Tổng hợp các lỗi máy in mã vạch thường gặp (Update 2024)

Lỗi máy in mã vạch là những sự cố xảy ra trong quá trình vận hành của máy in mã vạch, khiến nó không thể hoạt động bình thường hoặc cho ra kết quả in ấn không như mong muốn. Có nhiều loại lỗi máy in mã vạch khác nhau, cụ thể là:

  • Không in được: nghĩa là máy không vận hành, không hoạt động và in tem nhãn như bình thường.
  • In không ra mực, tem trắng: in không có nội dung và cũng không có mực bám dính lên trên bề mặt tem
  • In tem bị mờ, nhòe: tạo ra các thông tin trên tem in không rõ nét.
  • Tem in ra bị mất nét: đường nét bị mất và đứt đoạn ở một vị trí cố định hoặc theo chiều xéo.
  • Thông tin bị lệch sang một bên: nội dung thông tin cần in không nằm trọn trong kích thước tem như mong muốn.
  • Máy in mã vạch không nhận giấy: tức là máy không hiểu khổ giấy, khi in sẽ cho tem lệch hoặc sẽ báo đèn đỏ.
  • Bị in nhảy tem: tức là một tem có thông tin và một tem trắng trơn, không có bất kỳ nội dung gì.
  • Máy in mã vạch báo đèn đỏ và tự động dừng lại tất cả các hoạt động in ấn trước đó.

Nội dung dưới đây sẽ trình bày rõ các nguyên nhân cũng như các cách khắc phục ở từng lỗi máy in mã vạch.

Lỗi máy in mã vạch không in được

Lỗi máy in mã vạch không in được là lỗi làm cho máy không thể thực hiện việc in ấn tem nhãn như bình thường. Các biểu hiện của lỗi này là: Máy in không khởi động; máy in không nhận lệnh in; máy in ra tem trắng, không nội dung; máy in ra các tem bị lỗi.

Nguyên nhân

Các nguyên nhân chính gây ra lỗi máy in không in được:

  • Máy in chưa lên nguồn
  • Gặp lỗi ở khâu kết nối.
  • Driver bị lỗi hoặc cài sai Driver, không tương thích với máy in.
  • Giấy in mã vạch bị hết giữa chừng, bị kẹt trong quá trình in.
  • Do mực in mã vạch bị hết hoặc bị đứt khi in.
  • Máy in mã vạch không nhận diện được khổ giấy có quy cách khác vừa lắp vào.
  • Một số nguyên nhân khác nữa như: Máy in mã vạch bị đứng, Lỗi hệ điều hành. 

Cách khắc phục

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra lỗi, bạn có thể áp dụng các cách khắc phục sau:

  • Cần kiểm tra kỹ lại nguồn điện, công tắt nguồn và dây nguồn.
  • Xử lý lỗi kết nối bằng cách thay dây cáp mới, kết nối qua cổng khác hoặc khắc phục lỗi mạng (đối với cổng LAN).
  • Sửa lỗi Driver bằng cách cài đặt lại phiên bản mới nhất và đúng với model máy in hiện đang sử dụng.
  • Kiểm tra và thay mới nếu giấy in hết. Còn với trường hợp kẹt giấy thì gỡ phần tem kẹt ra khỏi máy và vệ sinh lại để loại bỏ lớp keo dính.
  • Kiểm tra tổng quan đến mực in. Nếu mực bị đứt thì tiếp tục nối vào trục thu và in tiếp. Còn khi mực in hết thì thay cuộn mới vào. 
  • Để nhận diện đúng khổ giấy quy cách mới cần thực hiện Calibration cho máy in mã vạch.
  • Khởi động lại khi máy bị đứng. Kiểm tra và cài đặt các bản cập nhật hệ điều hành mới nhất để khắc phục lỗi hệ điều hành.

Để chi tiết hơn ở từng nguyên nhân, từng bước khắc phục, bạn có thể tham khảo thêm tài liệu hướng dẫn “Máy in mã vạch không in được” được thực hiện bởi những chuyên viên kinh nghiệm từ Thế Giới Mã Vạch.

Lỗi máy in mã vạch không in được
Lỗi máy in mã vạch không in được

Lỗi máy in mã vạch không ra mực, in tem trắng

Lỗi máy in mã vạch không ra mực là tình trạng tem in ra bị trắng trơn, không có bất kỳ nội dung, mã vạch nào hiển thị trên bề mặt tem.

Nguyên nhân:

Có 4 nguyên nhân dẫn đến lỗi máy in mã vạch không ra mực là:

  • Lắp mực in sai cách. 
  • Sử dụng mực in và giấy in không có tính tương thích với nhau.
  • Kích thước của file thiết kế tem không phù hợp với kích thước của tem được lắp trong máy in.
  • Điều chỉnh nhiệt độ đầu in xuống quá thấp trong lúc in.

Cách khắc phục

Mỗi nguyên nhân sẽ có mỗi cách khắc phục cụ thể là:

  • Xác định đúng mặt mực và lắp lại mực, sao cho mặt mực áp vào bề mặt giấy.
  • Mỗi loại mực sẽ phù hợp với từng loại giấy in. Cần sử dụng loại mực tương thích với loại giấy đang sử dụng.
  • Giải quyết nhanh chóng bằng cách thay đổi kích thước trong file thiết kế.
  • Tăng nhiệt độ đầu in nhưng chỉ nên tăng nhẹ rồi in thử để xem chất lượng đã được chưa.

Hãy tham khảo ngay bài viết “Máy in mã vạch không ra mực” để có thêm thông tin chi tiết về cách khắc phục sự cố máy in mã vạch của bạn.

Lỗi máy in mã vạch không ra mực
Lỗi máy in mã vạch không ra mực

Lỗi máy in mã vạch bị mờ

Lỗi máy in mã vạch bị mờ là khi tem in ra với các thông tin, mã vạch không có độ rõ nét, thiếu chi tiết và bị mờ nhòe.

Nguyên nhân

Những nguyên nhân khiến máy in mã vạch bị mờ bạn nên biết là:

  • Liên quan đến vật tư giấy in (giấy in kém chất lượng, giấy không tương thích với mực, giấy in bị ẩm mốc, bề mặt giấy bị người dùng chạm tay quá nhiều lần).
  • Liên quan đến vật tư mực in (sử dụng hàng kém chất lượng hoặc đã quá hạn sử dụng, mực không có sự tương thích với giấy in).
  • Liên quan trực tiếp đến đầu in (đầu in bị bám bụi hoặc đầu in bị mài mòn).
  • Máy in mã vạch được thiết lập chưa chính xác (tốc độ in quá nhanh nhưng nhiệt độ đầu in quá thấp làm mực không nóng chảy đều).

Cách khắc phục

Áp dụng các biện pháp sau để xử lý lỗi này một cách nhanh chóng:

  • Lựa chọn và sử dụng giấy in mã vạch chất lượng, không bị bám bụi, ẩm mốc. Dùng giấy in tương thích với mực in để đảm bảo độ bám màu. Cũng như khi lắp giấy, hạn chế chạm tay vào bề mặt.
  • Chọn dùng mực in chất lượng, chính hãng và đặc biệt là phải tương thích với giấy in.
  • Vệ sinh đầu in đúng cách và đúng thời gian định kỳ.
  • Điều chỉnh lại tốc độ in và nhiệt độ đầu in phù hợp thông qua driver của máy và trực tiếp trên máy (chỉ với dòng công nghiệp).

Nhấn vào đây để xem tài liệu tham khảo “Lỗi máy in mã vạch bị mờ”. Tài liệu này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về cách khắc phục của từng lỗi.

Lỗi máy in mã vạch bị mờ
Lỗi máy in mã vạch bị mờ

Lỗi máy in mã vạch bị mất nét

Lỗi máy in mã vạch bị mất nét là tình trạng máy in ra các con tem bị đứt đoạn, thiếu chi tiết, thiếu nét khiến mắt khó đọc, máy quét khó ghi nhận mã vạch.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi máy in mã vạch bị in mờ, bao gồm:

  • Mực in lắp ở bên trong máy bị nhăn, không được căng chỉnh thẳng.
  • Đầu in và trục Roller không được vệ sinh và bị bám bụi.
  • Đầu in mã vạch bị xước.

Cách khắc phục

Để khắc phục lỗi máy in mã vạch bị mờ, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Kiểm tra và lắp lại mực in mã vạch. Khi lắp chú ý không để mực lệch, phải được căng đều, không bị gấp.
  • Vệ sinh sạch sẽ đầu in và trục Roller bằng bông gòn y tế và cồn.
  • Thay đầu in mã vạch mới hoàn toàn.

Tìm hiểu cách khắc phục lỗi máy in mã vạch bị mất nét chi tiết, chính xác hơn qua tài liệu “Lỗi máy in mã vạch bị mất nét” được thực hiện bởi Thế Giới Mã Vạch.

Lỗi máy in mã vạch bị mất nét
Lỗi máy in mã vạch bị mất nét

Lỗi máy in mã vạch bị lệch

Lỗi máy in mã vạch bị lệch là khi nội dung trên tem mã vạch in ra không đúng vị trí mong muốn, bị méo sang một bên và không thẳng hàng, 

Nguyên nhân

Lỗi này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:

  • Lắp giấy in không sử dụng nẹp giấy hoặc nẹp sai cách khiến tem bị di chuyển trong quá trình in.
  • File thiết kế và khổ giấy in thực tế lắp vào máy không khớp với nhau.
  • Thiết lập sai các thông số trong phần mềm in ấn như vị trí in, hướng in, kích thước tem nhãn.
  • Các linh kiện của máy in bị hỏng, như đầu in nhiệt, trục roller, mắt cảm biến vị trí,…

Cách khắc phục

Để khắc phục lỗi máy in mã vạch bị lệch, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Lắp lại giấy in mã vạch và sử dụng thanh nẹp đúng cách, tránh kẹp lỏng gây xê dịch giấy và tránh kẹp chặt gây kẹt giấy.
  • Điều chỉnh lại File thiết kế theo đúng kích thước giấy in đã được lắp sẵn ở bên trong máy in mã vạch.
  • Thiết lập lại các thông số in ảnh hưởng đến độ lệch của tem thông quan phần mềm in Bartender.
  • Vệ sinh lại các linh kiện, sau đó kiểm tra và thay thế các linh kiện bị hao mòn.

Đừng bỏ lỡ hướng dẫn chi tiết cách khắc phục lỗi này tại đây: “Lỗi máy in mã vạch bị lệch” 

Lỗi máy in mã vạch bị mất nét
Lỗi máy in mã vạch bị mất nét

Lỗi máy in mã vạch không nhận giấy

Lỗi máy in mã vạch không nhận giấy được hiểu đơn giản là tình trạng máy không hiểu khổ giấy đang được lắp sử dụng ở bên trong máy.

Nguyên nhân

Có 5 nguyên nhân chính khiến máy in mã vạch không nhận giấy, đó là:

  • Đổi sang sử dụng kích thước giấy mới.
  • Giấy in mã vạch được bế với lớp đế dày.
  • Mắt cảm biến bị xê dịch ra ngoài khổ giấy.
  • Mắt cảm biến bị hỏng do hết tuổi thọ sử dụng.
  • Vô tình tắt hoặc chuyển đổi chế độ khiến máy in không tự nhận diện khổ giấy nữa.

Cách khắc phục

Các cách khắc phục tương ứng cho từng nguyên nhân làm máy in mã vạch không nhận giấy, là:

  • Kiểm tra lại cách lắp đặt giấy. Đảm bảo giấy phải được lắp đúng chiều, đúng hướng.
  • Tiếp đó là kiểm tra chất lượng giấy về độ dày giấy. Với đế dày thì nên xem xét thêm về cách đi điểm đen, đục lỗ tại những vị trí khoảng cách tem để mắt cảm biến có thể nhận diện được.
  • Kiểm tra vị trí của mắt cảm biến.
  • Vệ sinh sạch sẽ và thực hiện kiểm tra mắt cảm biến bằng cách in test. Nếu hỏng thì cần phải thay mới.
  • Thực hiện Calibration lại máy in mã vạch để máy có thể nhận diện chính xác khổ giấy.

Để chi tiết hơn về từng nguyên nhân về từng cách khắc phục thì bạn đừng bỏ qua bài chia sẻ “Lỗi máy in mã vạch không nhận giấy” này.

Lỗi máy in mã vạch không nhận giấy
Lỗi máy in mã vạch không nhận giấy

Lỗi máy in mã vạch bị nhảy tem

Máy in mã vạch bị lỗi nhảy tem là tình trạng tem in ra có sự xen kẽ giữa tem có nội dung và tem trắng.

Nguyên nhân:

Lý do duy nhất gây ra lỗi máy in mã vạch bị nhảy tem đó chính là máy in chưa nhận diện được khổ giấy lắp ở bên trong thiết bị. 

Cách khắc phục

Để khắc phục lỗi này, bạn cần tiến hành Calibration cho máy in mã vạch, giúp máy hiểu đúng khổ tem đã được lắp sẵn bên trong. Các dòng máy in mã vạch để bàn, công nghiệp của những thương hiệu khác nhau sẽ có cách Calibration cũng khác nhau.

Tham khảo tài liệu “Lỗi máy in mã vạch bị nhảy tem” để hiểu chính xác hơn về lỗi máy in mã vạch bị nhảy tem và cách hiệu chỉnh cho từng dòng máy, từng thương hiệu hiện được cung cấp tại Thế Giới Mã Vạch.

Lỗi máy in mã vạch bị nhảy tem
Lỗi máy in mã vạch bị nhảy tem

Lỗi máy in mã vạch báo đèn đỏ

Lỗi máy in mã vạch báo đèn đỏ là tình trạng đèn báo lỗi và phát ra ánh sáng màu đỏ, để cảnh báo người dùng về một sự cố hoặc vấn đề trong quá trình hoạt động.

Nguyên nhân

Các nguyên nhân làm máy in mã vạch báo đèn đỏ thường gặp, đó là:

  • Đang in thì bị hết giấy.
  • Hết mực hoặc mực bị đứt mực giữa chừng.
  • Thay lắp giấy, mực in sai khiến cảm biến không nhận diện được.
  • Máy in mã vạch không hiểu được khổ giấy.

Cách khắc phục

Cách khắc phục sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra lỗi. Dưới đây là một số cách khắc phục phổ biến:

  • Tháo bỏ lõi cuộn giấy đã hết và lắp cuộn giấy in mã vạch mới.
  • Tháo bỏ lõi mực đã hết cùng lõi thu cũ và lắp cuộn mực in mã vạch mới nếu đã hết mực.
  • Với mực bị đứt thì quấn lại mực vào trục thu, sau đó điều chỉnh nhiệt độ đầu in thấp xuống.
  • Tháo và lắp lại giấy và mực theo hướng dẫn từ kỹ thuật hoặc theo sơ đồ được bố trí bên trong nắp máy.
  • Thực hiện Calibration cho máy in mã vạch để giúp máy hiểu đúng khổ giấy.

Để biết thêm thông tin về lỗi máy in mã vạch báo đèn đỏ thì hãy tham khảo tài liệu “Lỗi máy in mã vạch báo đèn đỏ”.

Lỗi máy in mã vạch báo đèn đỏ
Lỗi máy in mã vạch báo đèn đỏ

Như trên là 8 lỗi cơ bản mà người dùng có thể gặp phải trong quá trình sử dụng máy in mã vạch. Ngoài những lỗi cơ bản trên thì còn có những lỗi đặc biệt khác mà ở mỗi dòng máy thuộc các thương hiệu khác nhau sẽ có cách thức báo lỗi khác nhau.

Nếu chẳng may thiết bị gặp lỗi trong quá trình vận hành thì trước hết bạn hãy tìm hiểu xem nguyên nhân, sau đó thực hiện sửa lỗi. 

Nếu vẫn không khắc phục được lỗi thì hãy liên hệ đến nhà cung cấp thiết bị cho bạn. Tuyệt đối không tự ý tháo lắp máy khi chưa biết nguyên nhân, khi không nắm rõ về kỹ thuật hoặc không có sự hướng dẫn từ các kỹ thuật viên. Bởi việc tự ý tháo lắp máy sẽ ảnh hưởng đến chính sách bảo hành mà bạn nhận được.

Những câu hỏi được quan tâm về lỗi máy in mã vạch

1. Tôi nên vệ sinh và bảo dưỡng máy in mã vạch thường xuyên như thế nào để tránh gặp lỗi?

Nên vệ sinh đầu in và các bộ phận khác của máy in mã vạch (như trục roller, cảm biến) trong mỗi lần thay lắp giấy, mực in mới hoặc sau mỗi lần in. Nên dùng bông gòn và cồn y tế để thực hiện hoạt động này. Việc vệ sinh, bảo dưỡng máy in mã vạch thường xuyên sẽ giúp máy vận hành tốt hơn, hạn chế lỗi và đảm bảo tuổi thọ ứng dụng.

Thao tác vệ sinh đầu in được tóm lược qua 7 bước sau:

  • Bước 1: Tắt nguồn, mở nắp máy và cụm đầu in
  • Bước 2: Tháo giấy, mực in khỏi vị trí đầu in
  • Bước 3: Vệ sinh đầu in bằng bông gòn tẩm cồn y tế, lau theo 1 chiều, thay miếng bông mới sau mỗi lần lau
  • Bước 4: Lau sạch trục lăn roller
  • Bước 5: Vệ sinh các bộ phận khác như cảm biến, vỏ máy,…
  • Bước 6: Lắp lại giấy, mực in
  • Bước 7: Đóng cụm đầu in, nắp máy rồi bật nguồn và in tem kiểm tra

Chi tiết về về từng bước trên được chia sẻ trong tài liệu: “Hướng dẫn vệ sinh đầu in mã vạch đúng cách”.

2. Tôi vừa thay giấy in mới nhưng máy in mã vạch vẫn in ra mã vạch bị lệch hoặc không đúng vị trí. Nguyên nhân là gì?

2 nguyên nhân chính cho tình trạng trên và cách khắc phục tương ứng là:

  • Kích thước tem thực tế lắp trên máy và kích thước tem trên file thiết kế không trùng khớp. Hãy kiểm tra lại 2 thông số kích thước này và điều chỉnh kích thước trên file thiết kế nếu không trùng khớp cùng kích thước tem in thực tế.
  • Máy in chưa hiểu (nhận diện) được khổ giấy mới mà bạn vừa lắp vào. Bạn nên thực hiện Calibration để hiệu chỉnh. Trường hợp sau khi đã hiệu chỉnh thành công mà tình trạng trên vẫn xảy đến thì bạn nên liên hệ cùng nhà cung cấp thiết bị cho bạn để được hỗ trợ kiểm tra, xử lý.

3. Tôi mới mua máy in mã vạch và gặp lỗi ngay lần đầu sử dụng. Có phải tôi đã mua phải hàng lỗi? Tôi nên làm gì tiếp theo?

Việc máy in mã vạch mới mua gặp lỗi ngay lần đầu sử dụng có thể gây lo lắng. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có nghĩa là bạn đã mua phải hàng lỗi. Dưới đây là một số bước bạn có thể thực hiện để xác định và giải quyết vấn đề:

  • Kiểm tra lại các bước cài đặt:
    • Kết nối: Đảm bảo máy in đã được kết nối đúng cách với máy tính hoặc thiết bị khác thông qua cáp USB, Ethernet hoặc Wi-Fi (tùy thuộc vào loại máy in).
    • Driver: Kiểm tra xem bạn đã cài đặt đúng driver cho máy in mã vạch của mình chưa. Driver thường có sẵn trên đĩa CD đi kèm hoặc có thể tải xuống từ trang web của nhà sản xuất.
    • Cài đặt giấy và ribbon: Đảm bảo bạn đã lắp đặt giấy in và ribbon (nếu có) đúng cách theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Tham khảo hướng dẫn sử dụng: Hướng dẫn sử dụng thường cung cấp thông tin chi tiết về các lỗi thường gặp và cách khắc phục. Hãy xem phần “Troubleshooting” (Khắc phục sự cố) để tìm giải pháp cho lỗi bạn đang gặp phải.
  • Liên hệ với nhà cung cấp: Nếu bạn đã thực hiện các bước nhưng sách hướng dẫn của hãng đi kèm trong thùng máy mà vẫn không giải quyết được vấn đề, hãy liên hệ với nhà cung cấp để được hỗ trợ kỹ thuật. Họ có thể giúp bạn xác định nguyên nhân của lỗi và đưa ra giải pháp phù hợp.

Khi mua máy in mã vạch chính hãng được phân phối tại Thế Giới Mã Vạch, đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, tận tâm của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn tận tình từ thiết lập máy ban đầu đến hướng dẫn xử lý các lỗi gặp phải trong quá trình triển khai, sử dụng.

4. Tôi muốn in mã vạch màu nhưng máy in chỉ in được màu đen. Có cách nào khắc phục hoặc có loại máy in mã vạch nào hỗ trợ in màu không?

Hầu hết các dòng máy in mã vạch đang có mặt trên thị trường chỉ in tem đơn sắc (1 màu mực) và màu mực đen là phổ biến nhất bởi dễ tìm mua và giá thành tiết kiệm hơn mực màu. Nếu bạn muốn in mã vạch trên tem bạn có thể đầu tư một cuộn mực màu (đỏ, xanh xương, tím,…) và lắp vào máy để in ấn. Tuy nhiên, toàn bộ thông tin in ra cũng sẽ có 1 màu mực như vậy.

Vẫn có máy in mã vạch màu để bạn lựa chọn đầu tư, nhưng giá thành sẽ rất cao, thường gấp 3 – 4 lần máy in mã vạch đơn sắc và cần chờ nhập hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *