QR CODE ĐỘNG (BIẾN ĐỔI), QR TĨNH LÀ GÌ? SO SÁNH

Mã vạch tuyến tính 2D đang được ưa chuộng sử dụng trên thị trường hiện nay trong nhiều ứng dụng và ngành nghề bởi ưu thế về khả năng mã hóa dữ liệu cũng như tính bảo mật mà mã vạch đem lại. Trong đó phải kể đến sự phổ biến của mã vạch QR code – dễ tạo, dễ dùng và chiếm ít diện tích. Cùng tìm hiểu thêm về QR code động (biến đổi), QR tĩnh là gì? So sánh qua bài chia sẻ sau đây:

SỰ RA ĐỜI CỦA MÃ VẠCH VÀ QR CODE

Mã số mã vạch được phát minh và đưa vào ứng dụng từ những năm 1960 của thế kỷ 20 trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, sản phẩm,… Sự tiện lợi và phát triển của mã số mã vạch đã có những hỗ trợ tối ưu cho hoạt động vận hành doanh nghiệp, tổ chức, công ty,… nên được ứng dụng ngày càng đa dạng trong hầu hết mọi lĩnh vực, ngành nghề.

Năm 1973, tổ chức mã số mã vạch (MSMV) Hội đồng mã thống nhất của Mỹ ( tiếng Anh là UCC) được thành lập.

Năm 1977, Hội mã số vật phẩm Châu âu (EAN) ra đời do sáng kiến của 12 nước Châu Âu, sau đó đổi thành EAN International (1984) nhằm đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống EAN trên toàn cầu.

Mã số mã vạch được biểu hiện dưới các hình đen trắng có kích thước, khoảng cách khác nhau và được chia là 2 loại trên thị trường hiện nay là mã vạch 1D gồm các đường kẻ sọc đen trắng nằm song song với nhau và mã vạch 2D là các ma trận phức tạp ghép lại.

>>> Xem thêm:

Mã vạch và QR code
Mã vạch và QR code

QR code thuộc một dạng của mã vạch tuyến tính 2D gồm các ma trận hình vuông nằm trong một hình vuông lớn. QR code ra mắt vào năm 1994 và được ưa chuộng ứng dụng bởi:

    • Mã hóa lượng dữ liệu lớn: tối đa 7.089 ký tự số và 4.296 ký tự chữ số.
    • Tích hợp với điện thoại thông minh cho phép truy xuất thông tin mà không cần sử dụng máy quét chuyên dụng.
    • Khả năng sửa lỗi cao, dù bị ảnh hưởng xước mờ trên bề mặt vẫn cho ra kết quả đã mã hóa.
    • QR code cho phép truy xuất các thông tin như: URL, thời gian, địa điểm của sự kiện, mô tả, giới thiệu một sản phẩm nào đó,…

>>> Xem thêm:

QR CODE TĨNH

QR CODE TĨNH LÀ GÌ?

QR code tĩnh ngoài việc mã hóa thông tin cố định, xuất trực tiếp kết quả cho người dùng như tên, mã số, địa chỉ,… thì mã vạch cho phép mã hóa URL đích đến cố định cho phép người dùng sau khi quét mã có thể truy cập trực tiếp vào địa chỉ website tương ứng đã mã hóa trong mã vạch.

Do đó, QR code tĩnh không thể thay đổi đích đến đã mã hóa bên trong dữ liệu mà phải tạo một mã vạch hoàn toàn mới cho các nhu cầu mã hóa khác.

QR code tĩnh
QR code tĩnh

ĐẶC ĐIỂM CỦA QR CODE TĨNH

– Thông tin được mã hóa dưới dạng trực tiếp, cho phép xuất dữ liệu và đi đến đích người tạo mong muốn mà không thông qua bất kỳ bước chuyển hướng nào.

– Thông tin đã mã hóa trong QR code tĩnh sẽ không thể thay đổi hay cập nhật.

– Cho phép tạo miễn phí mà không cần thông qua bất cứ công nghệ hay cấp phép nào.

ỨNG DỤNG CỦA MÃ QR CODE TĨNH

Sự miễn phí và dễ tạo lại mang tính bảo mật cao, dữ liệu lớn là lợi thế mà QR code tĩnh được lựa chọn sử dụng trong nhiều hoạt động như:

– Lưu trữ thông tin cá nhân.

– Mã giảm giá.

– Làm danh thiếp.

– Làm hồ sơ cá nhân.

– Mã hóa những thông tin cố định không thay đổi.

– Mã hóa tài liệu quan trọng.

QR CODE ĐỘNG

QR CODE ĐỘNG LÀ GÌ?

QR code động hay QR code biến đổi là loại mã vạch được mã hóa đường link URL ngắn (short URL) và khi quét mã vạch sẽ được dẫn đến một trang đích khác theo cài đặt của người tạo.

URL short này được đơn giản hóa giúp việc truy xuất dữ liệu nhanh hơn so với việc mã hóa toàn bộ URL đích. Đồng thời, tùy vào mục đích và thời gian sử dụng mà người dùng có thể tùy chỉnh URL đích mà không cần thay đổi hình dạng của mã QR đã in.

Ngoài ra, mã QR động có thể theo dõi số liệu thống kê về thông tin như số lần quét, vị trí và hệ điều hành được sử dụng.

QR code động
QR code động

ĐẶC ĐIỂM CỦA QR CODE ĐỘNG

– Có thể thay đổi dữ liệu đích đã mã hóa mà không cần tác động đến mã vạch.

– Thống kê và theo dõi các dữ liệu.

– URL ngắn được mã hóa trong mã QR động đơn giản cho thời gian truy xuất nhanh.

– Chiếm ít diện tích và rõ ràng kể cả khi được in ấn ở kích thước nhỏ nhờ sự đơn giản trong dữ liệu mã hóa.

ỨNG DỤNG QR CODE ĐỘNG

Mã QR code động được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là các lĩnh vực yêu cầu có sự theo dõi chặt chẽ như:

– Truy xuất nguồn gốc thông tin hàng hóa, thông tin sản phẩm, thông tin cá nhân

– Thay cho các Business Card tại siêu thị, nhà hàng, hội thảo, concert…

– Quảng cáo, thay thế tờ rơi.

– Vé máy bay, tàu, xe, vé xem phim.

– Thanh toán điện tử.

– Kiểm kê hàng hóa, kiểm soát hệ thống phân phối.

– Chống hàng giả

SO SÁNH QR CODE ĐỘNG VÀ QR CODE TĨNH

Điểm giống nhau giữa QR code động và QR code tĩnh

Đều được biểu hiện dưới dạng các ô vuông ma trận bên trong một ô vuông lớn theo quy tắc.

Truy xuất dữ liệu phản hồi nhanh.

Mã hóa được lượng dữ liệu lớn và đa dạng.

Được giải mã bởi điện thoại thông minh, app quét mã vạch và máy quét mã vạch 2D

So sánh QR code động và QR code tĩnh
So sánh QR code động và QR code tĩnh

Điểm khác nhau giữa QR code động và QR code tĩnh:

Mã QR code động Mã QR code tĩnh
Kích cỡ Nhỏ hơn Khá lớn và dày đặc
Khả năng chỉnh sửa Có thể cập nhật và chỉnh sửa thông tin đã mã hóa bên trong ngay cả sau khi in. Không thể cập nhật và chỉnh sửa.
Tốc độ phản hồi Nhanh hơn Chậm hơn
Trường hợp sử dụng Marketing, kinh doanh, chính phủ Thường là cá nhân, sử dụng 1 lần

Vừa rồi là những thông tin cơ bản về mã vạch QR code động (biến đổi), QR code tĩnh cùng những so sánh mà Thế Giới Mã Vạch muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng sau khi tham khảo, bạn đọc sẽ đưa ra các lựa chọn đầu tư về giải pháp mã số mã vạch hợp lý, tối ưu nhất. Nếu bạn có nhu cầu nhận tư vấn hoặc lựa chọn đầu tư các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp, cửa hàng, shop,…hãy đến với chúng tôi – Công ty TNHH Thế Giới Mã Vạch, bạn sẽ sở hữu cho mình được những thiết bị phù hợp với mức phí đầu tư đầy ưu đãi.

>>> Có thể bạn quan tâm: Máy quét mã vạch QR code

Các thiết bị mã số mã vạch khác có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *