ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA BARCODE VÀ RFID

Đối với việc kiểm kê và quản lý thông tin hàng hóa, các nhà sản xuất, doanh nghiệp hiện tại đang sử dụng rộng rãi hai dạng thu nhập dữ liệu tự động: Barcode (Mã vạch) và RFID (Radio Frequency Identification – Tần số xác định vô tuyến). Vấn đề đặt ra là phương pháp nào nêu trên phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Để trả lời cho câu hỏi này thì trước hết doanh nghiệp cần hiểu được sự khác biệt cốt lõi giữa Barcode và RFID để tìm được hướng đi tối ưu phù hợp với quy trình làm việc của mình. Bài viết bên dưới sẽ giúp bạn phần nào phân biệt mã vạch và rfid.

Barcode (Mã vạch) là gì?

Barcode hay mã vạch là một chuỗi các thông tin (dưới dạng chữ và số) được mã hóa theo dạng nhìn thấy được trên các bao bì, bề mặt sản phẩm. Tùy theo yêu cầu ứng dụng mà mã vạch đó có thể thuộc loại 1D hoặc 2D. Do đó để biết được thông tin cụ thể của hàng hóa nào đó như là: Phân loại mặt hàng , xuất xứ sản xuất, nguồn gốc sản phẩm, giá… ta cần một thiết bị quản lý hỗ trợ, gọi là máy quét mã vạch nhằm giải mã và hiển thị những thông tin mã hóa bên trong mã vạch đó lên trên các thiết bị tiên tiến như điện thoại smartphone hay máy tính. Trường hợp mã vạch chỉ mã hóa mỗi mã số định danh sản phẩm, hàng hóa nhưng bạn lại muốn quản lý nhiều trường thông tin khác liên quan đến sản phẩm, hàng hóa đó thì bạn phải ứng dụng các phần mềm quản lý. Khi thực hiện thao tác quét mã, thiết bị quét cần được kết nối cùng máy chủ có cài đặt phần mềm này.

>>> Xem thêm: Mã vạch là gì và ý nghĩa của nó như thế nào?

Hiện tại barcode được chia làm 2 loại:

– Barcode 1D (Mã vạch 1 chiều): Bao gồm những đường thẳng trắng đen song song với nhau mà khoảng cách hay độ rộng của chúng chênh lệch và không đồng đều.​

– Mã vạch 2D – Matrix-Barcode (Mã vạch ma trận), tiêu biểu là mã QR Code: là hình ảnh gồm những ô vuông đan xen, chồng chéo nhau tạo thành 1 ma trận phức tạp.

​Barcode (Mã vạch) là gì?
​Barcode (Mã vạch) là gì?

Ưu điểm của barcode

– Tăng tốc độ thu thập dữ liệu lên 5 lần so với việc nhập liệu thủ công bằng bàn phím.

– Giảm sai sót trong quá trình nhập liệu.

– Chứa lượng thông tin mã hóa lớn từ hàng chục (mã 1D) đến hàng nghìn (mã 2D) ký tự.

– Được thu thập dữ liệu trên mã vạch bởi máy quét.

– Dễ đưa vào áp dụng với bản chất mỗi mã vạch ứng với mỗi sản phẩm. Và có thể quản lý bằng excel.

Nhược điểm của barcode

– Khi bề mặt mã vạch bị hỏng thì máy quét không thể nhận dạng dữ liệu.

– Cần được quét trong phạm vi vùng quét của máy quét. Tức phải có sự tiếp xúc giữa tia quét hoặc vùng sáng quét máy quét phát ra cùng mã vạch. Với mã vạch 1D, tia quét cắt ngang toàn bộ mã vạch. Với mã vạch 2D, vùng sáng quét cần bao trùm lên toàn bộ diện tích của mã vạch 2D đó.

– Dễ làm giả.

RFID (Radio Frequency Identification) là gì?

RFID (Radio Frequency Identification) tạm dịch là ‘Tần số xác định vô tuyến’. RFID là công nghệ tiên tiến hơn bằng việc sử dụng sóng vô tuyến để lấy dữ liệu lưu trữ trong một mạch nhỏ (chip) được gắn liền với sản phẩm. Bằng cách này người sử dụng sẽ dễ dàng nhận dạng và xác định vị trí của một vật thể (hàng hóa hay tài sản) từ khoảng cách xa, từ bất cứ nơi nào trong phạm vi đọc của thẻ và hơn hết phương pháp này còn giúp người dùng đọc nhiều thẻ cùng một lúc.

RFID (Radio Frequency Identification) là gì?
RFID (Radio Frequency Identification) là gì?

Ưu điểm của RFID

– Tính bảo mật cao cho phép người dùng mã hóa dữ liệu qua công nghệ chip điện tử nên việc thay đổi thông tin và giải mạo là rất khó.

– Mã hóa lượng dữ liệu lớn lên đến 30.000 ký tự.

– Hiệu suất cao khi có thể đọc được nhiều thẻ RFID trong cùng 1 thời điểm với tốc độ cao.

– Tuổi thọ cao có thể đạt đến 10 năm.

– Có thể được nhận diện thông qua các lớn chắn là vật liệu phi kim loại hay khu vực khuất.

Nhược điểm của RFID

– Chi phí đầu tư cao.

– Sự sai lệch về tần số khi đầu tư thiết bị sẽ khiến hệ thống có thể không vận hành được. Vậy nên khi triển khai đơn vị cung cấp thường cần khảo sát thực tế, xây dựng giải pháp dựa trên yêu cầu thực về nghiệp vụ của doanh nghiệp.

​>>> Xem thêm:

Nguyên lý vận hành của hệ thống RFID

20 câu hỏi cần biết trước khi triển khai hệ thống RFID

So sánh điểm giống nhau giữa Barcode và RFID

Barcode và RFID có các đặc điểm giống nhau gồm:

– Là công nghệ được áp dụng cho hoạt động quản lý tài sản, theo dõi hàng tồn kho.

– Sử dụng phương pháp mã hóa thông tin để định danh cho hàng hóa sản phẩm.

– Đều được đọc dữ liệu mã hóa bên trong bằng thiết bị chuyên dụng.

So sánh điểm khác nhau giữa Barcode và RFID

1. Nếu mã vạch sử dụng một cảm biến và ánh sáng laser hoặc công nghệ chụp, phân tích hình ảnh để đọc dữ liệu trên tem nhãn thì RFID sử dụng sóng vô tuyến, không cần đường nhìn, để lấy dữ liệu. Dễ hiểu hơn là không cần có sự tiếp xúc giữa mã vạch và tia sáng/vùng sáng quét.

2. Mã vạch sẽ tốn thời gian và khó quét hơn RFID vì người dùng chỉ có thể xử lý từng tem nhãn mã vạch lần lượt trong khi máy quét RFID có thể xử lý hàng chục thẻ RFID trong một giây.

3. So với mức độ bảo mật, mã vạch thực sự đơn giản và có thể dễ dàng sao chép hoặc giả mạo trong khi RFID phức tạp hơn và an toàn hơn.

4. Các thẻ RFID có thể được dán ẩn để bảo vệ khỏi thời tiết và tác động từ môi trường trong khi mã vạch cần được dán phơi bày trên bề mặt vật thể.

5. Mã vạch rất rẻ, trong khi các thẻ RFID thì giá thành cao hơn.

7. Lượng dữ liệu và thông tin trong thẻ RFID được lập trình đầy đủ và nhiều hơn Barcode, ví dụ: thông tin bảo trì sản phẩm, lịch sử vận ​​chuyển và ngày hết hạn.

8. Nếu như Barcode là một công nghệ phổ biến xuất hiện hầu hết ở các đại lý và cửa hàng bán lẻ, RFID được đưa vào đa số lĩnh vực liên quan quản lý tự động như là: Quản lý nhân sự, quản lý hàng hóa vào ra nhà kho, quản lý xe cộ qua trạm thu phí.

Có thể cụ thể hóa sự khác nhau giữa Barcode và RFID qua bảng sau:

Mã vạch RFID
Hiệu suất Mỗi lần chỉ quét/scan/đọc được 1 mã vạch. Mỗi lần có thể quét/scan/đọc nhiều thẻ RFID cùng lúc.
Giới hạn của vùng quét Quét/scan/đọc mã vạch trong tầm nhìn của thiết bị (trong vùng quét). Quét/scan/đọc tất cả các mã vạch trong vùng sóng bất kể bị che khuất.
Khoảng cách đọc Đọc ổn định ở khoảng cách thấp hơn 30cm (tùy công nghệ được trang bị trên máy) Với thẻ RFID thụ động: Đầu đọc cố định 6 – 7m; đầu đọc di động 2 – 3m;
Với thẻ RFID chủ động: 100 – 150m.
Khả năng mã hóa dữ liệu Không thể thay đổi, cập nhập hay bổ sung thông tin. Dễ dàng cập nhập thông tin mới lên thẻ ghi.
Tính chống làm nhái Dễ bị chụp và quét lại Chứa chíp mã số duy nhất không thể sao chép.
Tính bảo mật Tính bảo mật thấp. Tính bảo mật cao.
Độ bền Độ bền thấp hơn, chỉ lưu trữ trong các điều kiện nhất định tương ứng với độ bền của chất liệu tem nhãn. Độ bền cao, đa dạng sự lựa chọn phù hợp với từng điều kiện, môi trường sử dụng khác nhau.
Tình trạng có thể thu thập dữ liệu Hình ảnh rõ ràng là có thể nhận diện được. Kim loại và nước ảnh hưởng đến tín hiệu truyền dữ liệu.
Đôi khi thẻ RFID sẽ bị bỏ lỡ nếu đối tượng nằm trong khu vực đặc biệt.
Chi phí Chi phí thấp
Dễ tạo và ứng dụng
Chi phí cao (gấp 10 lần so với mã vạch)
Mất nhiều thời gian để khảo sát, xây dựng giải pháp, triển khai và ứng dụng.

Barcode và RFID đâu sẽ là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn?

Barcode và RFID đều có những ưu và nhược điểm riêng trong quá trình ứng dụng vào quy trình quản lý, kiểm soát tại kho bãi của doanh nghiệp, đơn vị. Vậy đâu là sự đầu tư phù hợp dành cho bạn?

Có thể nói, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng thực tế của đơn vị mà đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn. Theo đó, bạn đọc có thể điểm qua một số yếu tố sau:

– Chi phí đầu tư và thời gian đầu tư: RFID có chi phí đầu tư rất cao và cần sự xây dựng bài bản từ phần mềm đến thiết bị để đảm bảo khi đưa vào ứng dụng thực tế diễn ra trơn tru và cho hiệu quả cao nhất. Đồng thời RFID có tính chất về lâu về dài với khả năng lưu trữ và xử lý lượng thông tin dữ liệu khổng lồ theo thời gian. Barcode cho chi phí thấp hơn RFID, quy trình làm việc đơn giản hơn với các phần mềm quản lý cơ bản thậm chí là qua excel nhưng thời gian không dài.

– Tính bảo mật: RFID cho tính bảo mật gần như tuyệt đối bởi sự mã hóa của con chip phức tạp bên trong không dễ cho việc nhái, làm giả và kể cả khi làm giả chi phí cũng là rất cao. Ngược lại, barcode dễ làm nhái, không mang tính duy nhất nhưng việc sửa chữa, thay thế trở nên đơn giản hơn.

– Tính hiệu suất và tính quy mô: RFID cho hiệu suất cao bởi phạm vi nhận dữ liệu lớn mà không cần tốn quá nhiều nhân sự giúp việc kiểm kê sản phẩm, hàng hóa trong không gian lớn nhanh. Barcode tốn nhiều thời gian cho việc thu thập hơn bởi mỗi lần quét chỉ nhận 1 mã vạch phù hợp cho các không gian vừa và nhỏ hoặc triển khai nhiều nhân sự cho việc kiểm kê.

Barcode là giải pháp đang được ưa chuộng sử dụng nhất trên thị trường hiện nay và RFID là giải pháp đón đầu tương lai, nâng cao chất lượng quản trị.

Thế Giới Mã Vạch cung cấp giải pháp mã vạch và RFID

Giải pháp mã vạch và RFID là 2 lựa chọn đầu tư hàng đầu cho hoạt động quản lý và kiểm kê hàng hóa, sản phẩm được đưa vào ứng dụng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực hiện nay.

Để đưa ra lựa chọn đầu tư chính xác, hãy liên hệ đến các đơn vị cung cấp chuyên nghiệp như Thế Giới Mã Vạch. Chúng tôi đã có hơn 1 thập kỷ hoạt động trong lĩnh vực với sự tiếp cận chuyên nghiệp bởi chuyên viên dày dặn kinh nghiệm. Thế Giới Mã Vạch tự tin mang đến cho từng doanh nghiệp, từng đơn vị giải pháp quản lý tối ưu và hiệu quả nhất.

Liên hệ ngay đến Thế Giới Mã Vạch để nhận được:

– Tư vấn giải pháp trực tiếp bởi tư vấn viên dày dặn kinh nghiệm.

– Khảo sát thực tế khu vực triển khai giải pháp.

– Demo thiết bị dựa trên nhu cầu dùng thực tế.

– Thiết bị nhập khẩu chính hãng chất lượng cao với chế độ bảo hành 12 tháng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *