Top 10+ máy quét mã vạch không dây bán chạy nhất 2024

Máy quét mã vạch không dây là giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu suất làm việc và giảm thiểu sự ràng buộc của dây cáp. Với kết nối Bluetooth, dòng máy này cho phép người dùng di chuyển linh hoạt trong phạm vi rộng, từ đó tăng tốc độ xử lý hàng hóa và giảm thiểu sai sót.

Dựa vào 15 năm kinh nghiệm kinh doanh thiết bị mã số mã vạch của Thế Giới Mã Vạch và lượt mua, sự đánh giá từ khách hàng của chúng tôi trong suốt thời gian vừa qua, chúng tôi đã thống kê Top 10+ máy quét mã vạch không dây bán chạy nhất. Top 10+ sẽ là các dòng máy đến từ những thương hiệu hàng đầu như Zebra (1969), Honeywell (1906), Opticon (1976), Unitech (1979).

Nội dung chia sẻ sau sẽ giúp bạn đánh giá rõ hơn về tính năng, ưu nhược điểm và khoảng giá của từng máy.

1. Máy quét mã vạch không dây Honeywell 1472G 2D

Honeywell 1472G sở hữu khả năng quét vượt trội trên mọi loại mã vạch 1D, 2D, kể cả mã QR trên màn hình điện thoại. Thiết kế chắc chắn, chịu va đập tốt với chuẩn IP52, kết nối không dây ổn định giúp bạn yên tâm sử dụng trong nhiều môi trường làm việc.

Ưu điểm:

  • Đọc được đa dạng mã vạch 1D và 2D với tốc độ quét nhanh, chính xác.
  • Kết nối Bluetooth ổn định, phạm vi hoạt động rộng lên đến 10m.
  • Bền bỉ vượt trội, chịu va đập 1.8m, chống bụi và nước với chuẩn IP52.
  • Dung lượng Pin 2400mAh, quét được khoảng 50.000 lượt sau mỗi lần sạc đầy.

Nhược điểm: Chế độ bảo hành 12 tháng, không cao bằng các sản phẩm của Zebra.

Giá đầu tư: Nằm trong khoảng 6.5 – 7 triệu đồng.

Honeywell 1472G

Máy quét mã vạch không dây 2D Honeywell 1472G
Máy quét mã vạch không dây 2D Honeywell 1472G

2. Máy quét mã vạch không dây Zebra DS2278 2D

Zebra DS2278 là một trong những máy quét mã vạch không dây 2D được ưa chuộng trên thị trường. Với khả năng đọc mã vạch nhanh chóng và chính xác, ngay cả trong điều kiện ánh sáng yếu, thiết bị rất phù hợp cho nhiều ứng dụng trong các ngành bán lẻ, kho hàng, logistics.

Ưu điểm:

  • Thiết kế đơn giản, dễ dàng kết nối và sử dụng.
  • Kết nối nhanh với mọi thiết bị (PC, laptop, máy POS…) qua Bluetooth hiện đại.
  • Đạt tiêu chuẩn bảo vệ IP52, chống va đập ở độ cao 1.5m.
  • Pin Li-ion dung lượng 2400mAh.

Nhược điểm: Cảm biến hình ảnh (640 x 480 pixels) nên đọc mã vạch nhỏ chưa tốt bằng các dòng máy có cảm biến với độ phân giải cao.

Giá đầu tư: Nằm trong khoảng 5 – 6 triệu đồng.

Zebra DS2278

Máy quét mã vạch không dây Zebra DS2278
Máy quét mã vạch không dây Zebra DS2278

3. Máy quét mã vạch không dây Honeywell 1952GHD 2D

Hiệu suất cao, độ bền tốt kết hợp cùng công nghệ quét Area Imager 2D hiện đại, 1952GHD có thể đọc chính xác và nhanh chóng các mã vạch kích thước nhỏ, mã vạch mờ, chất lượng kém, hoặc in trên bề mặt cong, phản chiếu.

Ưu điểm:

  • Giải mã nhanh chóng cả mã 1D, 2D đến mã OCR.
  • Dung sai chuyển động lên đến 400 cm/giây.
  • Pin 2400mAh, cho phép quét khoảng 65.000 lần sau mỗi lần sạc đầy.
  • Kết nối không dây Bluetooth linh hoạt, phạm vi hoạt động lên đến 10m.

Nhược điểm: Thuộc phân khúc cao cấp, giá thành cao hơn so với các dòng máy quét không dây khác.

Giá đầu tư: Từ 11.5 – 13.5 triệu đồng.

Honeywell 1952GHD

Đầu đọc mã vạch không dây 2D Honeywell 1952GHD
Đầu đọc mã vạch không dây 2D Honeywell 1952GHD

4. Máy quét mã vạch không dây Unitech MS822B 2D

Unitech MS822B 2D là sự lựa chọn cân bằng giữa hiệu năng và chi phí, đáp ứng tốt nhu cầu quét mã vạch 1D và 2D phổ biến. Tốc độ quét nhanh, kết nối không dây linh hoạt cùng thiết kế nhỏ gọn giúp MS822B trở thành trợ thủ đắc lực cho công việc của bạn.

Ưu điểm:

  • Hỗ trợ nhiều phương thức kết nối như Bluetooth, 2.4G, USB, mang đến sự linh hoạt trong sử dụng. 
  • Dung lượng pin lớn (2600mAh), cho thời gian sử dụng liên tục lên đến nhiều giờ.
  • Thiết kế nhỏ gọn, đơn giản.
  • Tích hợp thêm bộ nhớ Flash 4MB nhằm hỗ trợ hoạt động ngoại tuyến mà không cần phải kết nối Bluetooth với máy chủ

Nhược điểm: Khả năng chịu va đập và chống bụi, chống nước của sản phẩm còn hạn chế, chỉ đạt mức 1.5m và IP42.

Giá đầu tư: Nằm trong khoảng 4.5 – 5.5 triệu đồng.

Unitech MS822B

Máy quét mã vạch không dây 2D Unitech MS822B
Máy quét mã vạch không dây 2D Unitech MS822B

5. Máy quét mã vạch không dây Honeywell 1952GSR 2D

Thuộc 1952G Series, Honeywell 1952GSR nổi bật với khả năng kết hợp hoàn hảo giữa tính linh hoạt, độ bền và tốc độ quét mã vạch, đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe của người dùng.

Ưu điểm:

  • Vận hành linh hoạt ở nhiều không gian khác nhau nhờ kết nối Bluetooth.
  • Xử lý nhanh chóng nhiều loại mã vạch 1D, 2D, mã vạch kém chất lượng, mã vạch hiển thị trên các thiết bị điện tử.
  • Chịu được va đập, chống bụi, nước theo tiêu chuẩn IP52.
  • Dung lượng pin lớn, cho phép quét liên tục lên đến 18 giờ.

Nhược điểm: Khả năng đọc các mã vạch nhỏ không hiệu quả bằng Honeywell 1952GHD.

Giá đầu tư: Từ 8.5 – 12 triệu đồng.

Honeywell 1952GSR

Máy quét barcode không dây Honeywell 1952GSR
Máy quét barcode không dây Honeywell 1952GSR

6. Máy quét mã vạch không dây Zebra Li4278

Zebra Li4278 là giải pháp tối ưu được sử dụng để đọc mã vạch 1D, mang đến tốc độ quét nhanh và chính xác. Thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi cùng khả năng kết nối không dây Bluetooth giúp bạn dễ dàng sử dụng trong mọi tình huống, từ quầy thu ngân đến kho hàng.

Ưu điểm:

  • Thiết kế bền bỉ, chắc chắn nhờ lớp vỏ nhựa dày, cứng cáp.
  • Đọc chính xác các loại mã vạch 1D, kể cả mã vạch trên màn hình điện thoại.
  • Vận hành linh hoạt, không bị giới hạn bởi dây dẫn.
  • Tốc độ quét nhanh chóng với 547 lần quét/giây

Nhược điểm: 

  • Không hỗ trợ đọc mã 2D, chỉ đọc được mỗi mã vạch 1D.
  • Giá đầu tư cao.

Giá đầu tư: Nằm trong khoảng 5 – 6 triệu.

Zebra Li4278

Máy quét mã vạch không dây 1D Zebra Li4278
Máy quét mã vạch không dây 1D Zebra Li4278

7. Máy quét mã vạch không dây Unitech MS926 2D, bỏ túi

Unitech MS926 sở hữu thiết kế siêu nhỏ gọn, vừa vặn trong lòng bàn tay nhưng vẫn đảm bảo khả năng quét mã vạch 1D, 2D nhanh chóng và chính xác. Với kết nối Bluetooth linh hoạt, MS926 là người bạn đồng hành lý tưởng cho những công việc thường xuyên di chuyển.

Ưu điểm:

  • Thiết kế siêu nhỏ gọn, dễ dàng mang theo bên mình.
  • RAM 64 Kbyte; Flash 2MB, cho phép lưu trữ khoảng 100.000 mã vạch ở chế độ hàng loạt.
  • Kết nối được với các máy chủ có hệ điều hành Windows, Android và iOS.
  • Dung lượng Pin làm việc đạt 680mAh.
  • Có chức năng ghép nối tự động NFC-Bluetooth® hiện đại,

Nhược điểm: Với các mã vạch có độ chói cao hoặc mã vạch ở điều kiện thiếu sáng, thường sẽ đọc không quá nhanh nhạy.

Giá đầu tư: Nằm trong khoảng 7 – 8 triệu đồng.

Unitech MS926

Máy đọc mã vạch không dây Unitech MS926 bỏ túi
Máy đọc mã vạch không dây Unitech MS926 bỏ túi

8. Máy quét mã vạch không dây Opticon OPN-2006 1D, bỏ túi

Opticon OPN-2006 là một thiết bị quét mã vạch di động rất tiện dụng nổi bật với kết nối Bluetooth ổn định, dễ dàng kết nối máy với nhiều thiết bị khác nhau như điện thoại, máy tính bảng hay máy tính để bàn. Ngoài ra, ở máy còn có khả năng quét mã vạch 1D khá tốt, nhanh chóng và chính xác, đặc biệt trong điều kiện ánh sáng tốt.

Ưu điểm:

  • Thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi để bỏ túi và sử dụng mọi lúc mọi nơi. 
  • Kết nối Bluetooth linh hoạt.
  • Tốc độ quét: 100 lần quét/giây.
  • Bộ nhớ lớn, hỗ trợ lưu trữ dữ liệu lên đến 20,000 lần quét.

Nhược điểm: 

  • Chỉ hỗ trợ quét mỗi mã vạch 1D.
  • Độ bền chưa cao, không thích hợp để hoạt động trong môi trường khắc nghiệt.

Giá đầu tư: Nằm trong khoảng 3.5 – 5 triệu đồng.

Opticon OPN-2006

Máy quét mã vạch không dây 1D Opticon OPN-2006 bỏ túi
Máy quét mã vạch không dây 1D Opticon OPN-2006 bỏ túi

9. Máy quét mã vạch không dây Opticon OPN-4000i 1D, bỏ túi

Opticon OPN-4000i là giải pháp  cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Với công nghệ quét CCD tiên tiến, khả năng kết nối Bluetooth không dây linh hoạt và thiết kế nhỏ gọn, OPN-4000i là giải pháp tối ưu để nâng cao hiệu suất làm việc mà không cần đầu tư quá nhiều chi phí.

Ưu điểm:

  • Dễ dàng kết nối với các thiết bị di động như điện thoại, máy tính bảng,…
  • Tương thích với nhiều hệ điều hành khác nhau: iOS, Android, Windows,…
  • Pin Lithium-ion 3.7V 600mAh cho phép quét liên tục trong nhiều giờ.
  • Cho phép thu thập dữ liệu ngay cả khi không kết nối với máy chủ.

Nhược điểm: Không hỗ trợ quét mã 2D, chỉ quét được mã 1D.

Giá đầu tư: Nằm trong khoảng 3.5 – 4.5 triệu.

Opticon OPN-4000i

Máy quét mã vạch không dây 1D Opticon OPN-4000i
Máy quét mã vạch không dây 1D Opticon OPN-4000i

10. Máy quét mã vạch không dây Opticon OPN-3102i 2D, bỏ túi

OPN-3202i sở hữu công nghệ quét Area Imager 2D tiên tiến, cho phép đọc nhanh chóng và chính xác hầu hết các loại mã vạch 1D, 2D phổ biến, bao gồm cả mã QR trên màn hình điện thoại. Kết nối Bluetooth Ver. 2.1 đảm bảo đường truyền ổn định và tiết kiệm năng lượng.

Ưu điểm:

  • Xử lý hiệu quả các mã vạch từ 1D đến 2D.
  • Kết cấu gọn nhẹ, tiện dụng nhưng vẫn đảm bảo độ bền với chuẩn IP54.
  • Giao tiếp nhanh với các thiết bị di động qua công nghệ kết nối Bluetooth.
  • Pin sạc Lithium-Ion 600 mAh cho phép thiết bị hoạt động liên tục trong nhiều giờ.

Nhược điểm: Chi phí đầu tư cao.

Giá đầu tư: Nằm trong khoảng 6 – 7 triệu đồng.

Opticon OPN-3102i

Máy quét mã vạch không dây Opticon OPN-3102i 2D bỏ túi
Máy quét mã vạch không dây Opticon OPN-3102i 2D bỏ túi

11. Máy quét mã vạch không dây Zebra Li3678 1D, công nghiệp

Zebra Li3678 là dòng máy nổi bật được thiết kế để hoạt động trong môi trường công nghiệp khắc nghiệt. Với khả năng quét mã vạch 1D vượt trội, kết nối không dây linh hoạt và độ bền đáng kinh ngạc, Li3678 là lựa chọn hoàn hảo cho các nhà kho, xưởng sản xuất, và các doanh nghiệp cần một giải pháp quét mã vạch đáng tin cậy.

Ưu điểm:

  • Đọc nhanh chính xác các mã vạch 1D.
  • Đạt chuẩn IP67, chống bụi, chống nước và chống va chạm tốt (2.4m)
  • Dung lượng pin lớn, khi sạc đầy có thể quét được 140,000+ lần.
  • Kết nối Bluetooth Class 1 và Class 2 tạo phạm vi kết nối mở rộng trong khoảng 10 – 100m (trong môi trường tiêu chuẩn).

Nhược điểm: 

  • Chỉ quét được mã vạch 1D, không quét được mã 2D như QR code.
  • Giá thành cao.

Giá đầu tư: Nằm trong khoảng 13 – 15 triệu.

Zebra Li3678

Máy quét mã vạch không dây Zebra Li3678 1D công nghiệp
Máy quét mã vạch không dây Zebra Li3678 1D công nghiệp

12. Máy quét mã vạch không dây Zebra DS3678 2D, công nghiệp

Zebra DS3678 là chiếc máy quét mã vạch không dây, hội tụ đầy đủ những tính năng vượt trội để đáp ứng mọi nhu cầu khắt khe nhất trong môi trường công nghiệp. Với khả năng đọc đa dạng mã vạch 1D, 2D, kết nối không dây linh hoạt và độ bền ấn tượng, DS3678 sẵn sàng cùng bạn chinh phục mọi thử thách.

Ưu điểm:

  • Pin PowerPrecision+ dung lượng lớn với 3100mAh Li-Ion 
  • Quét mã vạch 1D, 2D ở khoảng cách 1.5 m.
  • Chịu được va đập từ độ cao 2.4m, đạt chuẩn IP65 về khả năng chống bụi và nước.
  • Xử lý mã vạch hiệu quả trong mọi điều kiện môi trường, kẻ cả điều kiện thiếu sáng,

Nhược điểm: Giá thành cao so với các dòng máy quét thông thường. 

Giá đầu tư: Từ 15 triệu đồng trở lên.

Zebra DS3678

Máy quét mã vạch không dây 2D Zebra DS3678 công nghiệp
Máy quét mã vạch không dây 2D Zebra DS3678 công nghiệp

Như trên là Top 10+ máy quét mã vạch không dây bán chạy, được khách hàng của Thế Giới Mã Vạch ưa chuộng và tin dùng. Nếu bạn vẫn còn những băn khoăn trong chọn lựa, nội dung về tiêu chí lựa chọn sau đây sẽ giúp bạn có thêm dữ kiện để chọn mua đúng sản phẩm phù hợp.

Tiêu chí chọn mua máy quét mã vạch không dây phù hợp

Việc lựa chọn máy quét mã vạch không dây phù hợp không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình làm việc mà còn tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Dưới đây sẽ là những tiêu chí chọn mua mà bạn cần lưu ý, đó là:

  • Loại mã vạch cần quét:
    • Nếu chỉ quét mã vạch 1D thì nên lựa chọn các dòng máy quét laser hoặc linear imager với giá thành phải chăng.
    • Nếu cần quét cả mã vạch 1D và 2D, hãy đầu tư vào máy quét Area Imager để hỗ trợ xử lý mọi loại mã vạch.
  • Khoảng cách quét: 
    • Ngắn (0 – 30cm): Phù hợp với quét mã vạch trên sản phẩm nhỏ, quầy thu ngân, cửa hàng tiện lợi.
    • Trung bình (30cm – 1m): Đáp ứng nhu cầu quét mã vạch trên kệ hàng, kho hàng.
    • Xa (trên 1m): Lý tưởng cho việc quét mã vạch trên pallet, container, trong các nhà kho lớn.
  • Độ bền: Ưu tiên lựa chọn các dòng máy có khả năng chống va đập, chống nước, chống bụi để bảo vệ máy quét khỏi các tác động của môi trường trong quá trình sử dụng.
  • Dung lượng pin và thời gian sử dụng: Nên chọn máy quét có dung lượng Pin lớn, thời gian sử dụng pin dài để đảm bảo công việc không bị gián đoạn.
  • Thương hiệu uy tín:  Ưu tiên các thương hiệu uy tín như Zebra, Honeywell, Opticon, Unitech,… để đảm bảo chất lượng sử dụng và dịch vụ hậu mãi.
  • Giá cả phù hợp chất lượng: Hãy cân nhắc về ngân sách đầu tư và lựa chọn sản phẩm có giá cả phù hợp với chất lượng và tính năng.
  • Nhà cung cấp chính hãng: Lựa chọn nhà cung cấp uy tín để đảm bảo quyền lợi bảo hành và tránh mua phải hàng giả, hàng nhái.

Mua máy quét mã vạch không dây chính hãng, giá tốt ở đâu?

Thế Giới Mã Vạch là một trong những địa chỉ uy tín mà bạn có thể tham khảo khi muốn mua máy quét mã vạch không dây. Với kinh nghiệm 15 lâu năm trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp mã số mã vạch, Thế Giới Mã Vạch chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những sản phẩm chất lượng cao với mức giá hợp lý.

Khi mua hàng tại Thế Giới Mã Vạch, bạn sẽ nhận được:

  • Sản phẩm chính hãng: Cam kết cung cấp các sản phẩm máy quét mã vạch không dây chính hãng từ các thương hiệu nổi tiếng như Zebra, Honeywell, Opticon, Unitech,…
  • Đa dạng mẫu mã: Bạn có thể tìm thấy nhiều loại máy quét mã vạch không dây với các tính năng khác nhau, phù hợp với nhiều ứng dụng và ngành nghề.
  • Giá cả cạnh tranh: Thế Giới Mã Vạch luôn cập nhật giá cả thị trường để mang đến cho khách hàng những ưu đãi hấp dẫn nhất.
  • Dịch vụ chuyên nghiệp:  Đội ngũ nhân viên tư vấn giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu và hỗ trợ kỹ thuật tận tình.
  • Bảo hành chính hãng: Các sản phẩm được bảo hành chính hãng, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.

Liên hệ ngay Thế Giới Mã Vạch để sở hữu ngay những sản phẩm chất lượng và những trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp và tận tâm.

Các câu hỏi được quan tâm

1. Máy quét mã vạch không dây có khả năng quét mã vạch trên màn hình điện thoại hay không?

CÓ. Hầu hết các máy quét mã vạch 2D hiện đại đều được trang bị công nghệ Area Imager (cảm biến ảnh), cho phép chúng “đọc” được mã vạch trên nhiều bề mặt khác nhau, bao gồm cả màn hình điện thoại, máy tính bảng, hay thậm chí là các bề mặt cong và phản chiếu.

2. Các thương hiệu máy quét mã vạch không dây nổi tiếng nhất trên thị trường hiện nay là gì?

Dưới đây là 4 cái tên thương hiệu máy quét mã vạch không dây nổi tiếng nhất và được nhiều doanh nghiệp tin tưởng và lựa chọn:

  • Zebra: Thương hiệu nổi tiếng hàng đầu thế giới. Các máy quét không dây của Zebra được đánh giá cao về tính linh hoạt, độ bền và hiệu suất, phù hợp với nhiều môi trường làm việc khác nhau.
  • Honeywell: Với kinh nghiệm lâu đời trong ngành mã số mã vạch, Honeywell cung cấp các máy quét mã vạch không dây chất lượng cao, được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực bán lẻ, kho vận, sản xuất.
  • Opticon: Là thương hiệu đến từ Nhật Bản, nổi tiếng với thiết kế tinh tế và độ bền vượt trội, Opticon mang đến những sản phẩm máy quét mã vạch nhỏ gọn, dễ sử dụng, phù hợp với nhiều ứng dụng trong bán lẻ và dịch vụ. 
  • Unitech: Đến từ Đài Loan, Unitech cung cấp hàng loạt giải pháp quét mã vạch không dây chất lượng, đáp ứng mọi nhu cầu với mức giá đầu tư cạnh tranh.

Ngoài ra, còn có một số thương hiệu khác như Datalogic, Newland,…cũng cung cấp các sản phẩm máy quét mã vạch không dây chất lượng, đáng để bạn tham khảo.

3. Khoảng cách quét của máy quét mã vạch không dây có ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc như thế nào?

Khoảng cách quét là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc của máy quét mã vạch không dây. Khoảng cách này quyết định độ xa mà máy quét có thể đọc được mã vạch một cách chính xác và nhanh chóng.

  • Khoảng cách quét lớn: Giúp tăng tốc độ làm việc, đặc biệt trong các môi trường làm việc rộng lớn như kho hàng, nhà máy. Người dùng không cần phải đưa máy quét quá gần mã vạch, tiết kiệm thời gian và công sức.
  • Khoảng cách quét nhỏ: Thích hợp cho các môi trường làm việc nhỏ hẹp, đòi hỏi độ chính xác cao. Tuy nhiên, nếu khoảng cách quét quá nhỏ, người dùng sẽ phải thao tác nhiều hơn, dễ gây mỏi tay và giảm hiệu suất làm việc.

Tóm lại, khoảng cách quét của máy quét mã vạch không dây là một yếu tố quan trọng cần được xem xét để tối ưu hóa hiệu suất làm việc. Lựa chọn và sử dụng máy quét đúng cách sẽ giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích của công nghệ này.

4. Chi phí đầu tư ban đầu cho máy quét mã vạch không dây là bao nhiêu?

Chi phí đầu tư ban đầu cho máy quét mã vạch không dây thường dao động từ vài triệu cho đến hàng chục triệu, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Thương hiệu: Các thương hiệu nổi tiếng như Zebra, Honeywell thường có giá cao hơn so với các thương hiệu khác như Opticon, Unitech.
  • Công nghệ quét: Máy quét 2D thường đắt hơn máy quét 1D do khả năng đọc mã vạch đa dạng hơn.
  • Tính năng bổ sung: Các tính năng như khả năng quét tầm xa, chống va đập, chống nước, chống bụi cũng sẽ làm tăng giá thành sản phẩm.

Để được tư vấn và báo giá chính xác nhất, hãy liên hệ đến Thế Giới Mã Vạch qua Hotline 1900 3438, đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ báo giá nhanh chóng đến với bạn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *