TOP 10+ LỖI MÁY IN HÓA ĐƠN NHIỆT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC NHANH

Máy in hóa đơn là thiết bị rất cần thiết trong cửa hàng siêu thị, cửa hàng thời trang, quán ăn, nhà hàng,… hiện nay. Là thiết bị không thể thiếu giúp quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng có thể sẽ có những lỗi phát sinh mà bạn chẳng may gặp phải. Bài viết dưới đây tổng hợp các lỗi thường gặp ở máy in bill và cách xử lý, khắc phục để công việc không bị gián đoạn.

1. Lỗi máy in bill không in được, không hoạt động

Kiểm tra lại nguồn điện và dây nguồn của thiết bị. Sau khi đã kết nối dây nguồn của máy với nguồn điện nhưng máy vẫn không nhận được bất kỳ nguồn năng lượng nào ngay cả khi công tắc đang bật thì bạn cần xem lại dây nguồn của máy in bill. Hãy rút dây khỏi ổ điện đang cắm và di chuyển qua ổ cắm khác. Nếu điện vẫn không vào được máy thì có lẽ dây nguồn của bạn đã bị hỏng. Lúc này cần tìm mua lại dây nguồn (adapter) mới cho máy. Đây là lỗi rất thường gặp ở những loại máy in hóa đơn cũ.

Trường hợp máy in bill không in được, không hoạt động kèm theo đèn đỏ chớp nháy liên tục kèm theo tiếng kêu tít tít. Khi này bạn cần mở máy ra và tiến hành thay giấy in hóa đơn mới bởi giấy cũ đã hết. Sau khi thay cần chú ý để giấy dư ra một phần qua cảm biến của máy thì mới có thể in ấn hóa đơn lại như bình thường được

Lỗi máy in bill không in được, không hoạt động
Lỗi máy in bill không in được, không hoạt động

>>> Có thể bạn quan tâm:

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy in bill nhiệt

2. Lỗi máy in bill không nhận lệnh in

Máy in bill không nhận lệnh in khi:

– Nguồn điện chập chờn hoặc không vào điện.

– Dây kết nối cắm sai.

– Driver không tương thích.

Hãy kiểm tra lại nguồn điện và tắt – bật lại công tắc của máy in bill để khởi động lại thiết bị.

Máy in bill thường có 3 cổng kết nối với máy chủ, lệnh in phải được truyền từ máy chủ đang có kết nối với máy in. Hãy kiểm tra lại dây kết nối từ máy chủ đến máy in đúng hay chưa và điều chỉnh lại cho đúng.

Driver đóng vai trò “dịch thuật” giữa máy in và máy chủ cho hai phía hiểu nhau và thường được cài đặt ở máy chủ. Khi máy in bill không nhận lệnh in hãy thử gỡ driver đã cài trước đó và cài lại một lần nữa vào máy chủ.

Lỗi máy in bill không nhận lệnh in
Lỗi máy in bill không nhận lệnh in

3. Lỗi máy in bill bị kẹt giấy

Nguyên nhân khiến cho máy in bill bị kẹt giấy:

– Lắp giấy in bill bị lệch.

– Giấy in bị ẩm và dính lại với nhau.

– Sensor (cảm biến) giấy bị hỏng.

– Dao cắt bị kẹt.

Cách khắc phục lỗi máy in bill bị kẹt giấy:

– Mở phần nắp phía trước của máy in bill.

– Sau đó bạn sẽ thấy một con lăn màu trắng. Hãy lăn con lăn đó về phía trước, việc này giúp thu dao cắt lại và cho phép bạn mở nắp máy in bill ra.

– Lúc này, bạn có thể lấy giấy in ra và xử lý các vụn giấy bám bên trong để loại bỏ việc bị kẹt giấy. Lưu ý, hãy cố gắng loại bỏ tất cả vụn giấy để tránh việc bị kẹt lần nữa.

– Cuối cùng, lắp giấy in bill vào và sử dụng.

Lỗi máy in bill bị kẹt giấy
Lỗi máy in bill bị kẹt giấy

>>> Có thể bạn quan tâm:

Hướng dẫn cách thay lắp giấy máy in bill nhanh chóng

Để máy in bill không bị kẹt giấy hãy sử dụng giấy in bill chất lượng, lắp đúng cỡ giấy vào đúng vị trí.

Nếu sensor máy bị hỏng cần phải thay sensor.

4. Lỗi máy in bill in không ra chữ

Máy in bill của bạn hoạt động rất trơn tru nhưng hóa đơn sau khi in ấn ra lại không có thông tin trên đó. Lúc này, đừng quá hoang mang, bạn cần bình tĩnh mở nắp máy ra và kiểm tra cuộn giấy in bill của mình. Lỗi máy in bill in không ra chữ thường xảy ra khi bạn lắp ngược mặt giấy in bill.

Do cấu tạo là giấy in nhiệt nên trên bề mặt của giấy có sự khác biệt. Mặt trên là mặt tiếp xúc với đầu in sẽ được phủ lớp bụi than để khi tiếp xúc với đầu in thì nhiệt độ cao sẽ chuyển hóa thành màu đen, tạo nên thông tin cần in.

Để kiểm tra giấy in bill được lắp đúng hay chưa bạn cần kiểm tra bằng cách chà xát đầu móng tay hoặc dùng bất kỳ vật nào tạo ma sát trên bề mặt giấy. Nếu sau khi bị chà xát các vị trí đó biến thành màu đen thì đây là mặt cần lắp áp về phía đầu in.

Lỗi máy in bill in không ra chữ
Lỗi máy in bill in không ra chữ

5. Lỗi máy in bill in không in được hết

Sau khi hóa đơn được in ấn ra nhưng lại không hiển thị hết thông tin giống như trên thiết kế thì bạn cần kiểm tra lại driver. Khi driver được thiết lập không phù hợp với máy in bill có thể gây ra trường hợp này. Cách tốt nhất để khắc phục triệt để trường hợp này là sử dụng luôn đĩa driver đi kèm theo máy được cung cấp bởi nhà sản xuất.

Lỗi máy in bill in không in được hết
Lỗi máy in bill in không in được hết

6. Lỗi máy in bill in tràn lề

Máy in bill in bị tràn lề hoặc in không đủ nội dung là do file in đang đặt ở khổ in lớn hơn giấy in hiện đang lắp bên trong máy hoặc driver máy bị lỗi.

Cách khắc phục:

– Thiết lập lại khổ in cho máy in bill.

– Cài đặt lại driver của máy in bill vào máy chủ có kết nối.

Lỗi máy in bill in tràn lề
Lỗi máy in bill in tràn lề

7. Lỗi máy in bill in bị sọc

Nguyên nhân khiến gặp lỗi máy in bill in bị sọc là do đầu in nhiệt của máy.

Nếu các sọc thẳng dọc theo bill thì có thể tại vị trí đó đầu in bị bám bẩn hoặc đầu in đã bị xước.

Cách khắc phục: Sử dụng bông gòn có tẩm cồn lau nhẹ đầu in theo 1 chiều (tuyệt đối không chà xát qua lại). Sau đó in lại nếu bill vẫn bị sọc thì có nghĩa đầu in đã bị xước và buộc phải thay thế đầu in mới.

Lỗi máy in bill in bị sọc
Lỗi máy in bill in bị sọc

8. Lỗi máy in bill không bật được nguồn, không có điện

Hãy:

– Kiểm tra lại dây nguồn và nguồn điện của thiết bị. Nếu phát hiện dây bị lỏng hoặc nguồn điện chập chờn hay thay đổi nguồn và điều chỉnh lại ổ cắm.

– Kiểm tra công tắc đã được bật hay chưa. Nếu chưa hãy bật công tắc lên, nếu đã bật công tắc nhưng vẫn không vào điện thì có thể công tắc đã bị hỏng và cần thay mới.

– Kiểm tra Adapter của máy in xem có được kết nối đúng cách hay không ngoài ra kiểm tra Adapter máy còn hoạt động hay không bằng cách cắm Adapter vào thiết bị khác.

Lỗi máy in bill không bật được nguồn, không có điện
Lỗi máy in bill không bật được nguồn, không có điện

9. Lỗi cổng kết nối máy in bill (cắm nhầm, cổng hỏng)

Cổng kết nối máy in bill được cắm từ máy chủ đến máy in bill để truyền dữ liệu in. Ngoài ra máy in bill còn được cắm với két đựng tiền siêu thị nên đôi khi người dùng sẽ cắm nhầm cổng.

Có một trường hợp khác là do máy đã sử dụng quá lâu nên các chấu (các chân) trong cổng kết nối bị lờn, xuống cấp hoặc gỉ sét khiến chúng không còn sử dụng được nữa. Lúc này bạn có thể chọn giải pháp thay cổng hoặc đầu tư máy mới. Thông thường đầu tư máy mới là giải pháp hữu hiệu hơn vì chi phí thay linh phụ kiện cho máy sẽ khá cao.

Lỗi cổng kết nối máy in bill
Lỗi cổng kết nối máy in bill

10. Lỗi máy in bill báo Error (lỗi đèn đỏ)

Nguyên nhân dẫn đến máy in bill báo Error:

– Nắp máy chưa đóng.

– Giấy in chưa được kéo qua sensor máy.

– Sensor máy bị hỏng.

Khắc phục:

Kéo giấy in bill ra phía ngoài nhiều hơn để chắn qua sensor của máy in bill.

Nếu sensor máy bị hỏng cần phải được thay.

Lỗi máy in bill báo Error
Lỗi máy in bill báo Error

11. Lỗi máy in bill không cắt giấy

Máy in hóa đơn không tự động cắt giấy sau khi in thường xảy ra khi sử dụng các loại giấy không thích hợp với quy cách cài đặt khổ giấy. Khi kiểm tra lại giấy in hóa đơn xem loại giấy in bạn đang sử dụng là loại nào? Có phải giấy in cảm nhiệt hay không? Khổ giấy bạn đang sử dụng là loại nào? Máy in hóa đơn chỉ in ấn được giấy in hóa đơn cảm nhiệt với quy cách khổ K57 và K80 mà thôi. Nếu chất liệu và kích thước khác nhau thì máy có thể không cắt được giấy.

Ngoài trường hợp vừa kể trên thì có thể dao cắt máy in bill của bạn không còn sắc bén nữa hoặc được lắp không chặt. Kiểm tra lại độ bén của dao nếu cần thiết hãy thay thế dao cắt mới hoặc điều chỉnh lại bánh răng để dao cắt vào đúng vị trí. Trường hợp khác là chức năng tự động cắt giấy của máy in bill chưa được thiết lập. Bạn hãy truy cập vào Control Panel và thiết lập chức năng cắt giấy cho máy in bill.

Lỗi máy in bill không cắt giấy
Lỗi máy in bill không cắt giấy

12. Lỗi máy in bill không nhận mạng LAN

Kiểm tra đầu cắm cổng LAN ở máy in bill và Switch mạng.

Kiểm tra địa chỉ IP của máy in bill nếu khác lớp mạng với mạng nội bộ hoặc bị trùng với IP thiết bị khác thì cần thiết lập lại cho cùng lớp mạng và là IP duy nhất.

>>> Cách thiết lập kết nối LAN cho máy in bill:

>>> Có thể bạn quan tâm:

Cách kết nối máy in bill với máy tính, điện thoại, LAN

Nên mua máy in bill tốt loại nào?

Hy vọng với những chia sẻ bên trên về những lỗi hay gặp cũng như cách khắc phục đã giúp bạn có hướng xử lý khi gặp những trường hợp như thế này. Liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp bất kỳ thông tin nào liên quan đến lĩnh vực mã số mã vạch.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *