SO SÁNH BARCODE VÀ QR CODE – ĐIỂM GIỐNG, KHÁC NHAU, ỨNG DỤNG

Barcode và QR code hiện đang là 2 loại mã vạch được ứng dụng rộng rãi, phổ biến ở hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực với nhiều chức năng sử dụng khác nhau. Vậy bạn đã biết gì về 2 loại mã vạch này? Điểm giống nhau, khác nhau? Khả năng ứng dụng của từng mã?

Xem ngay bài chia sẻ: “So sánh Barcode và QR code – Điểm giống, khác nhau, ứng dụng” của Thế Giới Mã Vạch để có được câu trả lời cụ thể và chính xác nhất nhé!

Barcode là gì? 

Barcode là mã vạch có dạng hình chữ nhật, chúng được tạo nên từ các vạch sọc đen, trắng đặt song song và xen kẽ vào nhau (các vạch này đều có độ dày khác nhau). Ở bên dưới barcode thường sẽ đi kèm cùng một dãy số hoặc một dãy chữ số.

Để dễ hình dung thì barcode được hiểu đơn giản là loại mã vạch 1D (mã vạch tuyến tính), xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1952, được phát triển bởi Norman J. Woodland và Bernard Silver đến từ Mỹ.

Barcode cho phép ghi nhận thông tin theo một chiều (chiều ngang), khả năng mã hóa trung bình nằm trong khoảng từ 20 – 25 ký tự.

>>> Có thể bạn quan tâm: Mã vạch là gì?

Mã Barcode (1D)
Mã Barcode (1D)

QR code là gì?

QR code – một dạng mã vạch 2D ma trận được cấu tạo phức tạp bởi hỗn hợp các hình vuông màu đen có kích thước không đồng đều, xếp đan xen lẫn nhau theo quy luật nhất định.

Mã QR code là từ viết tắt của Quick response code – mã phản hồi nhanh.

Vì hỗ trợ ghi nhận thông tin theo cả 2 chiều (chiều dọc và chiều ngang) nên QR code cho phép lưu trữ lượng lớn thông tin, dữ liệu bên trong. (Với ký tự số thì khoảng 7.089 ký tự; Ký tự chữ lẫn số thì ở khoảng 4.296 ký tự).

Mã QR Code (2D)
Mã QR Code (2D)

>>> Để chi tiết hơn về đặc điểm, cấu tạo của mã QR Code thì hãy tham khảo bài chia sẻ sau: 

Mã qr code (Quick response code)

So sánh điểm giống nhau giữa Barcode và QR code

Điểm giống nhau giữa Barcode và QR code chính là cung cấp cho người dùng khả năng mã hóa những thông tin liên quan đến đối tượng cần định danh thành một dạng ký hiệu mã vạch cụ thể (theo nhu cầu của người dùng cũng như số lượng ký tự cần mã hóa mà có thể chọn Barcode hay QR code).

Cụ thể hơn về chức năng thì Barcode lẫn QR code sẽ được ứng dụng để:

– Quản lý một đối tượng định danh cụ thể như hàng hóa, sản phẩm, tài sản hay thậm chí là cả con người (nhân viên, khách hàng).

– Thường được ứng dụng kết hợp cùng phần mềm quản lý (như tại cửa hàng là phần mềm quản lý bán lẻ, cho quản lý tài sản là phần mềm quản lý tài sản, cho sự kiện là phần mềm check in,…) để khi quét mã vạch có thể dễ dàng truy xuất thông tin liên quan đến đến đối tượng định danh nhanh chóng.

Còn về giải mã thì ở cả Barcode lẫn QR code để giải mã hiệu quả đều cần đến thiết bị có tên gọi là máy quét (hay máy đọc) mã vạch.

>>> Có thể bạn quan tâm: So sánh mã vạch 1D và 2D

So sánh điểm khác nhau giữa Barcode và QR code

Sau khi đi qua điểm giống nhau thì sau đây sẽ là những điểm khác nhau giữa Barcode và QR code mà người dùng nên biết, đó là:

Về hình thức

– Barcode: Được tạo nên từ các vạch sọc trắng, đen đặt song song, xen kẽ, bên dưới có dãy mã số tương ứng.

– QR code: Dạng hình vuông, bên trong được cấu tạo bởi các ô vuông ma trận có kích thước khác nhau.

So sánh Barcode và QR code - Về hình thức
So sánh Barcode và QR code – Về hình thức

Về khả năng lưu trữ dữ liệu

– Barcode: Cho phép ghi nhận thông tin theo 1 chiều ngang nên lượng dữ liệu mã hóa sẽ ít, khoảng từ 20 -25 ký tự alphabet và số.

– QR code: Tối ưu hơn khi cho phép người dùng ghi nhận thông tin theo 2 chiều ngang và dọc. Số ký tự có thể mã hóa trong QR code dao động từ 1 – 7000 ký tự. Cụ thể hơn:

+ Với số đơn thuần thì mã hóa được khoảng 7.089 ký tự.

+ Với số và chữ cái thì mã hóa được 4.296 ký tự.

Ngoài ra, ở QR code còn cho mã hóa cả hình ảnh, chữ ký, đường link (URL),…

Về khả năng xử lý dữ liệu

– Barcode: Chỉ đọc được mã theo chiều ngang nên khi quét người dùng phải tốn thời gian cho việc điều chỉnh góc quét sao cho tia quét cắt ngang toàn bộ mã vạch. Biên độ của mã vạch dao động từ 4 đến 24 inch thì máy mới có thể quét chính xác nhất.

– QR Code: Là mã phản hồi nhanh, QR code hỗ trợ đọc và cho kết quả tức thì. Ngoài ra, với QR code còn cho phép quét mã ở nhiều góc độ khác nhau, có thể phản hồi ngay cả khi mã không ở trạng thái tốt nhất như mờ, gấp hay biến dạng,..

So sánh Barcode và QR code - Về khả năng xử lý dữ liệu
So sánh Barcode và QR code – Về khả năng xử lý dữ liệu

Về khả năng sửa lỗi

– Barcode: Vì nhận dữ liệu theo đúng 1 chiều nên với trường hợp Barcode bị hỏng, bị trầy xước hoặc mất 1 phần các sọc thì dữ liệu bên trong sẽ bị hỏng theo và không thể sửa chữa được, cũng như máy quét không đọc được nữa.

So sánh Barcode và QR code - Về khả năng sửa lỗi
So sánh Barcode và QR code – Về khả năng sửa lỗi

– QR code: Bên trong có thành phần sửa lỗi nên với các bề mặt bị trầy xước hoặc hư hỏng với sai số từ 7 – 30% đều được khôi phục lại và không gây ảnh hưởng đến kết quả giải mã. Dễ hiểu hơn thì ở QR code có sử dụng các pixel trùng lặp, có nghĩa là nếu một phần của mã bị phá hủy, thì các pixel khác chứa cùng thông tin vẫn có thể đọc được.

Về tính bảo mật

– Barcode: Được mã hóa dữ liệu bằng sự khác nhau về kích thước các đường vạch sọc song song và khoảng cách giữa các vạch sọc nên Barcode khá dễ bị sao chép và sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau.

– QR code: Có tính bảo mật cao hơn. Nhưng nếu để nói về tính bảo mật của QR code thì chúng ta cần xét đến đây là QR code động hay QR code tĩnh. QR code tĩnh cho phép tạo mã QR chỉ một lần và dữ liệu được mã hóa bên trong mã QR không thể thay đổi và nó có độ an toàn cao hơn vì không chỉnh sửa được. Còn mã QR code động thì lại cho phép người dùng tạo và chỉnh sửa nội dung bên trong mà không cần thay mã mới, vì vậy độ bảo mật, an toàn sẽ không cao bằng QR code tĩnh.

>>> Có thể bạn quan tâm: QR code động và QR code tĩnh

Về tính tiện dụng

– Barcode: Đối với các barcode có kèm dãy mã số bên dưới, với trường hợp không có thiết bị đọc mã vạch hoặc mã vạch bị hỏng thì người dùng cũng có thể nhập liệu thủ công dễ dàng. Còn với barcode nâng cao, không có dãy mã số đính kèm thì bắt buộc phải sử dụng đến máy quét mã vạch chuyên dụng.

– QR code: Người dùng có thể đọc được các dữ liệu mã hóa bên trong QR code một cách dễ dàng chỉ với chiếc điện thoại thông minh. Hoặc nếu ứng dụng cho hoạt động chuyên dụng như thanh toán, kiểm kho, check in sự kiện thì công tác quét mã sẽ diễn ra hiệu quả hơn, tốc độ hơn.

Về tính thẩm mỹ

– Barcode: Có dạng sọc ngang, dữ liệu mã hóa càng lớn thì Barcode sẽ càng dài, chưa kể bên dưới lại có thêm dãy mã số, khiến cho barcode rất cồng kềnh, vừa chiếm diện tích, vừa khó bố trí trên tem nhãn sản phẩm.

– QR code: Có dạng hình vuông, thông tin mã hóa càng nhiều thì mật độ các ô vuông càng dày đặc nhưng về kích thước mã thì không hề thay đổi. Với QR code người dùng có thể thu nhỏ phóng to tùy theo sản phẩm mà không làm ảnh hưởng đến dữ liệu bên trong.

Về thiết bị giải mã

– Barcode: Để giải mã hiệu quả, nhanh chóng các dữ liệu bên trong Barcode thì người dùng bắt buộc phải dùng đến thiết bị đọc mã vạch 1D chuyên dụng (tia quét laser, tia quét CCD) hoặc máy quét mã vạch 2D.

– QR code: Ngoài đọc bằng điện thoại thông minh thì máy quét mã vạch 2D (qr code) còn là thiết bị giúp người dùng nhận diện nhanh QR code với số lượng lớn.

Nên chọn Barcode hay QR code để ứng dụng

Sau khi so sánh Barcode và QR code xong thì lại có thêm một câu hỏi được đặt ra từ người dùng, đó là: “Nên chọn Barcode hay QR code để ứng dụng?”

Trên thực tế, với mỗi mã vạch sẽ có những ưu điểm riêng và sẽ thích hợp cho từng ứng dụng cụ thể. Do đó, tùy vào mục đích sử dụng mà bạn nên chọn Barcode hoặc QR code.

Nếu nhu cầu sử dụng của bạn chỉ để lưu trữ mã số định danh mặt hàng với cơ sở dữ liệu trong phần mềm quản lý thì mã vạch barcode sẽ là sự lựa chọn tối ưu và phổ biến hiện nay.

Bên cạnh đó, nếu bạn muốn mã hóa lượng lớn thông tin ở phạm vi trình bày có giới hạn và yêu cầu độ bảo mật cao nên cân nhắc đến QR Code. Ngoài ra, QR code cũng sẽ là giải pháp lý tưởng cho các hoạt động thanh toán online hoặc quảng cáo, marketing ở thời điểm hiện tại.

>>> Tham khảo thêm:

5 cách sử dụng mã vạch (barcode) hiệu quả nhất hiện nay

Ứng dụng của Barcode và QR code

– Barcode:

Tuy không quá vượt trội như QR code, thế nhưng Barcode vẫn được người dùng lựa chọn để ứng dụng với nhiều vai trò khác nhau như:

+ Được dùng để quản lý hàng hóa đơn giản

+ Giúp lưu thông hàng hóa

+ Làm mã định danh cho vé tàu, vé xe

+ Hỗ trợ thanh toán

So sánh Barcode và QR code - Ứng dụng của Barcode
So sánh Barcode và QR code – Ứng dụng của Barcode

– QR code: 

Sở hữu nhiều đặc tính hiện đại, chuyên nghiệp

+ Làm tem xác thực hàng giả, hàng nhái

+ Tem truy xuất nguồn gốc, thông tin sản phẩm

+ Lưu trữ thông tin

+ Hỗ trợ truyền thông Marketing, các chiến dịch PR – tiếp thị, mã giảm giá

+ Cổng đăng nhập trực tuyến

+ Ví điện tử, giao dịch điện tử

So sánh Barcode và QR code - Ứng dụng của QR Code
So sánh Barcode và QR code – Ứng dụng của QR Code

Vừa rồi là bài so sánh Barcode và QR code ở, nếu có thêm bất cứ câu hỏi cần hỗ trợ nào khác, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay tới Thế Giới Mã Vạch. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *