MÃ DATAMATRIX LÀ GÌ? TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT!

Mã vạch 2D đang dần trở nên phổ biến hơn trên thị trường hiện nay nhờ ưu điểm lưu trữ lượng dữ liệu khổng lồ. Tuy nhiên, sự đa dạng và phức tạp của các loại mã vạch khiến người dùng khá đau đầu trong việc tìm kiếm và lựa chọn mã vạch cho sản phẩm của mình. Sau đây Thế Giới Mã Vạch giới thiệu tới bạn đọc thông tin xoay quanh loại mã Datamatrix, cùng theo dõi ngay!

MÃ DATAMATRIX LÀ GÌ?

Theo lược dịch từ wikipedia.org: Mã Datamatrix là loại mã 2 chiều gồm các điểm đen và trắng hoặc chấm sắp xếp theo hoặc là một hình vuông hoặc hình chữ nhật tạo thành một dạng ma trận. Thông tin được mã hóa có thể là dữ liệu văn bản hoặc số.

Kích thước dữ liệu thông thường từ vài byte đến 1556 byte, lưu trữ tới 2.335 ký tự chữ và số. Mọi ma trận mã Datamatrix đều có hai đường viền liền kề liền nhau theo hình chữ “L” giúp định vị và định hướng biểu tượng.

Dựa trên nhu cầu mã hóa mà các ô sáng màu trắng sẽ đại diện cho 1 và ô tối màu đen sẽ đại diện cho 0 hoặc ngược lại. Bên cạnh đường viền chữ “L” thì bên trong mã Datamatrix là các ô/ mô đun sáng, tối xen kẽ. Càng nhiều dữ liệu được mã hóa thì mật độ các ô sẽ càng tăng lên. Kích thước mã thay đổi từ 10 × 10 đến 144 × 144 trong phiên bản mới ECC 200 và từ 9 × 9 đến 49 × 49 trong phiên bản cũ ECC 000-140.

Mã Datamatrix
Mã Datamatrix

>>> Xem thêm:

PDF417

Sự khác nhau giữa QR và Datamatrix

QR code động và QR code tĩnh

ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM CỦA DATAMATRIX

Ưu điểm của mã Datamatrix

Datamatrix mã hóa được lượng dữ liệu lớn với diện tích hiển thị chỉ vài milimet phù hợp cho các ứng dụng in ấn không gian nhỏ từ đó có thể tiết kiệm chi phí in ấn hoặc nhãn dán.

Data Matrix có cơ chế tự động sửa lỗi sai khi đọc hỗ trợ cho máy quét nhận diện toàn bộ thông tin dù đã bị mờ hoặc xước tới 30%.
Dễ đọc, chỉ cần độ tương phản khoảng 20% thoải mái cho việc lựa chọn màu sắc khi thiết kế.

Có thể đọc được từ nhiều hướng.

Nhược điểm của mã Datamatrix

Chỉ có thể được đọc bằng máy đọc mã vạch 2D khiến các nhà đầu tư phải tăng thêm chi phí đầu tư nếu muốn sử dụng loại mã vạch này cho vận hành doanh nghiệp, công ty của mình.

Tuy nhiên, nếu nói rộng ra đây cũng không phải là nhược điểm của loại mã vạch này mà về bản chất đó là người dùng cần trang bị thiết bị giải mã có công nghệ tương ứng với loại mã vạch mình đang sử dụng mà thôi.

LÝ DO NÊN DÙNG DATAMATRIX

So với các loại mã vạch khác nằm trong dạng mã 2 chiều 2D, tại sao Datamatrix lại được khuyên dùng đặc biệt là cho quản lý sản phẩm/vật liệu?

Ma trận dữ liệu có thể lưu trữ thông tin trong các khu vực rất nhỏ. Có thể so sánh, kích thước nhỏ nhất của mã QR là các mô-đun 21 × 21, kích thước này giảm xuống còn 10 × 10 mô-đun trong Datamatrix.

Tỷ lệ sửa lỗi (khoảng 33%) trong mỗi phiên bản của mã Datamatrix cao hơn tỷ lệ sửa lỗi của mã QR.

Có thể phục hồi dữ liệu ngay cả khi mã bị hỏng và được cho là mã an toàn hơn (ít bị hack hơn).

CẤU TẠO CỦA MÃ DATAMATRIX

Mã DataMatrix có các phiên bản cũ hơn như ECC000, ECC050, ECC080, ECC100 và ECC140 gần như không bao giờ được sử dụng thay vào đó là ECC200 – phiên bản mới nhất.

Mã DataMatrix ECC200 là tổ hợp gồm hai phần: dấu hiệu tìm kiếm được máy quét dùng để định vị hình mã và bản thân dữ liệu đã mã hóa.

Dấu hiệu tìm kiếm xác định hình dạng (vuông hoặc chữ nhật), cỡ, kích thước X và số hàng, cột trong hình mã cho phép máy quét xác định hình mã này là một Data Matrix.

Vạch tối liền gọi là “dấu hiệu tìm kiếm hình L” (L finder pattern), dùng để xác định cỡ, hướng và sự biến dạng của hình mã.

Hai cạnh khác của dấu hiệu tìm kiếm là các phần tử tối và sáng xen kẽ nhau gọi là “rãnh đồng hồ” (Clock Track) xác định cấu trúc cơ bản của hình mã và hỗ trợ xác định cỡ và sự biến dạng của nó.

THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA MÃ DATAMATRIX

Mã DataMatrix (ECC200) có hai cấu hình, hình vuông và hình chữ nhật và luôn chứa số lượng ô chẵn.

Hình thông số kỹ thuật của mã Datamatrix
Hình thông số kỹ thuật của mã Datamatrix

Để xác định kích thước của mã Datamatrix ta thực hiện nhân kích thước ký hiệu với kích thước có thể in của mô-đun (0,25 mm), cụ thể:

Kích thước biểu tượng: 10 x 10 mô đun = 2,5 x 2,5 mm (10×0,25)

Kích thước biểu tượng: 32 x 32 mô đun = 8,0 x 8,0 mm (32×0,25)

Kích thước biểu tượng: 8 x 18 mô đun = 2,0 x 4,5 mm (8×0,25 và 18×0,25)

Dung lượng dữ liệu

Kiểu vuông:

 SỐ MÔ-ĐUN  DUNG LƯỢNG DỮ LIỆU  LỖI SỬA TỶ LỆ
  SỐ  CHỮ VÀ SỐ  NHỊ PHÂN
10 X 10 6 3 1 25%
12 X 12 10 6 3 25%
14 X 14 16 10 6 28 đến 39%
16 X 16 24 16 10 25 đến 38%
18 X 18 36 25 16 22 đến 34%
20 X 20 44 31 20 23 đến 38%
22 X 22 60 43 28 20 đến 34%
24 X 24 72 52 34 20 đến 35%
26 X 26 88 64 42 19 đến 35%
32 X 32 124 91 60 18 đến 34%
36 X 36 172 127 84 16 đến 30%
40 X 40 228 169 112 15 đến 28%
44 X 44 288 214 142 14 đến 27%
48 X 48 348 259 172 14 đến 27%
52 X 52 408 304 202 15 đến 27%
64 X 64 560 418 278 14 đến 27%
72 X 72 736 550 365 14 đến 26%
80 X 80 912 682 454 15 đến 28%
88 X 88 1152 862 574 14 đến 27%
96 X 96 1392 1042 694 14 đến 27%
104 X 104 1632 1222 814 15 đến 28%
120 X 120 2100 1573 1048 14 đến 27%
132 X 132 2608 1954 1302 14 đến 26%
144 X 144 3116 2335 1556 14 đến 27%

 

Kiểu hình chữ nhật

Hình dung lượng dữ liệu kiểu hình chữ nhật
Hình dung lượng dữ liệu kiểu hình chữ nhật

ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ GS1 DATAMATRIX

GS1 DataMatrix là ký hiệu mã 2D được GS1 chuẩn hóa để phân phối. Nó dựa trên Tiêu chuẩn ECC200 và xác định các quy tắc sau để phân biệt với mã DataMatrix thông thường.

[FNC1] được đặt ở đầu dữ liệu để xác định dữ liệu đó là thông số kỹ thuật tiêu chuẩn của GS1.

AI số phân định ứng dụng GS1 có 2, 3 hoặc 4 chữ số thêm vào đầu dải dữ liệu để xác định loại thông tin nào tuân theo mã nhận dạng này. Số nhận dạng ứng dụng (AI) được chỉ định bởi ISO / IEC.

Chèn [FNC1] làm dấu tách sau dữ liệu bước sóng khi dữ liệu chiều dài thay đổi.

Ví dụ: (Xem hình)

Ví dụ mã GS1 DataMatrix
Ví dụ mã GS1 DataMatrix

• Dữ liệu 1, 2 và 3 được thể hiện bởi các số phân định ứng dụng AI 1, AI 2, và AI 3.

• AI 1 có chiều dài định trước (xem Bảng trong in 2.2.3, Chiều dài định trước và chiều dài cố định )

• AI 2 và 3 có chiều dài không định trước (tức là chúng chứa dữ liệu chiều dài thay đổi)

• FNC1 được dùng để thể hin ký tự hình mã chức năng 1.

Kích thước in cho mô-đun GS1 Datamatrix tham khảo:

In trên nhãn: Từ 0.255mm đến 0.615mm, đề nghị cho bạn kích thước 0.3mm.

Với DPM: Từ 0.38mm đến 0.495mm, đề nghị cho bạn kích thước 0.38mm.

Hy vọng với các thông tin chi tiết, cụ thể trên có thể mang đến cho bạn đọc những tri thức cần thiết về dạng mã Datamatrix từ đó đưa ra các lựa chọn sử dụng phù hợp cho nhu cầu dùng của mình.

Nếu còn có những thắc mắc thêm liên hệ ngay tới Hotline Thế Giới Mã Vạch để được hỗ trợ.

>>> Xem thêm:

Mã vạch là gì? Ý nghĩa, ứng dụng, các loại mã vạch thông dụng

Mã QR code – Lịch sử, khả năng mã hóa, cấu tạo

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *