Nếu bạn là người nhạy bén với những sự thay đổi thì không thể chưa nghe qua thuật ngữ mã QR và data matrix. Tại sao lại có sự xuất hiện của hai loại mã vạch này? Tại sao mã vạch tuyến tính 1D dần bị thay thế? Cùng tìm hiểu xem chúng có gì nổi trội hơn cũng như phân biệt sự khác nhau giữa hai loại mã QR và data matrix này.
Khái niệm về mã QR và Data matrix
Mã QR hay còn gọi là QR code, là một loại mã vạch 2D (tức mã vạch hai chiều) gồm nhiều ô vuông nhỏ màu đen được sắp xếp trong cùng một hình vuông lớn với phông nền trắng. Các ô vuông nhỏ là những thông tin đã được mã hóa từ những chữ số hoặc nhị phân.
Data matrix còn gọi là mã vạch ma trận, là một loại mã vạch 2D (tức mã vạch hai chiều) gồm những module đen và trắng xen lẫn nhau, được sắp xếp trong một hình vuông. Mã vạch ma trận được ra đời vào năm 1992 bởi 2 nhà phát minh người Đức là Klein Rolf Dieter và Rohde Ulrich. Bề ngoài data matrix khá giống với mã QR nhưng độ bảo mật ưu việt hơn hẳn.
>>> Mã vạch là gì?
Tính năng của mã QR và Data matrix
Mã QR
– Mã QR lưu trữ được rất nhiều dữ liệu so với mã vạch 1D thông thường. Chúng có thể lưu trữ được 4296 ký tự chữ và số, cả những url của website và hỗ trợ lưu trữ những ký tự chữ cái của Kanji Nhật Bản.
– Khả năng sửa lỗi của mã QR lên đến 30%. Tuy nhiên, kích thước của mã không thể sử dụng cho những sản phẩm có kích cỡ nhỏ.
– Khi người dùng muốn kiểm tra các thông tin về sản phẩm như: ngày sản xuất, hạn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ,… chỉ cần thực hiện quét mã trên điện thoại. Khi đó, tất cả những thông tin sẽ hiển thị trên màn hình hoặc có thể truy cập ngay vào đường link được lưu trữ trong mã QR sau khi quét.
>>> Mã vạch QR code
Data matrix
– Một data matrix có thể lưu trữ đến 2335 ký tự số và chữ, thấp hơn so với mã QR và không lưu trữ được những ký tự Kanji. Các dữ liệu chữ số này xác định chi tiết thành phần của sản phẩm được gắn lên data matrix, gồm cả ID của nhà sản xuất và một số serial duy nhất.
– Khả năng sửa lỗi của data matrix lên đến 33% (tốt hơn so với mã QR chỉ có 30%). Một điểm cộng nữa là kích cỡ nhỏ gọn của data matrix cho phép những sản phẩm có kích cỡ nhỏ vẫn có thể sử dụng.
– Data matrix được đánh giá có mức độ an toàn cao hơn hẳn so với QR code. Do đó, đối với những sản phẩm có tính bảo mật thì data matrix được ưu tiên sử dụng.
Ứng dụng của mã QR và Data matrix
Mã QR được áp dụng lần đầu tiên vào năm 1994 trong ngành sản xuất ô tô nhằm theo dõi quá trình sản xuất. Theo thời gian, mã QR dần trở nên phổ biến trong mọi lĩnh vực khi điện thoại thông minh phủ sóng toàn cầu.
Phần lớn ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, đặc biệt nhất là các hội viên của Hiệp hội Vận tải Hàng không (ATA) đều có data matrix khác nhau. Mục đích của việc này để quản lý tất cả các thành phần của máy bay cũng như quản lý nhân sự. Ngoài ra, data matrix còn được sử dụng trong những ngành công nghiệp nặng trong việc sản xuất các thiết bị nhỏ.
In ấn mã QR và Data matrix
Với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp in ấn, các loại máy in mã vạch trên thị trường hiện nay từ những thương hiệu nổi tiếng thế giới như: Zebra, Godex, Cab đều có thể sử dụng để in mã QR và data matrix. Doanh nghiệp có thể lựa chọn in trên các vật liệu in khác nhau như: giấy thường, giấy cảm nhiệt, decal, PVC,…
Riêng đối với việc khắc mã vạch ma trận lên các thiết bị nhỏ được sản xuất trong ngành công nghiệp nặng. Doanh nghiệp buộc phải sử dụng loại máy khắc laser chuyên dụng mới có thể làm mã vạch xuất hiện trên bề mặt kim loại.
>>> Xem thêm:
Mong rằng với những chia sẻ như trên, bạn đã nắm bắt được những sự khác biệt cơ bản giữa mã QR và data matrix. Hãy liên hệ với chúng tôi khi có nhu cầu mua máy in mã vạch hoặc cần hỗ trợ tư vấn về vấn đề in ấn!