser, máy quét mã vạch CCD, máy quét mã vạch CMOS và máy quét mã vạch Array Image. Mỗi loại công nghệ trên máy quét sẽ có khả năng đọc các loại mã vạch khác nhau và cho tốc độ quét mã cũng khác nhau.

Xét theo khả năng giải mã gồm 2 loại: máy quét mã vạch 1D và máy quét mã vạch 2D. Với máy quét mã vạch 1D sẽ chỉ giải mã được các mã vạch dạng sọc dọc. Máy quét mã vạch 2D sẽ giải mã được cả mã vạch 1D lẫn mã vạch 2D dạng ma trận (điển hình như QR code).

Trên góc nhìn kiểu dáng sẽ bao gồm các loại: máy quét mã vạch cầm tay, máy quét mã vạch để bàn, máy quét mã vạch cố định. Trong đó, máy quét mã vạch cầm tay mang tính tiện dụng cao, máy quét mã vạch để bàn với trường quét lớn cho khả năng quét mã vạch ở nhiều góc độ và máy quét mã vạch cố định là giải pháp phù hợp cho quét mã vạch sản phẩm trên băng chuyền.

Theo phương thức kết sẽ gồm: máy quét mã vạch có dây và máy quét mã vạch không dây. Máy quét mã vạch có dây thường giá thành rẻ, phù hợp cho nhu cầu quét mã tại chỗ. Máy quét mã vạch không dây lại được đánh giá cao hơn bởi tính linh hoạt và phạm vi sử dụng mở rộng của chúng.

Để chi tiết hơn về từng phân loại máy quét mã vạch cụ thể, chúng ta hãy đến với nội dung sau:

Phân loại máy quét mã vạch theo công nghệ quét

Công nghệ quét trên máy quét mã vạch là phương pháp mà thiết bị này sử dụng để thu thập và giải mã thông tin được mã hóa trong các vạch đen trắng trên mã vạch. Có 4 công nghệ quét phổ biến nhất hiện nay lần lượt là laser, CCD, CMOS, Array Image, cụ thể:

Máy quét mã vạch laser

Máy quét mã vạch laser là thiết bị sử dụng tia laser để quét mã vạch.

Loại máy quét này dùng cho quét mã vạch 1D với yêu cầu tia quét cắt ngang toàn bộ mã vạch để thu nhận dữ liệu được mã hóa bên trong.

Máy quét mã vạch laser và tia quét
Máy quét mã vạch laser và tia quét

Máy quét mã vạch laser được phát minh vào năm 1967 và được sử dụng đến ngày nay trong nhiều lĩnh vực chủ yếu là bán lẻ, kho bãi, sản xuất với các ưu, nhược điểm như sau:

Ưu/Nhược điểm Máy quét mã vạch laser
Ưu điểm Tốc độ quét nhanh, độ chính xác cao.
Có thể đọc mã vạch từ xa (lên đến vài mét).
Ít bị ảnh hưởng bởi ánh sáng môi trường.
Đọc được mã vạch bị mờ hoặc xước.
Nhược điểm Giá thành cao hơn so với máy quét CCD.
Không đọc được mã vạch dạng 2D.
Có thể gây hại cho mắt nếu nhìn trực tiếp vào tia laser.

Máy quét mã vạch mang công nghệ quét laser sẽ có 2 phân loại nhỏ gồm:

  • Máy quét mã vạch đơn tia: chỉ có duy nhất 1 tia sáng.
  • Máy quét mã vạch đa tia: gồm nhiều tia sáng, khi phát ra tạo vùng sáng dạng lưới đan xen.

Máy quét mã vạch CCD (Charge-Coupled Device)

Máy quét mã vạch CCD (Charge-Coupled Device) là thiết bị quét sử dụng dãy cảm biến ánh sáng để chụp ảnh mã vạch và giải mã thông tin được mã hóa bên trong.

Loại máy quét này dùng để quét mã vạch 1D. Khi quét tia quét cần phải cắt ngang qua toàn bộ mã vạch.

Đặc điểm: Tia sáng quét càng gần mã vạch sẽ càng rõ, càng xa mã vạch sẽ càng mờ đi.

Máy quét mã vạch CCD và tia quét
Máy quét mã vạch CCD và tia quét

Máy quét mã vạch CCD được phát triển vào năm 1980, bắt đầu phổ biến trong lĩnh vực bán lẻ sau đó được ứng dụng trong nhiều ngành khác như kho bãi, thư viện,… với các ưu và nhược điểm như sau:

Ưu/Nhược điểm Máy quét mã vạch CCD
Ưu điểm Giá thành rẻ.
Độ bền cao.
Ít bị ảnh hưởng bởi chuyển động.
Có thể quét mã vạch ở khoảng cách gần.
Nhược điểm Tốc độ quét chậm hơn so với máy quét Laser.
Độ phân giải thấp hơn so với máy quét Image.
Khó đọc mã vạch bị mờ hoặc xước.
Không đọc được mã vạch dạng 2D.
Cần nguồn sáng tốt để hoạt động hiệu quả.
Không quét được mã vạch ở khoảng cách xa.

Máy quét mã vạch CMOS (Complementary Metal-Oxide Semiconductor)

Máy quét mã vạch CMOS (Complementary Metal-Oxide Semiconductor) là thiết bị sử dụng cảm biến CMOS để chụp ảnh mã vạch và giải mã thông tin được mã hóa trong mã vạch.

Loại máy quét này có thể quét được cả mã vạch 1D và mã vạch 2D với vùng quét lớn. Vùng quét này có thể phủ lên toàn bộ mã vạch nên người dùng không cần căn chỉnh khi sử dụng.

Máy quét mã vạch CMOS và vùng quét
Máy quét mã vạch CMOS và vùng quét

Máy quét mã vạch CMOS được phát triển vào những năm 1990 khi mã vạch 2D bắt đầu được đưa vào sử dụng. Thiết bị này được dùng nhiều trong lĩnh vực bán lẻ, sản xuất, bưu điện, bệnh viện,…. Máy quét mã vạch CMOS sở hữu các ưu và nhược điểm sau:

Ưu/Nhược điểm Máy quét mã vạch CMOS
Ưu điểm Tiêu thụ điện năng thấp hơn so với máy quét CCD.
Kích thước nhỏ gọn hơn so với máy quét CCD.
Giá thành rẻ hơn so với máy quét Image.
Nhược điểm Tốc độ quét chậm hơn so với máy quét Laser, Image.
Độ phân giải thấp hơn so với máy quét Image.
Khó đọc mã vạch bị mờ hoặc xước.
Cần nguồn sáng tốt để hoạt động hiệu quả.

Máy quét mã vạch Array Image

Máy quét mã vạch Array Image (hay máy quét ảnh) là thiết bị sử dụng camera kỹ thuật số để chụp ảnh mã vạch và giải mã thông tin được mã hóa.

Dòng máy quét này được sử dụng để quét cả mã vạch 1D và 2D với vùng quét lớn nên có thể quét mã vạch từ mọi hướng nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Máy quét mã vạch Array Image và vùng quét
Máy quét mã vạch Array Image và vùng quét

Máy quét mã vạch Array Image được phát triển vào những năm 2000 giúp việc quét và giải mã mã vạch nhanh chóng, chính xác hơn. 

Thiết bị được ứng dụng trong nhiều ngành nghề hơn với sự sáng tạo không ngừng của công nghệ mã vạch. Máy quét Array Image sở hữu các ưu và nhược điểm như:

Ưu/Nhược điểm Máy quét mã vạch Array Image
Ưu điểm Đọc được nhiều loại mã vạch khác nhau (1D, 2D).
Tốc độ quét nhanh.
Độ chính xác cao.
Có thể đọc mã vạch bị mờ hoặc xước.
Có thể đọc mã vạch từ nhiều góc độ.
Nhược điểm Giá thành cao nhất trong 4 loại.
Tiêu thụ điện năng cao.
Cần nguồn sáng tốt để hoạt động hiệu quả.

Phân loại máy quét mã vạch theo công nghệ quét gồm laser, CCD, CMOS, Array Image cho phép người dùng thuận tiện trong việc lựa chọn loại đầu quét phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế. Tiếp theo là cách phân loại máy quét mã vạch theo khả năng giải mã.

Phân loại máy quét mã vạch theo khả năng giải mã

Khả năng giải mã của máy quét mã vạch là khả năng đọc và hiểu thông tin được mã hóa trong mã vạch. Hiện nay có 2 phân loại mã vạch chủ yếu là mã vạch 1D và 2D. Dựa trên đó mà cùng sẽ có phân loại máy quét mã vạch dựa trên khả năng giải mã tương ứng gồm: máy quét mã vạch 1D và máy quét mã vạch 2D.

Máy quét mã vạch 1D

Máy quét mã vạch 1D (máy quét mã vạch tuyến tính) là thiết bị điện tử chuyên dụng để đọc và giải mã thông tin được mã hóa trong các vạch đen trắng trên mã vạch 1D. Máy quét này hoạt động bằng cách quét tia sáng (thường là laser hoặc CCD) ngang qua mã 1D.

Máy quét mã vạch 1D
Máy quét mã vạch 1D

Đặc điểm của máy quét mã vạch 1D:

  • Chỉ đọc được mã vạch 1D: Bao gồm các loại mã vạch phổ biến như UPC, EAN, Code 39, Code 128,…
  • Sử dụng công nghệ quét đơn giản: Thường sử dụng tia laser hoặc cảm biến CCD để quét mã vạch.
  • Có cấu tạo đơn giản, giá thành rẻ: So với máy quét mã vạch 2D.
  • Tốc độ quét nhanh, độ chính xác cao.
  • Ít bị ảnh hưởng bởi ánh sáng môi trường: So với máy quét mã vạch 2D.
  • Dễ sử dụng: Phù hợp với nhiều đối tượng người dùng.

Mã vạch 1D phổ biến trong nhiều lĩnh vực nên máy quét mã vạch 1D cũng được dùng trong đa dạng ngành nghề như:

  • Bán lẻ
  • Sản xuất
  • Kho bãi
  • Y tế
  • Bưu chính và vận chuyển

Máy quét mã vạch 2D

Máy quét mã vạch 2D là thiết bị điện tử chuyên dụng để đọc và giải mã thông tin được mã hóa trong các mã vạch 2D phức tạp gồm nhiều hình dạng và kích thước khác nhau như mã QR Code, Data Matrix, PDF417,…

Máy quét mã vạch 2D
Máy quét mã vạch 2D

Đặc điểm của máy quét mã vạch 2D:

  • Đọc được nhiều loại mã vạch gồm mã vạch 1D và 2D.
  • Sử dụng công nghệ quét tiên tiến: Thường sử dụng camera kỹ thuật số để chụp ảnh mã vạch và giải mã thông tin.
  • Có cấu tạo phức tạp hơn, giá thành cao hơn: So với máy quét mã vạch 1D.
  • Dễ bị ảnh hưởng bởi ánh sáng môi trường: So với máy quét mã vạch 1D.

Mã vạch 2D đang ngày càng được ưa chuộng sử dụng hơn nhờ khả năng mã hóa lượng dữ liệu lớn nên máy quét mã vạch 2D cũng được ứng dụng trong nhiều khu vực như:

  • Thanh toán
  • Check in ra vào
  • Quản lý hồ sơ
  • Truy xuất nguồn gốc

Tùy vào loại mã vạch được sử dụng trong khu vực làm việc mà người dùng nên lựa chọn loại máy quét 1D hoặc 2D. Trong đó, máy quét mã vạch 2D có thể giải mã cả mã vạch 1D và 2D, còn máy quét mã vạch 1D thì chỉ giải mã mã vạch 1D.

Chi tiết hơn nữa, bạn có thể tham khảo tài liệu: So sánh máy quét mã vạch 1D và 2D, ứng dụng của từng dòng máy.

Dựa trên phân loại máy quét mã vạch theo khả năng giải mã hy vọng có thể giúp bạn đọc chọn được dòng máy quét phù hợp. Tiếp theo là phân loại máy quét mã vạch dựa trên kiểu dáng.

Phân loại máy quét mã vạch dựa trên kiểu dáng

Kiểu dáng máy quét mã vạch là thiết kế bên ngoài của máy, bao gồm kích thước, hình dạng và các chi tiết khác. Kiểu dáng máy quét mã vạch có thể ảnh hưởng đến sự tiện lợi, thoải mái khi sử dụng cũng như trường hợp ứng dụng của thiết bị.

Phân loại máy quét mã vạch dựa trên kiểu dáng sẽ bao gồm 3 dòng máy là loại: Cầm tay, để bàn và cố định.

Máy quét mã vạch cầm tay

Máy quét mã vạch cầm tay sở hữu thiết kế thân máy nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ thuận tiện cho việc cầm nắm và mang theo bên người.

Về thiết kế, máy quét mã vạch cầm tay sẽ bao gồm đầu quét, phần tay cầm cùng nút ấn để kích hoạt tia quét. 

Ngoài ra, có một số dòng máy cầm tay mang thiết kế tối giản, kích thước nhỏ, có thể đặt trọn trong lòng bàn tay người dùng.

Về đặc điểm, máy quét mã vạch cầm tay có:

  • Kết nối đa dạng
  • Trọng lượng nhẹ
  • Dễ dàng cầm nắm, bấm nút kích hoạt tia quét và vận hành
  • Quét nhiều loại mã vạch
Máy quét mã vạch cầm tay
Máy quét mã vạch cầm tay

Máy quét mã vạch cầm tay thích hợp cho các khu vực làm việc phải thường xuyên thay đổi góc quét hay phải quét các mã vạch xa tầm với hoặc phạm vi thu thập mã vạch lớn như bàn thanh toán, kiểm kho, theo dõi tình huống bệnh nhân, …

Máy quét mã vạch để bàn

Máy quét mã vạch để bàn là thiết bị được thiết kế cho sử dụng tại bàn làm việc hoặc quầy thu ngân. Trường quét của máy quét mã vạch để bàn thường lớn hơn máy quét mã vạch cầm tay.

Về đặc điểm, máy quét mã vạch để bàn có:

  • Được thiết kế nguyên khối. Thường dạng hình hộp hoặc có phần chân giúp thiết bị đứng được trên bàn.
  • Sử dụng công nghệ quét đa tia hoặc 2D.
  • Trường quét rộng, đọc mã vạch nhanh chóng, chính xác.
  • Có chế độ tự động kích hoạt tia quét khi phát hiện mã vạch.
  • Độ bền cao.
Máy quét mã vạch để bàn
Máy quét mã vạch để bàn

Máy quét mã vạch để bàn thích hợp cho các ứng dụng quét mã tại siêu thị, quầy dịch vụ tiếp nhận, quầy check in sự kiện,…

Máy quét mã vạch cố định

Máy quét mã vạch cố định (hay máy quét mã vạch băng chuyền) là thiết bị điện tử được lắp đặt cố định trên băng chuyền để tự động đọc và giải mã thông tin được mã hóa trong các mã vạch trên sản phẩm khi đi qua.

Máy quét này thường được sử dụng trong các dây chuyền sản xuất, kho bãi, nhà máy để tự động hóa quy trình kiểm tra, phân loại và quản lý hàng hóa.

Về đặc điểm, máy quét mã vạch cố định có:

  • Được lắp cố định, không thể di chuyển.
  • Có phạm vi quét mã vạch rộng.
  • Có thể tích hợp với hệ thống băng tải, dây chuyền hoặc cảm biến để tự động quét mã vạch khi sản phẩm đi qua.
  • Có thể kết nối với nhiều thiết bị khác.
Máy quét mã vạch cố định
Máy quét mã vạch cố định

Dựa trên phân loại máy quét mã vạch theo kiểu dáng cho phép người dùng lựa chọn được dòng máy có thiết kế đáp ứng đúng nhu cầu dùng. Tiếp theo là phân loại máy quét mã vạch theo phương thức kết nối.

Phân loại máy quét mã vạch theo phương thức kết nối

Phương thức kết nối của máy quét mã vạch là cách thức mà máy quét mã vạch giao tiếp với thiết bị khác, thường là máy tính hoặc điện thoại thông minh, để truyền tải dữ liệu mã vạch đã được quét.

Có nhiều phương thức kết nối khác nhau được sử dụng cho máy quét mã vạch nhưng để phân loại máy quét mã vạch theo phương thức kết nối sẽ gồm 2 loại: Máy quét mã vạch có dây và máy quét mã vạch không dây.

Máy quét mã vạch có dây

Máy quét mã vạch có dây sử dụng dây dẫn kết nối trực tiếp từ đầu quét máy đến thiết bị máy chủ để truyền dữ liệu. Trong đó, đầu dây kết nối với máy quét thường là cổng RJ-45 và đầu còn lại sẽ là cổng USB hoặc RS-232.

Máy quét mã vạch có dây
Máy quét mã vạch có dây

Máy quét có dây thường ổn định, dễ lắp đặt và kết nối. Tuy nhiên, phạm vi di chuyển bị giới hạn bởi chiều dài cáp. Chúng thích hợp cho môi trường cố định như quầy thu ngân, khu vực đóng gói hàng hoá.

Máy quét mã vạch không dây

Máy quét mã vạch không dây sử dụng sóng vô tuyến để truyền dữ liệu đến máy chủ có kết nối. Hiện nay có hai dạng kết nối không dây phổ biến trên máy quét mã vạch gồm Bluetooth và Wifi.

Máy quét mã vạch không dây sẽ có hai dạng truyền dữ liệu mà người dùng nên biết, cụ thể:

  • Có chân đế: Đầu quét chuyển dữ liệu về chân đế bằng kết nối không dây. Sau đó, dữ liệu sẽ từ chân đế chuyển đến máy chủ bằng kết nối có dây.
  • Không có chân đế: Đầu quét kết nối trực tiếp với máy chủ qua Bluetooth và truyền dữ liệu quét trực tiếp về máy chủ qua sóng vô tuyến.
Máy quét mã vạch không dây
Máy quét mã vạch không dây

Máy quét không dây cho phép di chuyển tự do, tăng khả năng linh hoạt và năng suất trong các ứng dụng như quản lý kho, bán lẻ, logistics. Tuy nhiên, chúng có thể gặp vấn đề phạm vi phủ sóng, nhiễu.

Nhìn chung, mỗi tiêu chí phân loại máy quét mã vạch sẽ có các loại máy quét khác nhau mang đến sự đa dạng cho ứng dụng của người dùng.

Tuy nhiên, việc này cũng gây khó khăn khi lựa chọn dòng máy phù hợp. Để dễ dàng chọn mua máy quét mã vạch chất lượng, phù hợp người việc xác định nhu cầu dùng thực tế còn cần tìm kiếm đơn vị cung cấp chính hãng.

Nếu bạn đang phân vân không biết nên chọn dòng máy quét mã vạch nào, hãy liên hệ đến Thế Giới Mã Vạch. Chúng tôi có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *