SỰ KHÁC NHAU GIỮA MÁY QUÉT CẦM TAY VÀ MÁY QUÉT ĐỂ BÀN

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại máy quét mã vạch khác nhau để đáp ứng tốt cho các yêu cầu ứng dụng đa dạng của người dùng. Tuy nhiên, đôi khi sự đa dạng này cũng khiến khách hàng chọn mua thiết bị không khỏi cảm thấy bối rối. Với cùng khả năng giải mã mã vạch như nhau nhưng máy lại có thiết kế khác nhau, loại thì cầm tay, loại lại để bàn thì phải làm thế nào? Hãy cùng Thế Giới Mã Vạch đi vào tìm hiểu chi tiết hơn về sự khác nhau giữa máy quét mã vạch cầm tay và để bàn để có thể dễ dàng hơn trong lựa chọn thiết bị đúng bạn nhé!

Sự khác nhau giữa máy quét cầm tay và máy quét để bàn

Để so sánh về sự khác nhau giữa máy quét cầm tay và để bàn, chúng ta sẽ cùng nhau đi vào đánh giá qua nhiều tiêu chí.

1/ Thiết kế bên ngoài

Điểm khác biệt lớn nhất và cũng là điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa máy quét mã vạch cầm tay và để bàn đó chính là về thiết kế bên ngoài:

▸ Máy quét mã vạch cầm tay sẽ thiết kế dạng đầu quét kết hợp cùng tay cầm dạng báng súng. Trên tay cầm được trang bị nút bấm kích hoạt tia quét. Nhìn chung, thiết kế của máy quét cầm tay khá nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ, rất thuận tiện cho việc cầm nắm, sử dụng máy chỉ bằng 1 tay. Trường quét của máy quét cầm tay hầu hết sẽ có dạng hình chữ nhật nằm ngang, độ lớn tầm khoảng 2 ngón tay, không quá lớn. Về phần chân đế máy thì tùy thuộc vào từng model cụ thể mà sẽ có đi kèm cùng chân đế hoặc không.

Máy quét mã vạch cầm tay với thiết kể nhỏ, gọn, nhẹ
Máy quét mã vạch cầm tay với thiết kể nhỏ, gọn, nhẹ

▸ Máy quét để bàn sẽ có thiết kế với phần đầu đọc gắn liền cùng đế đứng, thường được đặt trên bàn để ứng dụng cố định. Trường quét máy hầu hết có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật đứng, lớn gấp 2 – 3 lần kích thước trường quét của máy quét cầm tay. Tùy theo model mà trên thân máy có thể được hoặc không được trang bị nút bấm kích hoạt tia quét.

Máy quét để bàn với trường quét lớn, đế gắn liền đầu đọc
Máy quét để bàn với trường quét lớn, đế gắn liền đầu đọc

2/ Về đặc tính vận hành

Ngoài sự khác biệt về vẻ ngoài, giữa máy quét mã vạch cầm tay và để bàn còn có sự khác nhau trong đặc tính vận hành:

▸ Máy quét cầm tay: Khi vận hành, người dùng cần hướng trường quét, vùng phát tia của máy về phía mã vạch rồi bấm nút kích hoạt tia quét để máy vận hành.

Bấm nút kích hoạt tia quét khi dùng máy quét cầm tay
Bấm nút kích hoạt tia quét khi dùng máy quét cầm tay

▸ Máy quét để bàn: Cần hướng vị trí của mã vạch trên sản phẩm vào trước trường quét của máy. Khi máy nhận thấy có sự xuất hiện của vật thể là mã vạch, máy sẽ tự động kích hoạt tia quét để quét mã vạch này.

Máy quét để bàn với chế độ kích hoạt tia quét tự động
Máy quét để bàn với chế độ kích hoạt tia quét tự động

Nhìn chung, với những hoạt động quét mã đòi hỏi tính linh hoạt cao, quét mã trên sản phẩm ở nhiều vị trí khác nhau thì dòng máy cầm tay sẽ là sự lựa chọn tốt. Còn với việc quét mã trên các sản phẩm nhỏ gọn, dễ di chuyển nhưng lại yêu cầu tốc độ quét cao, quét rảnh thay thì dòng máy để bàn sẽ là sự lựa chọn phù hợp hơn.

3/ Về công nghệ quét

Hiện có các loại công nghệ quét như đơn tia (laser, CCD), đa tia (laser) hoặc chụp ảnh Imager. Ở cả máy quét mã vạch cầm tay và để bàn đều sẽ có các model máy sở hữu những công nghệ quét này. Nhưng để nói đến đa số thì:

▸ Máy quét cầm tay: Hầu hết sẽ được trang bị công nghệ quét là đơn tia laser hoặc chụp ảnh Imager. Vẫn có những dòng máy mang công nghệ quét CCD nhưng sẽ ít hơn những dòng máy mang 1 trong 2 công nghệ trên.

>>> Xem thiết bị:

▸ Máy quét để bàn: Gần như tất cả các dòng máy quét mã vạch để bàn trên thị trường hiện nay đều được trang bị công nghệ quét hiện đại nhất là công nghệ chụp ảnh Imager để giúp người dùng vừa quét được mã vạch 1D lẫn 2D. Số ít dòng máy khác là sử dụng công nghệ quét đa tia laser.

>>> Có thể bạn quan tâm: So sánh máy quét mã vạch 1D và 2D? Ứng dụng của từng dòng máy

Có một điểm bạn cần lưu ý là đến nay vẫn có rất nhiều người dùng nhầm lẫn rằng cứ máy quét mã vạch để bàn thì sẽ là dòng đa tia. Điều này là không đúng! Bạn cần hiểu được rằng, máy quét để bàn đa tia sẽ tạo ra mạng lưới tia quét, giúp bạn quét mã nhanh chóng, nhưng chỉ là đối với mã vạch 1D. Còn máy quét để bàn chụp ảnh Imager sẽ phát ra vùng sáng quét bao trùm lên toàn bộ mã vạch, hỗ trợ bạn giải mã tốt đồng thời cả mã vạch 1D lẫn 2D.

>>> Có thể bạn quan tâm: So sánh máy quét mã vạch đa tia và 2D, loại nào tốt hơn?

4/ Về ứng dụng

Để đánh giá về sự khác nhau giữa máy quét cầm tay và để bàn trong ứng dụng thì dòng cầm tay sẽ được lựa chọn sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau hơn. Cụ thể:

▸ Máy quét cầm tay: Được ứng dụng trong sản xuất, kho bãi, vận chuyển để phục vụ cho công tác quét mã xuất – nhập, kiểm kê hàng hóa. Hay trong lĩnh vực bán lẻ tại các cửa hàng, shop phục vụ cho hoạt động thanh toán, bán hàng. Trong lĩnh dịch vụ để quét mã check in, mã vé xem phim, vé tàu, xe,… Hoặc tại các bệnh viện dùng trong quét mã QR code trên BHYT,…

>>> Có thể bạn quan tâm: Top 10 máy quét mã vạch bảo hiểm y tế (BHYT) hiệu quả nhất

▸ Máy quét để bàn: Thường có 2 loại dạng để bàn hoặc âm bàn, thường được ứng dụng nhiều nhất tại quầy thanh toán của các cửa hàng lớn hoặc tại các quầy tính tiền ở các siêu thị, trung tâm thương mại nhằm phục vụ cho hoạt động quét mã nhanh hơn vì máy có trường quét lớn, vùn phát tia rộng, dễ bao phủ lên toàn bộ mã vạch khi quét mà không mất nhiều thời gian căn chỉnh. Ngoài ra, hiện nay máy còn được ứng dụng nhiều tại các khách sạn, cơ sở lưu trú, dùng cho quét mã vạch trên CCCD, phục vụ quản lý lưu trú (ứng dụng này sẽ chỉ phù hợp với các dòng máy có hỗ trợ quét được font tiếng Việt).

>>> Có thể bạn quan tâm: Máy quét mã qr code thẻ căn cước công dân (CCCD) giá tốt

Nhìn chung nếu để chọn lựa được máy quét mã vạch phù hợp, bạn không chỉ cần cân nhắc đây là dòng máy cầm tay hay để bàn mà bạn còn cần quan tâm thêm những yếu tố khác như loại mã vạch bạn cần quét là 1D hay cả 1D lẫn 2D, ngân sách đầu tư của bạn ra sao, không gian ứng dụng máy thế nào và bạn cần đầu tư máy để phục vụ cho hoạt động gì. Trong quá trình tư vấn, đội ngũ chuyên viên của Thế Giới Mã Vạch sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các vấn đề mà bạn đưa ra để cùng bạn chọn lựa được dòng máy phù hợp nhất.

>>> Liên hệ ngay Hotline 1900 3438 để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời nhất!

Các dòng máy quét mã vạch cầm tay và để bàn đang được ưa chuộng nhất

Sau đây là một số những dòng máy quét mã vạch cầm tay lẫn để bàn đang được rất nhiều người dùng cá nhân lẫn doanh nghiệp tin dùng. Hãy cùng chúng tôi tham khảo và chọn lựa cho mình dòng máy ưa thích, phù hợp bạn nhé!

Máy quét cầm tay 1D Zebra LS2208

Nếu bạn đang kinh doanh cửa hàng bán lẻ, mã vạch định danh sản phẩm tại cửa hàng chỉ dùng mỗi mã vạch 1D và bạn đang tìm máy để phục vụ cho công tác quét mã thanh toán thì máy quét mã vạch Zebra LS2208 sẽ là phương án chọn lựa giúp bạn tiết kiệm được không ít ngân sách đầu tư.

Thiết bị vừa được sản xuất bởi 1 trong những thương hiệu hàng đầu thế giới, lại có giá mềm và đặc biệt là chính sách bảo hành kéo dài lên đến 24 tháng.

Máy quét cầm tay 2D Zebra DS2208

Một đại diện máy quét khác đến từ Zebra sẽ  giúp bạn quét được nhiều loại mã vạch khác nhau mà vẫn tiết kiệm ngân sách đầu tư, đó chính là máy quét Zebra DS2208. Thiết bị sở hữu thiết kế gọn, đẹp, cầm chắc tay, kết nối đơn giản, vận hành dễ dàng. Dù không phải là một người am hiểu về thiết bị công nghệ thì bạn cũng có thể vận hành được máy.

Máy quét cầm tay 2d Zebra DS4608

Là sản phẩm “anh em” với Zebra DS2208 nhưng DS4608 lại sở hữu khả năng quét nổi bật hơn, nhanh chóng hơn. Nếu ở DS2208 sở hữu cảm biến hình ảnh 640×480 pixels thì tại DS4608 lại lên đến 1280×800 pixels. Với mức giá không chênh lệch là bao thì hiện nay, phần lớn người dùng đều sẽ quyết định đầu tư cho mình dòng máy quét DS4608.

Máy quét để bàn Zebra DS9308

Nhắc đến máy quét mã vạch để bàn là phải ngay lập tức đề cập đến model DS9308 đến từ thương hiệu Zebra. Ngoài việc sở hữu công nghệ chụp ảnh Imager tiên tiến, dòng máy này còn có tính năng quét được QR code mã hóa font chữ tiếng Việt mà không bị lỗi font. nên ngoài phục vụ hiệu quả cho thanh toán, bán hàng, thiết bị còn được lựa chọn ứng dụng trong check in sự kiện hoặc cho quét mã QR code trên thẻ CCCD.

Hy vọng với cách phân biệt sự khác nhau giữa máy quét cầm tay và máy quét để bàn cùng những chia sẻ về mẫu mã các dòng máy quét giá rẻ bán chạy bên trên bạn đã có thêm được một vài mẹo nhỏ trước khi ra quyết định mua máy quét.

Với những thắc mắc về máy cần giải đáp chi tiết, cụ thể hơn hoặc mong muốn demo, trải nghiệm thực thế, đừng ngần ngại gì mà hãy liên hệ cùng Thế Giới Mã Vạch để đội ngũ của chúng tôi có thể hỗ trợ bạn kịp thời, nhanh chóng hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *