7 đặc tính mực in mã vạch bạn nhất định phải biết!

7 đặc tính mực in mã vạch gồm độ bám dính, độ tương phản, khả năng chịu nhiệt, chống phai màu, chống trầy xước, chịu hóa chất và tính tương thích. Tất cả sẽ có sự khác nhau giữa 3 loại mực gốc sáp, gốc nhựa và gốc sáp nhựa để phù hợp cho các ứng dụng khác nhau. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các đặc tính này:

  • Độ bám dính của mực in là yếu tố quan trọng đảm bảo mã vạch bền vững trên nhiều chất liệu và điều kiện khác nhau. Để có độ bám dính tốt nhất, cần lựa chọn loại mực phù hợp với từng chất liệu: mực wax cho giấy, mực resin cho tem xi bạc và bề mặt khó in, mực wax resin cho decal nhựa.
  • Độ tương phản, tức sự khác biệt màu sắc giữa màu mực và màu nền in, đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo máy quét có thể đọc và giải mã thông tin nhanh chóng, chính xác. Để đạt được độ tương phản cao, cần lựa chọn màu mực tương phản rõ rệt với nền, điều chỉnh độ đậm nhạt của mực in phù hợp và đảm bảo chất lượng in ấn tốt.
  • Khả năng chịu nhiệt: Mực in cần chịu được nhiệt độ cao để tránh bị chảy, lem, và hỏng mã vạch. Tùy vào môi trường sử dụng, có thể chọn mực wax (môi trường thông thường), wax resin hoặc resin (môi trường nhiệt độ cao), hoặc resin chịu nhiệt lên đến 160°C (môi trường tiếp xúc trực tiếp với nhiệt).
  • Khả năng chống phai màu: Mực in cần chống phai màu để đảm bảo thông tin trên mã vạch luôn đọc được. Mực resin có khả năng chống phai màu tốt nhất, tiếp theo là wax resin và cuối cùng là wax. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chống phai màu bao gồm thành phần mực, chất liệu in và môi trường sử dụng.
  • Khả năng chống trầy xước: Mực in cần chống trầy xước để tránh làm hỏng mã vạch. Mực resin có khả năng chống trầy xước tốt nhất, tiếp theo là wax resin và cuối cùng là wax.
  • Khả năng chịu hóa chất: Trong một số ngành công nghiệp, mã vạch có thể tiếp xúc với các loại hóa chất. Mực resin và wax resin có khả năng chịu hóa chất tốt, phù hợp cho các ứng dụng trong môi trường có hóa chất.
  • Tính tương thích: Mực in cần tương thích với cả máy in và decal in tem. Cần kiểm tra loại máy in, kích thước mực in, cài đặt nhiệt độ và loại decal in tem để đảm bảo tính tương thích.

Hiểu rõ về đặc tính của mực in mã vạch sẽ giúp người dùng lựa chọn loại mực phù hợp nhất cho nhu cầu dùng, tối ưu chi phí và mang lại hiệu quả cao.

Loại mực

Mực in mã vạch được phân loại dựa trên thành phần chính, phổ biến hiện nay gồm có 3 loại lần lượt là mực gốc sáp, mực gốc nhựa và mực gốc sáp – nhựa. Mỗi loại có những đặc tính và ứng dụng riêng biệt, cụ thể:

Mực in mã vạch gốc sáp (wax)

Mực in mã vạch gốc sáp thường được gọi với cái tên mực in mã vạch wax là loại mực có thành phần cấu tạo hoàn toàn từ chất liệu sáp.

  • Ưu điểm: Giá thành rẻ, in nhanh, phù hợp với các bề mặt decal giấy thông thường.
  • Nhược điểm: Độ bền thấp, dễ bị trầy xước và phai màu, không chịu được nhiệt độ cao và hóa chất.
  • Ứng dụng: In tem nhãn sản phẩm, tem vận chuyển, mã vạch quản lý kho hàng trong môi trường khô ráo và ít tiếp xúc.

Mực in mã vạch wax sẽ phù hợp in ấn tem nhãn môi trường thông thường, không đòi hỏi độ bền thông tin in cao.

Mực in mã vạch gốc sáp (wax) có thành phẩn cấu tạo từ chất sáp
Mực in mã vạch gốc sáp (wax) có thành phẩn cấu tạo từ chất sáp

Mực in mã vạch gốc nhựa (resin)

Mực in mã vạch gốc nhựa hay mực in mã vạch resin là loại mực in có cấu tạo bên trong hoàn toàn từ chất liệu nhựa.

  • Ưu điểm: Độ bền cao, chống trầy xước, phai màu, chịu nhiệt và hóa chất tốt.
  • Nhược điểm: Giá thành cao, yêu cầu nhiệt độ in cao hơn, có thể làm mòn đầu in nhanh hơn.
  • Ứng dụng: In tem nhãn sản phẩm tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt, tem nhãn điện tử, tem nhãn hóa chất, tem nhãn ngoài trời.

Mực in mã vạch resin phù hợp với môi trường khắc nghiệt và bề mặt khó in.

Mực in mã vạch gốc nhựa (resin) có thành phần cấu tạo từ nhựa
Mực in mã vạch gốc nhựa (resin) có thành phần cấu tạo từ nhựa

Mực in mã vạch gốc sáp kết hợp nhựa (wax resin)

Mực in mã vạch gốc sáp kết hợp nhựa còn được gọi là mực in mã vạch wax resin. Loại mực này có sự kết hợp giữa chất liệu sáp và chất liệu nhựa trong thành phần cầu tạo theo tỉ lệ nhất định.

  • Ưu điểm: Cân bằng giữa giá thành và độ bền, có khả năng chịu nhiệt và chống trầy xước tốt hơn mực wax.
  • Nhược điểm: Không bền bằng mực resin, không phù hợp với môi trường tiếp xúc hóa chất mạnh.
  • Ứng dụng: In tem nhãn sản phẩm đa năng, tem nhãn kho lạnh, tem nhãn vận chuyển hàng hóa.

Mực in mã vạch gốc sáp – nhựa phù hợp với các môi trường không quá khắc nghiệt, in trên các bề mặt độ khó vừa.

Mực in mã vạch gốc sáp kết hợp nhựa (wax resin) theo tỷ lệ nhất định
Mực in mã vạch gốc sáp kết hợp nhựa (wax resin) theo tỷ lệ nhất định

Độ bám dính

Độ bám dính của mực in quyết định khả năng bám chặt của nội dung in trên bề mặt tem nhãn, đảm bảo mã vạch không bị bong tróc hay mờ đi trong quá trình sử dụng và vận chuyển.

Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bám dính của mực in trên con tem gồm có:

  • Bề mặt tem in: Các bề mặt nhẵn, bóng hoặc không thấm hút như decal nhựa, decal xi bạc thường khó bám mực hơn so với decal giấy.
  • Thành phần mực in: Mực resin thường có độ bám dính tốt hơn mực wax do tính chất liên kết hóa học mạnh mẽ với bề mặt vật liệu.
  • Nhiệt độ in: Nhiệt độ in quá thấp có thể khiến mực không bám dính tốt, trong khi nhiệt độ quá cao có thể làm chảy mực và gây lem.
  • Điều kiện môi trường: Môi trường ẩm ướt, bụi bẩn hoặc tiếp xúc với hóa chất có thể làm giảm độ bám dính của mực in.
Đặc tính độ bám dính của mực in mã vạch
Đặc tính độ bám dính của mực in mã vạch

Lựa chọn mực in có độ bám dính phù hợp với chất liệu in

  • Chất liệu decal giấy: Sử dụng mực in wax là phù hợp, tiết kiệm nhất.
  • Chất liệu decal nhựa PVC: Nên sử dụng mực wax resin hoặc resin để tăng cường độ bám dính.
  • Chất liệu decal xi bạc: Mực resin là lựa chọn tối ưu cho độ bám dính cao và bền bỉ.
  • Tem nhãn vải: Mực resin là giải pháp kết hợp hoàn hảo nhất.

Độ tương phản

Độ tương phản là sự khác biệt về màu sắc giữa màu mực in và màu nền tem in. Độ tương phản cao giúp máy quét mã vạch dễ dàng nhận diện và giải mã thông tin, đảm bảo quá trình quét nhanh chóng và chính xác. Đồng thời, người dùng cũng dễ dàng đọc tem in.

Đảm bảo độ tương phản cao giữa mực in và nền in

  • Lựa chọn màu mực phù hợp: Sử dụng mực in có màu tương phản rõ rệt với màu nền. Ví dụ, mực đen trên nền trắng hoặc mực đỏ trên nền vàng.
  • Điều chỉnh độ đậm nhạt: Đảm bảo mực in đủ đậm để tạo độ tương phản tốt, tránh in quá nhạt hoặc quá đậm gây khó khăn cho việc quét.
  • Chất lượng in: Đầu in sạch sẽ và chất lượng in tốt sẽ giúp tạo ra mã vạch sắc nét, tăng cường độ tương phản.
Đặc tính độ tương phản của mực in mã vạch
Đặc tính độ tương phản của mực in mã vạch

Khả năng chịu nhiệt

Nhiệt độ cao có thể làm chảy mực, gây lem và làm hỏng mã vạch. Vì vậy, cần lựa chọn mực in có khả năng chịu nhiệt phù hợp với môi trường ứng dụng.

  • Môi trường thông thường: Mực wax thường đủ để đáp ứng nhu cầu chịu nhiệt trong môi trường văn phòng hoặc kho hàng thông thường.
  • Môi trường nhiệt độ cao: Mực Wax resin hoặc resin là lựa chọn tốt hơn cho các ứng dụng trong môi trường có nhiều sự va chạm trong quá trình sử dụng hơn.
  • Môi trường tiếp xúc trực tiếp với nhiệt: Mực resin với khả năng chịu nhiệt tốt nhất là giải pháp tối ưu cho các ứng dụng đòi hỏi khả năng chịu nhiệt cao.
Đặc tính khả năng chịu nhiệt của mực in mã vạch
Đặc tính khả năng chịu nhiệt của mực in mã vạch

Lựa chọn mực in chịu nhiệt phù hợp

  • Xác định nhiệt độ tối đa: Cần xác định nhiệt độ cao nhất mà mã vạch có thể tiếp xúc để lựa chọn mực in có khả năng chịu nhiệt tương ứng.
  • Tham khảo thông số kỹ thuật: Các nhà sản xuất thường cung cấp thông tin về khả năng chịu nhiệt của từng loại mực in.
  • Thử nghiệm: Trong trường hợp không chắc chắn, nên thử nghiệm in và kiểm tra khả năng chịu nhiệt của mã vạch trước khi ứng dụng thực tế.

Khả năng chống phai màu

Khả năng chống phai màu là 1 trong 7 đặc tính của mực in mã vạch, đảm bảo cho thông tin in vẫn đọc được, không bị mờ đi trong quá trình sử dụng tem nhãn.

Các yếu tố gây phai màu mực in gồm có:

  • Thành phần mực: Các loại mực khác nhau có khả năng chống phai màu khác nhau. Mực resin thường có khả năng chống phai màu tốt nhất, tiếp theo là mực Wax resin và cuối cùng là mực wax.
  • Chất liệu in: Chất liệu in cũng ảnh hưởng đến khả năng chống phai màu. Một số chất liệu như decal nhựa có khả năng giữ mực tốt hơn so với decal giấy thường.
  • Môi trường sử dụng: Mã vạch tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nhiệt độ cao, độ ẩm, hóa chất, hoặc ma sát có thể bị phai màu nhanh hơn.
Đặc tính chống phai màu của mực in mã vạch
Đặc tính chống phai màu của mực in mã vạch

Mực in chống phai màu và ứng dụng

  • Mực Wax: Có khả năng chống phai màu kém nhất. Thường được sử dụng cho các ứng dụng trong nhà, nơi mã vạch không tiếp xúc nhiều với các điều kiện khắc nghiệt.
  • Mực Wax resin: Mang lại sự cân bằng giữa giá cả và hiệu suất. Có khả năng chống phai màu tốt hơn mực wax, thích hợp cho các ứng dụng tiếp xúc vừa phải với nhiệt độ, độ ẩm và ma sát.
  • Mực Resin: Có khả năng chống phai màu tốt nhất, chịu được nhiệt độ cao, hóa chất, dung môi, và ma sát. Thường được sử dụng cho các ứng dụng ngoài trời, trong môi trường công nghiệp, hoặc yêu cầu độ bền cao.

Khả năng chống trầy xước

Trầy xước có thể làm hỏng mã vạch, khiến máy quét không thể đọc được dữ liệu và người dùng không đọc được thông tin. Do đó, cần lựa chọn mực in có khả năng chống trầy xước tốt, đặc biệt là đối với các ứng dụng tiếp xúc nhiều với ma sát hoặc va chạm.

  • Mực Resin: Loại mực này có khả năng chống trầy xước cao nhất nhờ thành phần chủ yếu là nhựa resin. Mực resin thường được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp, sản xuất, hậu cần, y tế và các môi trường khác đòi hỏi độ bền cao.
  • Mực Wax-Resin: Là sự kết hợp giữa sáp và nhựa, mực wax resin có khả năng chống trầy xước tốt hơn mực wax nhưng không bằng mực resin. Loại mực này thường được sử dụng cho các ứng dụng cần độ bền trung bình, chẳng hạn như in nhãn sản phẩm, tem kho…
  • Mực Wax: Mực wax có khả năng chống trầy xước kém nhất và dễ bị mờ hoặc nhòe khi tiếp xúc với ma sát. Mực wax thường được sử dụng cho các ứng dụng in ấn tạm thời hoặc nội bộ, nơi không yêu cầu độ bền cao.
Đặc tính chống trầy xước của mực in mã vạch
Đặc tính chống trầy xước của mực in mã vạch

Khả năng chịu hóa chất

Trong một số ngành công nghiệp, mã vạch có thể tiếp xúc với các loại hóa chất như dung môi, dầu mỡ, axit hoặc kiềm. Lựa chọn mực in chịu hóa chất là cần thiết để đảm bảo mã vạch không bị hư hại và vẫn đọc được. Một số môi trường điển hình bao gồm:

  • Ngành y tế và dược phẩm: Nhãn trên các lọ thuốc, dụng cụ y tế, túi máu, v.v., có thể tiếp xúc với cồn, chất khử trùng, dung môi, và các hóa chất khác.
  • Ngành hóa chất: Nhãn trên thùng chứa hóa chất, chai lọ đựng dung dịch, cần có khả năng chịu được các loại hóa chất mạnh, dung môi, axit, kiềm.
  • Ngành thực phẩm và đồ uống: Nhãn trên bao bì thực phẩm, chai lọ đựng đồ uống, có thể tiếp xúc với dầu mỡ, nước, chất tẩy rửa và các chất phụ gia thực phẩm.
  • Ngành sản xuất và logistics: Nhãn trên các sản phẩm, pallet, thùng hàng, có thể tiếp xúc với dầu mỡ, bụi bẩn, dung môi và các chất tẩy rửa công nghiệp.
Đặc tính chống chịu hóa chất của mực in mã vạch
Đặc tính chống chịu hóa chất của mực in mã vạch

Để đảm bảo mã vạch vẫn đọc được trong môi trường tiếp xúc với hóa chất, cần sử dụng loại mực in có khả năng chịu hóa chất tốt. Hai loại mực in phổ biến có đặc tính này là:

  • Mực in Resin: Mực Resin có thành phần chính là nhựa, có khả năng chịu hóa chất, dung môi, mài mòn và nhiệt độ cao vượt trội. Mực Resin thường được sử dụng trong các ứng dụng đòi hỏi độ bền cao, như nhãn trên các sản phẩm điện tử, linh kiện ô tô, thiết bị y tế và các sản phẩm tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt.
  • Mực in Wax resin: Mực Wax resin là sự kết hợp giữa mực Wax (sáp) và Resin (nhựa), mang lại sự cân bằng giữa khả năng chịu hóa chất, độ bền và giá thành. Mực Wax resin thường được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu độ bền vừa phải và khả năng chịu hóa chất nhất định, như nhãn trên các sản phẩm đóng gói, thực phẩm, đồ uống và các sản phẩm tiêu dùng.

Tính tương thích

Tính tương thích khi lựa chọn mực in mã vạch, đảm bảo mực hoạt động tốt với cả máy in và decal in tem để tạo ra mã vạch chất lượng cao, dễ đọc và bền bỉ.

Tính tương thích với máy in mã vạch:

  • Loại máy in: Các máy in mã vạch khác nhau có thể yêu cầu loại mực in cụ thể. Cần kiểm tra thông số kỹ thuật của máy in để đảm bảo tính tương thích.
  • Kích thước mực in: Mực in cần có kích thước phù hợp với máy in, bao gồm chiều rộng và chiều dài cuộn mực.
  • Cài đặt nhiệt độ: Mỗi loại mực yêu cầu nhiệt độ in khác nhau. Khi in cần điều chỉnh nhiệt độ đầu in phù hợp với nhiệt độ nóng chảy của mực.
Đặc tính tương thích của mực in mã vạch với máy in và vật liệu in
Đặc tính tương thích của mực in mã vạch với máy in và vật liệu in

Tương thích với chất liệu in:

  • Loại chất liệu: Mực in mã vạch có thể in trên nhiều chất liệu, bao gồm decal giấy, decal nhựa, tem nhãn vải và decal xi bạc, chi tiết:
    • Mực wax: Thích hợp với các loại decal giấy in mã vạch thông thường.
    • Mực Wax resin: Tương thích với decal giấy lẫn decal nhựa PVC.
    • Mực resin: Có thể in trên hầu hết các loại chất liệu, bao gồm cả các bề mặt khó in như nhựa decal xi bạc, tem nhãn vải.
  • Bề mặt chất liệu: Bề mặt nhẵn, bóng hoặc sần sùi cũng ảnh hưởng đến khả năng bám mực. Mực resin thường hoạt động tốt trên các bề mặt khó in, trong khi mực wax có thể bị bong tróc hoặc không bám dính trên những bề mặt này.

Chọn mực in mã vạch tương thích là bước quan trọng để đảm bảo mã vạch của bạn hoạt động hiệu quả và đáp ứng yêu cầu của ứng dụng.

Các câu hỏi được quan tâm

1. Sự khác biệt giữa mực in mã vạch gốc sáp, gốc nhựa và gốc sáp/nhựa là gì?

Mực in mã vạch gốc sáp, gốc nhựa và gốc sáp/nhựa có sự khác nhau về:

  • Thành phần
  • Độ bền
  • Khả năng chống chịu môi trường
  • Độ bám dính
  • Chất lượng in
  • Giá thành
  • Tốc độ in
  • Mức độ phổ biến
  • Mức độ gây ảnh hưởng đầu in
  • Màu sắc
  • Độ phân giải in
  • Độ dày lớp mực

Từ đó có sự khác nhau về ưu – nhược điểm và mức độ phổ biến cũng như ứng dụng thực tế. Tài liệu “So sánh các loại mực in mã vạch” sẽ chia sẻ chi tiết hơn về sự khác nhau này mà bạn đọc có thể tham khảo ngay!

2. Nên sử dụng loại mực nào cho từng loại vật liệu in?

Việc lựa chọn đúng loại mực in cho từng loại vật liệu in là rất quan trọng để đảm bảo mã vạch có chất lượng tốt, độ bền cao và dễ dàng quét được. Dưới đây là một số gợi ý để bạn có thể đưa ra quyết định phù hợp:

  • Mực in wax phù hợp với decal giấy.

Decal giấy

  • Mực in wax resin phù hợp với decal giấy, decal nhựa.

Decal nhựa

  • Mực in resin phù hợp với decal nhựa, decal xi bạc, nhãn vải.

Decal xi bạc

Tem vải (ruban, satin)

3. Mực in mã vạch nào có giá thành hợp lý nhất?

Trong 3 loại mực in mã vạch phổ biến hiện này thì mực in mã vạch wax có giá thành thấp nhất nhưng chỉ phù hợp ứng dụng in ấn cơ bản, nơi mà độ bền và khả năng chịu nhiệt, hóa chất không phải là yêu cầu quá cao, chẳng hạn như in tem nhãn sản phẩm, tem vận chuyển, mã vạch quản lý kho hàng trong môi trường khô ráo và ít tiếp xúc.

Mực in mã vạch wax

Nếu bạn cần in mã vạch trên các bề mặt khó in hoặc trong môi trường khắc nghiệt, bạn sẽ cần phải cân nhắc sử dụng mực wax resin hoặc resin, mặc dù giá thành của chúng cao hơn.

Mực in mã vạch wax resin

Mực in mã vạch resin

4. Mực in nào có độ bám dính tốt nhất trên các bề mặt khó in?

Trong số các loại mực in mã vạch phổ biến, mực resin được biết đến là có độ bám dính tốt nhất, đặc biệt trên các bề mặt khó in do cấu trúc thành phần mực hoàn toàn từ chất liệu nhựa.

5. Mua mực in mã vạch ở đâu chất lượng, giá tốt?

Thế Giới Mã Vạch là nhà cung cấp thiết bị và vật tư mã vạch hàng đầu. Chúng tôi cung cấp đa dạng các loại mực in mã vạch từ các thương hiệu nổi tiếng như Ricoh, DPN, Armor,… với chất lượng đảm bảo và giá cả cạnh tranh. Bạn có thể tìm thấy các loại mực wax, Wax resin và resin với nhiều kích thước và thông số kỹ thuật khác nhau để phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn.

Mực in mã vạch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *