Thẻ cảm ứng
Ngày nay, thẻ cảm ứng được ứng dụng rất nhiều trong những hoạt động khác nhau từ chấm công đến quản lý vào ra khi kết hợp cùng hệ thống access control hay phục vụ cho công tác quẹt thẻ giữ xe và nhiều ứng dụng khác nữa. Vẻ ngoài của thẻ cảm ứng trông rất giống với những chiếc thẻ nhựa thông thường nên điều này cũng khiến không ít người dùng nhầm lẫn giữa các loại thẻ với nhau.
Nếu bạn cũng đang quan tâm đến thẻ cảm ứng là gì, gồm những loại nào, đặc điểm ra sao thì hãy cùng Thế Giới Mã Vạch tìm hiểu trong nội dung sau để có thể hiểu hơn và lựa chọn đúng loại thẻ với nhu cầu ứng dụng mà bạn đang cần đến.
Thẻ cảm ứng là gì?
Thẻ cảm ứng (hay còn gọi là thẻ không tiếp xúc) là loại thẻ nhựa sử dụng công nghệ nhận dạng đối tượng bằng tần số vô tuyến. Các loại thẻ cảm ứng đều sẽ được bố trí mạch ăng-ten (antenna) ở bên trong để giao tiếp được với đầu đọc thẻ thông qua tần số mà không cần tiếp xúc vật lý như khi ứng dụng công nghệ mã vạch in ấn trên bề mặt thẻ.
Tùy thuộc vào loại thẻ cảm ứng mà mạch ăng-ten bên trong sẽ có thiết kế khác nhau, tần số của thẻ cũng không giống nhau và để đọc được dữ liệu từ thẻ người dùng cần trang bị những chiếc đầu đọc thẻ chuyên dụng có tần số tương ứng.
Các loại thẻ cảm ứng
Như đã có đề cập, thẻ cảm ứng không phải là một loại thẻ chuyên dụng duy nhất mà đó là tên gọi chung cho những chiếc thẻ nhựa ứng dụng công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến. Vậy nên, phụ thuộc vào tần số mà thẻ cảm ứng cũng sẽ được chia làm 2 loại chính. Bao gồm:
Thẻ cảm ứng proximity
Thẻ cảm ứng Proximity là loại thẻ sử dụng tần số 125kHz. Ở loại thẻ này sẽ thẻ chỉ đọc (read-only), không có khả năng ghi lại hoặc xóa thông tin trên thẻ. Mỗi chiếc thẻ cảm ứng này sẽ có một ID cố định. Tùy thuộc vào dòng thẻ bạn chọn mua mà thẻ có thể có hoặc không có ID được in trên bề mặt thẻ. Dữ liệu lưu trữ trên thẻ Proximity thường sẽ gồm dãy 10 đến 14 chữ số cố định.
Thẻ cảm ứng Proximity thường được sử dụng như thẻ ID, thẻ nhân viên, thẻ chìa khóa… rất tiện lợi cho việc ra vào, tiết kiệm thời gian và không phải quẹt thẻ.
Thẻ cảm ứng Mifare
Thẻ cảm ứng Mifare còn thường được người dùng biết đến với tên gọi thẻ cảm ứng thông minh không tiếp xúc. Tần số của loại thẻ cảm ứng này là 13.56 MHz, được sản xuất theo chuẩn theo chuẩnISO/IEC 14443A , cho phép đọc – ghi – xóa. Có thể xóa và ghi mới dữ liệu lên đến 100.000 lần, độ bền ước tính lên đến 10 năm.
Hiện tại với thẻ cảm ứng Mifare sẽ gồm các loại nhỏ hơn với dung lượng bộ nhớ khác nhau: 512 bit (Mifare Ultralight), 1K (Mifare S50), 4K (Mifare S70).
Thẻ cảm ứng này được ứng dụng nhiều trong thẻ chấm công, thẻ thanh toán, vé thu phí phương tiện cầu đường…
Ứng dụng của thẻ cảm ứng
Phụ thuộc vào loại thẻ cảm ứng và tần số của thẻ mà thẻ sẽ được chọn lựa cho các ứng dụng phù hợp khác nhau. Một số ứng dụng tiêu biểu của thẻ cảm ứng có thể kể đến như:
Thẻ cảm ứng chấm công
Thẻ cảm ứng quản lý ra vào
Thẻ cảm ứng quản lý phương tiện tại bãi đỗ xe
Thẻ cảm ứng phục vụ thu phí cầu đường
Thẻ cảm ứng thang máy
Và một số những ứng dụng khác nữa.
Nếu bạn vẫn băn khoăn trong việc chọn lựa loại thẻ cảm ứng phù hợp, hãy liên hệ cùng Thế Giới Mã Vạch qua Hotline 1900 3438.
Đặc điểm của thẻ cảm ứng
Nếu những chiếc thẻ nhựa thường chỉ đơn thuần là chiếc thẻ được tạo nên từ nhựa PVC, cho phép bạn in ấn những nội dung, hình ảnh mong muốn lên trên bề mặt thẻ thì tại thẻ cảm ứng sẽ mang những đặc điểm như sau:
Cũng được tạo nên từ chất liệu nhựa với độ bền cao, chống thấm nước, cho phép in ấn thông tin, hình ảnh mong muốn lên cả 2 mặt thẻ.
Bên trong thẻ cảm ứng sẽ được trang bị vòng mạch, ăng-ten bên trong. Đây là đặc điểm giúp thẻ ứng dụng được công nghệ nhận dạng thông qua tần số vô tuyến.
Để đọc được ID hay nội dung được ghi trong thẻ bạn cần phải trang bị thiết bị chuyên dụng có tên gọi là đầu đọc thẻ (Lưu ý: Đây không phải là đầu đọc mã vạch hay đầu đọc thẻ từ. Khi chọn mua đầu đọc thẻ cảm ứng bạn cần đề cập đến tần chính xác của thẻ).
Tư vấn, đặt mua thẻ cảm ứng giá tốt, chất lượng
Khi ứng dụng thẻ cảm ứng, điều quan trọng nhất bạn cần quan tâm đến không phải là giá thành của thẻ mà là bạn cần ứng dụng thẻ cho hoạt động gì và tần số mà bạn cần cho thẻ là ra sao. Việc chọn nhầm loại thẻ không những không đáp ứng được cho yêu cầu sử dụng của bạn mà còn gây lãng phí ngân sách đầu tư khi phải mua mới lại từ đầu. Vậy nên, nếu bạn vẫn còn những băn khoăn, không biết đâu mới là loại thẻ cảm ứng mà mình đang cần đến thì đừng ngần ngại gì mà hãy liên hệ ngay cùng Thế Giới Mã Vạch để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn kịp thời, nhanh chóng. Tất cả thẻ cảm ứng được cung cấp bởi Thế Giới Mã Vạch đều được đảm bảo về chất lượng và khả năng ứng dụng của thẻ.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.