Máy quét mã vạch

Lọc theo giá

  

Hiển thị 1–20 của 216 kết quả

3.402.000 (Giá chưa gồm VAT)
2.035.000 (Giá chưa gồm VAT)
1.701.000 (Giá chưa gồm VAT)
1.827.000 (Giá chưa gồm VAT)
5.219.000 (Giá chưa gồm VAT)
1.390.000 (Giá chưa gồm VAT)
5.670.000 (Giá chưa gồm VAT)
2.394.000 (Giá chưa gồm VAT)
6.850.000 (Giá chưa gồm VAT)
3.654.000 (Giá chưa gồm VAT)
Sale -12%
Giá gốc là: 1.750.000₫.Giá hiện tại là: 1.535.000₫. (Giá chưa gồm VAT)
6.430.000 (Giá chưa gồm VAT)
3.500.000 (Giá chưa gồm VAT)
3.500.000 (Giá chưa gồm VAT)
Đặc điểm nổi bật

Máy quét mã vạch là thiết bị thu thập dữ liệu mã vạch, giải mã cách thông tin mã hóa bên trong mã vạch đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như bán lẻ, sản xuất, kho bãi, vận chuyển – logistics, y tế, thư viện,…giúp tăng năng suất, cải thiện độ chính xác và tối ưu hóa cho quá trình quản lý hiệu quả hơn.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại máy quét mã vạch khác nhau. Đáp ứng tốt cho mọi nhu cầu và yêu cầu thu thập dữ liệu mã vạch tự động hóa của người dùng, doanh nghiệp, tổ chức.

Không chỉ đa dạng về chủng loại, thiết bị này còn đa dạng về thương hiệu. Một số thương hiệu máy quét mã vạch uy tín, đang được ưa chuộng hàng đầu có thể kể đến là Zebra, Honeywell, Opticon, Datalogic.

Trong quá trình chọn mua máy đọc mã vạch, ngoài loại máy, thương hiệu, người dùng còn cần quan tâm đến các thông số tính năng quan trọng và giá cả cùng nhà cung cấp uy tín.

Tất cả sẽ được Thế Giới Mã Vạch chia sẻ đến bạn ngay trong nội dung sau:

Giới thiệu về máy quét mã vạch

Máy quét mã vạch (Barcode Scanner) hay máy đọc mã vạch là thiết bị dùng để đọc và giải mã thông tin được mã hóa bên trong mã vạch 1D (dạng các vạch kẻ song song) hoặc mã vạch 2D (dạng các ô vuông ma trận). Thông tin được giải mã thường là một chuỗi các ký tự số, chữ hoặc cả chữ và số.

Máy quét mã vạch thường không vận hành độc lập mà sẽ kết nối cùng thiết bị máy chủ (máy tính, điện thoại, máy tính bảng, máy POS bán hàng) để nhận dữ liệu được giải mã trả về. Việc sử dụng thiết bị này hiệu quả cần được quy trình hóa. Với những yêu cầu nghiệp vụ phức tạp cần được kết hợp cùng phần mềm quản lý tương ứng.

Hiện nay, thiết bị này được sử dụng rộng rãi trong các ngành nghề, mang lại nhiều lợi ích nổi bật. Tiêu biểu như:

• Tăng năng suất: Thay vì nhập liệu thủ công, máy quét mã vạch giúp tăng năng suất làm việc bằng thao tác quét mã nhanh chóng. Thời gian 1 lần quét chưa đến 1 giây.

• Độ chính xác cao: Dữ liệu được giải mã từ thiết bị này được nhập vào hệ thống tự động. Điều này giúp giảm lỗi nhập liệu, loại những sai sót do con người gây ra.

• Quản lý dữ liệu hiệu quả: Khi kết hợp cùng phần mềm quản lý, dữ liệu được giải mã từ máy quét mã vạch được ghi lại và sắp xếp có trật tự, phục vụ cho công tác lưu trữ, phân tích, báo cáo, thống kê đơn giản hơn.

• Nâng cao hiệu quả quản lý hàng hóa: Bằng cách quét mã vạch trên sản phẩm hoặc bao bì, thông tin về sản phẩm đó sẽ được cập nhật nhanh chóng, chính xác. Phục vụ tốt cho cả công tác bán hàng, quản lý xuất – nhập – tồn, kiểm kê.

• Tăng trải nghiệm khách hàng: Điều này đặc biệt đúng trong bán lẻ tại các cửa hàng, shop, siêu thị khi máy quét mã vạch không chỉ hỗ trợ thanh toán nhanh mà còn giúp kiểm tra thông tin về sản phẩm, giá cả và thông tin khuyến mãi chính xác.

• Nâng cao tính chuyên nghiệp: Một hệ thống quản lý hàng hóa, sản phẩm ứng dụng công nghệ mã vạch cùng máy quét mã vạch tạo nên tổng thể nhất quán, tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao trải nghiệm khách hàng. Từ đó, nâng cao tính chuyên nghiệp của cửa hàng, doanh nghiệp, tổ chức trong mắt khách hàng, đối tác.

Nhìn chung, máy quét mã vạch là một công cụ mạnh mẽ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động, tăng năng suất, tính chính xác trong quản lý dữ liệu hàng hóa, sản phẩm, được ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau.

Để đáp ứng tốt cho nhu cầu, yêu cầu ứng dụng cụ thể, thiết bị này được phát triển đa dạng thành nhiều loại với các tính năng khác nhau. Nắm bắt được các loại máy quét mã vạch giúp người dùng hiểu và dễ dàng hơn trong chọn lựa.

Sơ lược các loại máy quét mã vạch

Có nhiều tiêu chí phân loại máy quét mã vạch khác nhau, sau đây là các tiêu chí và loại máy quét cụ thể:

• Dựa trên kết nối:

· Máy quét mã vạch có dây: sử dụng kết nối với máy chủ thông qua cáp USB hoặc RS-232.

· Máy quét mã vạch không dây: sử dụng kết nối với máy chủ thông qua Bluetooth hoặc Wifi.

• Dựa trên công nghệ quét:

· Máy quét mã vạch 1D: là thiết bị chỉ quét được mã vạch 1D dưới dạng các đường thẳng song song (điển hình là mã vạch UPC và EAN). Được sử dụng nhiều nhất trong các cửa hàng bán lẻ.

· Máy quét mã vạch 2D: là thiết bị đọc được cả mã vạch 1D lẫn 2D (điển hình là QR code, Datamatrix). Được sử dụng rộng rãi hơn, có mặt trong gần như tất cả các lĩnh vực, ngành nghề.

• Dựa trên kiểu dáng, thiết kế:

· Máy quét mã vạch cầm tay: Loại máy có thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng cầm nắm, vận hành.

· Máy quét mã vạch để bàn: Được thiết kế đặt cố định trên bàn. Thường được sử dụng tại quầy thanh toán, quầy dịch vụ của cửa hàng, siêu thị,…

· Máy quét mã vạch cố định: Thiết bị này dùng cho lắp cố định tại một vị trí duy nhất, thường là băng chuyền trong nhà máy, xưởng sản xuất.

· Máy quét mã vạch đeo tay: Là thiết bị quét mã vạch được thiết kế để đeo trên tay, thường là ngón tay hoặc cổ tay. Máy quét này giúp người sử dụng rảnh tay, thuận tiện cho việc quét mã vạch trong các môi trường làm việc bận rộn.

• Dựa trên loại tia quét:

· Máy quét mã vạch laser: Gồm máy quét mã vạch đơn tia và đa tia. Sử dụng tia laser để quét mã vạch. Dòng thiết bị này thường có khả năng quét từ khoảng cách xa và đọc được mã vạch trên bề mặt phẳng, nhưng không thích hợp cho việc quét mã vạch trên màn hình điện thoại di động hoặc các bề mặt sáng bóng. Chỉ đọc mã vạch 1D.

· Máy quét mã vạch CCD: Sử dụng công nghệ cảm biến CCD để quét và đọc mã vạch. Đọc các mã vạch có độ tương phản thấp hoặc bị hư hỏng tốt hơn so với công nghệ laser. Tuy nhiên khoảng cách quét của dòng máy này khá hạn chế. Dòng máy này cũng sẽ chỉ đọc mã vạch 1D.

· Máy quét mã vạch Array Imager: Sử dụng công nghệ camera kỹ thuật số để đọc mã vạch. Loại máy này có thể đọc được tất cả các loại mã vạch, bao gồm cả mã vạch 1D, 2D.

Nắm bắt các loại máy đọc mã vạch sẽ hỗ trợ người dùng trong lựa chọn thiết bị phù hợp dễ dàng hơn. Ngoài yếu tố về loại máy thì yếu tố thương hiệu cũng đóng vai trò quan trọng. Sau đây là các thương hiệu máy quét mã vạch uy tín đang được sử dụng rộng rãi nhất!

Các thương hiệu máy quét mã vạch uy tín

Có nhiều thương hiệu máy quét mã vạch trên thị trường. Sau đây là những thương hiệu uy tín được công nhận, đánh giá cao:

• Zebra Technologies: Là thương hiệu máy quét mã vạch nổi tiếng nhất thị trường. Cung cấp đa dạng các model, đáp ứng tốt mọi yêu cầu sử dụng. 

• Honeywell: Nổi tiếng với các thiết bị quét mã vạch chất lượng. Máy quét của Honeywell hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như bán lẻ, kho bãi, sản xuất, y tế.

• Datalogic: Các sản phẩm máy đọc mã vạch từ thương hiệu này được biết đến với độ chính xác cao, tốc độ quét nhanh và khả năng đọc đa dạng các loại mã vạch.

• Opticon: Là một thương hiệu đến từ Nhật Bản. Thiết bị từ hãng được đánh giá cao không chỉ ở hiệu quả ứng dụng mà còn ở thiết kế máy hiện đại, tiện dụng. Nổi bật nhất là các dòng máy quét mã vạch bỏ túi.

Như trên là 4 thương hiệu máy quét mã vạch uy tín nhất thời điểm hiện tại mà người dùng có thể tin tưởng lựa chọn.

Còn sau đây là những thông số tính năng quan trọng của thiết bị mà người dùng cần quan tâm để chọn được máy quét mã vạch phù hợp đơn giản hơn.

Những thông số tính năng quan trọng

Tùy thuộc vào loại máy quét mã vạch mà sẽ có những thông số tính năng khác nhau. Tuy nhiên, sau đây là 6 thông số tính năng tiêu biểu người dùng cần nắm khi chọn mua máy:

• Công nghệ quét: giúp người dùng xác định được máy chỉ đọc mã vạch 1D hay đọc được cả mã vạch 1D lẫn 2D.

• Tốc độ quét (Scanning Speed): Biểu thị thời gian mà máy quét mã vạch cần để đọc và giải mã mã vạch.

• Phạm vi quét (Scanning Range): Là khoảng cách giữa máy quét mã vạch và mã vạch mà nó có thể đọc được. Với yêu cầu quét mã vạch từ xa hoặc trong môi trường công nghiệp, người dùng nên chọn thiết bị có phạm vi quét lớn.

• Kết nối (Connectivity): Biểu thị khả năng kết nối giữa máy quét mã vạch với các thiết bị khác. Ở kết nối có dây là USB, RS-232, kết nối không dây là Bluetooth, Wifi.

• Độ bền (Durability): Sẽ bao gồm thông số về chống va đập và chống nước, bụi bẩn. Yếu tố này đặc biệt quan trọng khi tìm mua thiết bị ứng dụng trong môi trường làm việc công nghiệp, khắc nghiệt.

• Độ phân giải (Resolution): Độ phân giải càng cao, máy quét càng có thể đọc được các mã vạch nhỏ và chi tiết.

Bên cạnh các thông số tính năng trên, với các yêu cầu ứng dụng khác nhau, người dùng còn có thể cân nhắc đến các tính năng như: khả năng đọc mã vạch bị hỏng hoặc méo, khả năng lập trình, có bộ nhớ riêng hay không, chế độ đọc tự động (auto-scan), màn hình hiển thị trên thân máy,…

Với những thắc mắc cần giải đáp, người dùng nên liên hệ cùng các nhà cung cấp uy tín để được tư vấn cụ thể hơn cũng như nhận được báo giá sản phẩm kịp thời.

Giá máy quét mã vạch

Giá máy quét mã vạch sẽ có sự khác nhau dựa trên thương hiệu và các thông số đặc điểm tính năng cũng như thay đổi theo yếu tố thời điểm, dịch vụ hậu mãi đi kèm. Dưới đây là bảng giá tham khảo của các loại máy quét mã vạch theo thương hiệu:

Loại máy quét Giá VNĐ
Máy quét Zebra 1D: 1.200.000 – 7.000.000 VNĐ

2D: 3.000.000  – 9.000.000 VNĐ

Máy quét Honeywell 1D: 1.900.000 – 9.000.000 VNĐ

2D: 3.500.000 – 10.000.000 VNĐ

Máy quét Datalogic 1.500.000 – 8.000.000 VNĐ
Máy quét Opticon Không dây 1D: < 5.000.000 VNĐ

Không dây 2D: < 8.000.000 VNĐ

Lưu ý rằng đây chỉ là bảng giá tham khảo. Người dùng nên liên hệ cùng nhà cung cấp uy tín để có thông tin cụ thể và cập nhật về giá.

Mua máy quét mã vạch uy tín, chính hãng ở đâu?

Tìm mua máy quét mã vạch tối ưu hóa cho công tác thu thập dữ liệu, tự động hóa quy trình quản lý hãy đến ngay cùng Thế Giới Mã Vạch. Với hơn 15 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực mã số mã vạch, chúng tôi tự hào mang đến bạn:

Chính sách mua máy quét mã vạch tại Thế Giới Mã Vạch
Chính sách mua máy quét mã vạch tại Thế Giới Mã Vạch

Mua máy quét mã vạch chính hãng tại nhà cung cấp uy tín không chỉ đảm bảo cho khả năng vận hành của thiết bị, chế độ bảo hành mà còn đáp ứng tốt cho yêu cầu ứng dụng, giúp tối ưu hóa hiệu quả quy trình cùng dịch vụ hậu mãi, hỗ trợ nhận được về sau.

Máy PDA kiểm kho Ι Máy kiểm tra mã vạch Ι Máy in mã vạch Ι Máy in bill Ι