TẦM QUAN TRỌNG VÀ CÁCH BẢO DƯỠNG, VỆ SINH ĐẦU IN MÃ VẠCH

Đầu in mã vạch là bộ phận quan trọng nhất trên máy in mã vạch, chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc tạo ra thông tin in trên bề mặt tem nhãn. Vậy nên, để có được chất lượng con tem rõ nét, đậm màu thì đầu in cần được bảo dưỡng, vệ sinh đầu in mã vạch đúng cách và thường xuyên. Điều này sẽ giúp cho đầu in máy in mã vạch của bạn gia tăng tuổi thọ sử dụng.

Vì sao vệ sinh đầu in mã vạch lại quan trọng?

Đầu in mã vạch là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong máy in mã vạch. Thông thường một chiếc đầu in mã vạch rất có giá trị chiếm đến ½ hoặc ⅓ giá bán của máy in.

Một số người thắc mắc tại sao giá của đầu in lại đắt đỏ như thế? Thưa rằng, đầu in là bộ chủ chốt trong việc tạo nên tem nhãn mã vạch, là bộ phận in ấn trực tiếp thông tin lên giấy in mã vạch. Tem nhãn mã vạch in ấn ra có đẹp hay không phụ thuộc toàn bộ vào đầu in mã vạch.

Vệ sinh đầu in mã vạch là quan trọng
Vệ sinh đầu in mã vạch là quan trọng

Đầu in mã vạch được chế tạo từ những công nghệ rút kết tinh hoa nhất của do đó giá thành của chúng rất cao và có giá rất đắt tiền. Do đó, đầu in mã vạch có thời gian bảo hành rất ít so với thân máy. Chỉ khi gặp vấn đề về kỹ thuật, lỗi từ nhà sản xuất thì đầu in mới được chấp nhận bảo hành. Tình trạng trầy xước và hư hỏng đầu in trong quá trình sử dụng không được chấp nhận trong điều kiện bảo hành.

Do là bộ phận dễ bị tổn thương dù cho chỉ là những tác động bình thường nhất như môi trường làm việc khắc nghiệt nhiều khói bụi, nhiệt độ cao, hoạt động liên tục và quá nhiều có thể khiến đầu in bị trầy xước, hư hỏng. Một khi đầu in đã xước thì bạn không thể dùng để tiếp tục in ấn bởi tem nhãn sau khi in chữ, số sẽ bị chồng chéo lên nhau hoặc đứt đoạn mực trông rất xấu.

—>>>  Xem thêm:

Cách kiểm tra model và độ phân giải máy in tem

DPI là gì? Đặc điểm độ phận giải của máy in mã vạch

Hướng dẫn bảo quản, vệ sinh đầu in mã vạch đúng cách

Đầu in mã vạch sử dụng tốt, cho chất lượng in ấn tem nhãn mã vạch chất lượng đẹp trong khoảng thời gian 3 – 4 năm ở dòng máy in mã vạch để bàn và 5 – 7 năm ở máy in mã vạch công nghiệp là điều bình thường. Tuy nhiên, điều kiện bảo dưỡng và vệ sinh phải khắt khe hơn rất nhiều. Bởi đây là bộ phận dễ bị tổn thương, trầy xước, hư hỏng từ một tác động nhẹ.

Trong quá trình in ấn nếu con tem không ra mực hoặc các ký tự không đều màu dù bạn mới mua máy in và sử dụng được một vài lần thì có thể đầu in bị lỗi kỹ thuật hoặc do bạn thiết lập thông số nhiệt độ in, tốc độ in chưa đúng. Lúc này bạn hãy nhanh chóng liên hệ với nhà cung cấp để nhận được sự hỗ trợ cũng như chế độ bảo hành.

Nếu đã sử dụng máy in mã vạch được một thời gian và con tem của bạn bắt đầu xuất hiện các vết đứt đoạn giống nhau trên tất cả tem nhãn in ra thì khả năng đầu in bị xước rất cao. Cách khắc phục tình trạng này nhanh nhất đó chính là thay thế bằng đầu in mới. Tuy nhiên, thay thế đầu in là phương pháp tiêu tốn rất nhiều chi phí nên hãy phòng tránh trường hợp xước đầu in bằng cách vệ sinh đầu in mã vạch đúng cách và thường xuyên.

Hướng dẫn vệ sinh đầu in mã vạch

Để thực hiện tốt các bước vệ sinh đầu in mã vạch đúng cách thì bạn cần phải chuẩn bị bông gòn và cồn y tế. Hoặc để thực hiện nhanh chóng hơn bạn có thể sử dụng bông gòn tẩm cồn được đóng gói sẵn trong các túi nhỏ. Tuy nhiên, loại bông tẩm cồn được đóng gói sẵn sẽ có chi phí cao hơn.

▸Bước đầu tiên, bạn cần ngắt nguồn điện bằng cách tắt công tắc trên máy hoặc rút dây nguồn. Sau đó, mở nắp máy in và tiến hành tháo giấy, mực in mã vạch ra khỏi máy.

▸Tiến hành vệ sinh đầu in bằng cách làm ướt bông y tế với cồn. Điều này để chắc chắn rằng các sợi bông không bị xước và vương lại trên đầu in hoặc các bộ phận khác.

▸Trong khi lau chùi đầu in bạn cần ghi nhớ nguyên tắc: lau một lần, theo một chiều. Nếu bạn thuận chiều từ trái sang phải thì hãy lau theo theo chiều này (hoặc chiều ngược lại) và sử dụng một miếng bông lau trong một lần. Lý do không sử dụng lại miếng bông và lau chùi qua lại nhiều lần bởi nó khiến cho bụi bẩn bám trên bông ma sát có thể gây xước đầu in.

▸Thực hiện lau chùi, vệ sinh đầu in máy in mã vạch đến khi miếng bông không còn cặn bẩn. Khi đó, đầu in đã được làm sạch hoàn toàn cho phép in ấn tem nhãn mã vạch có chất lượng in ấn đẹp nhất. Một điều cần lưu ý nữa là khi vệ sinh đầu in máy in nhiệt móng tay phải được cắt tỉa gọn gàng. Tốt nhất nên cắt móng tay vừa sát phần thịt và không sử dụng sơn móng hoặc đính đá trên móng.

▸Ngoài việc vệ sinh đầu in máy in mã vạch thì bạn cũng cần chú ý vệ sinh trục roller ở bên dưới và vệ sinh dao cắt. Bởi sau khi đầu in được là sạch nhưng trục roller ở phía dưới còn bụi bẩn thì khi in chúng sẽ lại bám trên đầu in. Vệ sinh trục roller đơn giản hơn đầu in rất nhiều. Bạn cũng sử dụng bông gòn y tế được làm ẩm bằng cồn lau chùi xung quanh trục roller nhưng có chùi theo nhiều hướng khác nhau cho đến khi sạch hết cặn bẩn.

▸Thêm vào đó, nếu nhận thấy các bộ phận bên trong bị bẩn bởi bụi giấy hoặc bụi bẩn từ bên ngoài hãy dùng cọ phủi sạch. Bạn cũng có thể sử dụng bình hơi xịt bụi để thổi sạch bụi bẩn một cách dễ dàng hơn.

>> Tham khảo video hướng dẫn vệ sinh đầu in máy in mã vạch Zebra ZT411:

Hướng dẫn bảo quản đầu in mã vạch

Môi trường làm việc và bảo quản cũng có những ảnh hưởng đáng kể đến đầu in máy in mã vạch. Do đó, bạn nên:

– Đặt máy in trong môi trường ít bụi bẩn, tốt nhất là không bụi bẩn, khô thoáng, đặc biệt là cần hạn chế môi trường sản xuất chế tạo bụi kim loại, bụi vải rất dễ làm tổn thương đầu in. Nếu bắt buộc phải sử dụng máy trong môi trường khắc nghiệt, hãy có những biện pháp bảo vệ, hạn chế những yếu tố như trên. Chẳng hạn như hãy tạo khung kiếng bao bọc máy in mã vạch nếu môi trường làm việc của đơn vị, doanh nghiệp, công xưởng quá khắc nghiệt.

– Trước và sau khi sử dụng máy in mã vạch hãy kiểm tra bên trong máy in và bề mặt đầu in để đảm bảo không có vật thể nào bám vào, làm tổ bên trong. Tốt nhất nên thực hiện thêm thao tác vệ sinh đầu in.

Ngoài ra, khi mua đầu in mã vạch dự phòng cần bảo quản hãy:

– Kiểm tra đầu in đã được bọc bằng nilon chống sốc hay chưa, nếu chưa hãy trang bị cho chiếc đầu in bao chống sốc bảo vệ đạt quy chuẩn.

– Hộp đựng đầu in mã vạch không bị móp, méo đảm bảo kín đáo.

– Khi di chuyển thì không cầm trực tiếp vào bề mặt đầu in, tránh vật nhọn cọ xát.

– Tránh sự tác động từ môi trường, đặt đầu in nơi khô ráo.

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ bên trên bạn đã nhận biết được tầm quan trọng của đầu in và có cách bảo dưỡng vệ sinh đầu in mã vạch đúng cách hơn, phòng tránh trường hợp trầy xước và hư hỏng dẫn đến tốn nhiều chi phí phát sinh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi qua những thông tin sau để được giải đáp nhanh nhất nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *