Máy quét mã vạch, đầu đọc barcode chính hãng

Đặc điểm nổi bật

Máy quét mã vạch là thiết bị điện tử dùng để đọc và giải mã thông tin được mã hóa trong mã vạch. Thiết bị này hoạt động bằng cách chiếu tia sáng vào mã vạch, sau đó thu nhận và chuyển đổi các phản xạ ánh sáng thành dữ liệu kỹ thuật số (thông tin về sản phẩm, giá cả, số lượng, hoặc bất kỳ dữ liệu nào được mã hóa trong mã vạch).

Máy quét mã vạch được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như bán lẻ, kho vận, y tế, và sản xuất để tăng hiệu quả công việc, giảm thiểu sai sót và quản lý hàng hóa một cách chính xác.

Lọc theo giá

  
3.044.000 (Giá chưa gồm VAT)
2.036.000 (Giá chưa gồm VAT)
1.721.000 (Giá chưa gồm VAT)
1.952.000 (Giá chưa gồm VAT)
5.219.000 (Giá chưa gồm VAT)
5.220.000 (Giá chưa gồm VAT)
6.850.000 (Giá chưa gồm VAT)
3.674.000 (Giá chưa gồm VAT)
3.620.000 (Giá chưa gồm VAT)
Sale -12%
Giá gốc là: 1.750.000₫.Giá hiện tại là: 1.535.000₫. (Giá chưa gồm VAT)
6.430.000 (Giá chưa gồm VAT)
3.500.000 (Giá chưa gồm VAT)
3.500.000 (Giá chưa gồm VAT)
1.660.000 (Giá chưa gồm VAT)
Đặc điểm nổi bật

Máy quét mã vạch là gì?

Máy quét mã vạch là thiết bị điện tử dùng để đọc và giải mã thông tin được mã hóa trong mã vạch. Nó sử dụng công nghệ quang học để quét mã vạch, sau đó chuyển đổi thông tin thành tín hiệu điện tử để máy tính hoặc các thiết bị khác xử lý. Mã vạch có thể đọc là dạng sọc đen trắng (1D) hoặc ma trận vuông (2D).

Bạn có thể khá phá nhiều hơn về định nghĩa thiết bị này qua chia sẻ: “Máy quét mã vạch là gì? Dùng để làm gì?”.

Máy quét mã vạch là gì?
Máy quét mã vạch là gì?

Sử dụng máy quét mã vạch có lợi ích gì?

Máy quét mã vạch mang đến nhiều lợi ích to lớn cho người dùng, có thể kể đến như:

• Tăng hiệu quả và năng suất: Máy quét mã vạch giúp nhập liệu nhanh chóng, tăng tốc độ xử lý công việc, tối ưu thời gian và tiết kiệm nguồn nhân lực.  Ví dụ, Walmart đã giảm 20% thời gian thanh toán và Đại học Stanford ghi nhận tăng 25% năng suất lao động nhờ sử dụng máy quét mã vạch.

• Nâng cao độ chính xác: Thông qua việc đọc và giải mã thông tin tự động, máy quét mã vạch giúp giảm thiểu sai sót do con người gây ra. Nghiên cứu của MIT cho thấy độ chính xác trong kho có thể đạt 99% và Bệnh viện Johns Hopkins đã giảm 82% sai sót khi sử dụng thuốc nhờ công nghệ này.

• Cải thiện quản lý, kiểm soát: Máy quét mã vạch hỗ trợ tiếp nhận và xử lý dữ liệu nhanh chóng, chính xác, giúp quản lý, kiểm kê và xuất báo cáo hiệu quả. FedEx đã giảm 78% thời gian kiểm kho, trong khi IATA ghi nhận giảm 24% thời gian xử lý hành khách tại sân bay.

• Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Nhờ vào việc tăng tốc độ thanh toán, giảm thời gian chờ đợi và cung cấp thông tin chính xác, máy quét mã vạch giúp nâng cao sự hài lòng của khách hàng.  Đại học Georgia cho thấy  giảm 43% thời gian xử lý đơn hàng và tăng 27% sự hài lòng của khách hàng,  trong khi NCL ghi nhận giảm 80% lỗi giá.

• Tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận: Máy quét mã vạch giúp giảm chi phí nhân công, sai sót và thất thoát, từ đó tối ưu vốn lưu động và tăng lợi nhuận. Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới chỉ ra giảm 10% chi phí logistics, trong khi Đại học Ohio State ghi nhận giảm 25% lỗi xử lý dữ liệu.

Để tìm hiểu rõ hơn về lợi ích của máy quét mã vạch, bạn có thể tham khảo bài tài liệu: Máy quét mã vạch có tác dụng gì? Lợi ích mang lại là gì?

Lợi ích sử dụng máy quét mã vạch là gì?
Lợi ích sử dụng máy quét mã vạch là gì?

Có những loại máy quét mã vạch phổ biến nào?

Máy quét mã vạch được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, tạo ra sự đa dạng về chủng loại phục vụ cho các nhu cầu sử dụng đặc thù. Dưới đây là một số cách phân loại máy quét mã vạch phổ biến:

1. Theo công nghệ quét:

Máy quét laser: Sử dụng tia laser để đọc mã vạch 1D, cho tốc độ quét nhanh và chính xác.

Máy quét CCD: Dùng cảm biến CCD để đọc mã vạch, độ bền cao, ít bị ảnh hưởng bởi chuyển động.

Máy quét CMOS: Chụp ảnh mã vạch bằng cảm biến CMOS, giá thành rẻ, tiết kiệm năng lượng.

Máy quét Imager: Chụp ảnh mã vạch và giải mã bằng thuật toán, đọc được cả mã vạch 1D và 2D.

Máy quét mã vạch phân loại theo công nghệ quét
Máy quét mã vạch phân loại theo công nghệ quét

2. Theo khả năng giải mã:

Máy quét 1D: Chỉ đọc được mã vạch 1D (dạng sọc).

Máy quét 2D: Đọc được cả mã vạch 1D và 2D (QR code, ma trận dữ liệu).

Máy quét mã vạch phân loại theo khả năng giải mã
Máy quét mã vạch phân loại theo khả năng giải mã

3. Theo kiểu dáng:

Máy quét cầm tay: Nhỏ gọn, di động, phù hợp với nhiều môi trường làm việc.

Máy quét để bàn: Thiết kế cố định, thường dùng tại quầy thu ngân, điểm bán hàng.

Máy quét cố định: Lắp đặt trên băng chuyền, dây chuyền sản xuất, phục vụ tự động hóa.

Máy quét mã vạch phân loại theo kiểu dáng
Máy quét mã vạch phân loại theo kiểu dáng

4. Theo phương thức kết nối:

Máy quét có dây: Kết nối với máy tính qua cáp USB, RS-232.

Máy quét không dây: Kết nối không dây qua Bluetooth, Wifi, tăng tính linh hoạt.

Máy quét mã vạch phân loại theo phương thức kết nối
Máy quét mã vạch phân loại theo phương thức kết nối

Bài viết Phân loại máy quét mã vạch sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về các loại máy quét hiện có trên thị trường.

Máy quét mã vạch của hãng nào tốt?

Một số thương hiệu máy quét mã vạch hàng đầu được ưa chuộng trên thị trường nhờ chất lượng, độ bền và hiệu suất vượt trội bao gồm:

1. Zebra Technologies: Thương hiệu Mỹ với bề dày lịch sử, dẫn đầu thị trường về công nghệ mã vạch. Zebra cung cấp đa dạng các dòng máy quét, từ máy quét cầm tay, để bàn nhỏ gọn đến máy quét công nghiệp chịu được va đập mạnh.

2. Honeywell: Tập đoàn công nghệ đa quốc gia với danh mục sản phẩm phong phú, nổi bật với các dòng máy quét Xenon (hiệu suất cao), Voyager (đa năng), Granit (độ bền cao) và Hyperion (thiết kế công thái học).

3. Opticon: Thương hiệu Nhật Bản với hơn 46 năm kinh nghiệm, nổi tiếng với các sản phẩm chất lượng cao và mạng lưới phân phối rộng khắp toàn cầu.

4. Datalogic: Thương hiệu Ý tiên phong trong lĩnh vực thu thập dữ liệu tự động. Datalogic cung cấp các dòng máy quét đa dạng như QuickScan (nhỏ gọn), Gryphon (đa năng) và PowerScan (công nghiệp).

5. Unitech Electronics Co., Ltd.: Công ty công nghệ Đài Loan chuyên sản xuất thiết bị thu thập dữ liệu tự động, cung cấp các dòng máy quét mã vạch giá cả hợp lý, dễ sử dụng, phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Để có cái nhìn tổng quan hơn về các thương hiệu máy quét mã vạch hàng đầu và lựa chọn sản phẩm phù hợp, bạn có thể tham khảo tài liệu: Top 5 thương hiệu máy quét mã vạch

Các thương hiệu máy quét mã vạch nổi tiếng
Các thương hiệu máy quét mã vạch nổi tiếng

Máy quét mã vạch giá bao nhiêu?

Giá máy quét mã vạch phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thương hiệu, tính năng, công nghệ, thời điểm mua và chính sách bảo hành của nhà cung cấp.

Dưới đây là bảng giá tham khảo cho một số loại máy quét mã vạch phổ biến:

Loại máy quét

Giá VNĐ

Máy quét Zebra

1D: 1.200.000 – 7.000.000 VNĐ

2D: 3.000.000  – 9.000.000 VNĐ

Máy quét Honeywell

1D: 1.900.000 – 9.000.000 VNĐ

2D: 3.500.000 – 10.000.000 VNĐ

Máy quét Datalogic

1.500.000 – 8.000.000 VNĐ

Máy quét Opticon

Không dây 1D: < 5.000.000 VNĐ

Không dây 2D: < 8.000.000 VNĐ

Mua máy quét mã vạch ở đâu uy tín?

Thế Giới Mã Vạch tự hào là nhà cung cấp máy quét mã vạch uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm chính hãng, chất lượng cao từ các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Zebra, Honeywell, Opticon, Datalogic… với giá cả cạnh tranh và dịch vụ hậu mãi chu đáo.

Lựa chọn Thế Giới Mã Vạch, quý khách hàng sẽ được:

• Cam kết chính hãng: Sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ giấy tờ chứng nhận CO, CQ.

• Đa dạng sản phẩm: Với hơn 50 mẫu máy quét, bao gồm máy quét 1D (đọc mã vạch), 2D (đọc mã QR), máy quét cầm tay (cho cửa hàng bán lẻ), máy quét để bàn (cho siêu thị) và máy quét công nghiệp (cho nhà máy sản xuất).

• Giá cả cạnh tranh: Mức giá tốt nhất thị trường cùng nhiều chương trình khuyến mãi.

• Tư vấn chuyên nghiệp: Hỗ trợ lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu.

• Hậu mãi chu đáo: Chế độ bảo hành 12-24 tháng chính hãng, 1 đổi 1 trong 7 ngày đầu.

Liên hệ ngay với Thế Giới Mã Vạch để được tư vấn và sở hữu máy quét mã vạch chất lượng với giá tốt nhất!

Những câu hỏi khác được quan tâm

1. Máy quét mã vạch có kiểm tra chất lượng mã vạch in ra được không?

KHÔNG. Máy quét mã vạch thông thường chỉ đọc và giải mã thông tin, chứ không kiểm tra chất lượng mã vạch.

Để kiểm tra chất lượng, bạn cần sử dụng máy kiểm tra chất lượng mã vạch. Thiết bị này phân tích mã vạch dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế (như ISO/IEC 15416), đánh giá độ tương phản, độ méo, khả năng giải mã… và đưa ra báo cáo chi tiết.

Tìm hiểu thêm về máy kiểm tra chất lượng mã vạch tại:

Máy kiểm tra chất lượng mã vạch

Máy kiểm tra mã vạch giúp kiểm tra chất lượng mã vạch
Máy kiểm tra mã vạch giúp kiểm tra chất lượng mã vạch

2. Có thiết bị nào vừa quét, vừa in mã vạch được không?

KHÔNG. Hiện nay không có thiết bị nào vừa quét vừa in mã vạch.

Máy quét mã vạch dùng để đọc và giải mã thông tin, còn máy in mã vạch dùng để tạo ra tem mã vạch. Đây là hai thiết bị riêng biệt.

Nếu bạn muốn in tem mã vạch, bạn cần trang bị máy in mã vạch.

Xem các loại máy in mã vạch tại đây: 

Máy in mã vạch

3. Ngoài máy quét mã vạch, quầy thanh toán tại cửa hàng cần có những thiết bị gì? 

Bên cạnh máy quét mã vạch, quầy thanh toán tại cửa hàng cần trang bị thêm:

• Máy in bill: Đây là thiết bị không thể thiếu để in hóa đơn cho khách hàng sau khi thanh toán.

Máy in bill nhiệt

Các thiết bị hỗ trợ khác:

• Máy POS bán hàng: Giúp quản lý bán hàng, thanh toán, in hóa đơn, quản lý kho, báo cáo doanh thu… một cách tập trung và chuyên nghiệp.

Máy POS bán hàng

• Ngăn kéo đựng tiền: Bảo quản tiền mặt an toàn, giúp thu ngân thao tác nhanh chóng và chính xác.

Ngăn kéo đựng tiền

• Cây hiển thị giá tiền: Hiển thị giá tiền cho khách hàng dễ dàng quan sát, tăng tính minh bạch và chuyên nghiệp.

Cây hiển thị giá tiền

Ngoài ra, tùy theo quy mô và nhu cầu của cửa hàng, bạn có thể cân nhắc trang bị thêm “Máy in mã vạch” để in tem định danh hàng hóa.

4. Máy quét mã vạch loại nào tốt hiện nay?

Việc lựa chọn máy quét mã vạch tốt nhất phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn. Tuy nhiên, dưới đây là 22 model máy quét mã vạch được ưa chuộng hiện nay, bao gồm cả máy quét 1D, 2D, có dây, không dây, để bàn:

• Opticon: OPR-3201Z, OPN-2006, OPN-4000i, OPN-3102i

• Zebra: LS1203, LS2208, DS2208, DS4608, DS9308, Li4278, DS2278, DS8178, Li3678

• Datalogic: QW2120, QW2520

• Honeywell: 1470G, 1950GSR, 1950GHD, 1472G, 1952GSR, 1952GHD

• Unitech: MS822B

Để tìm hiểu chi tiết và so sánh các model này, bạn có thể tham khảo bài viết Top máy quét mã vạch tốt được thực hiện bởi Thế Giới Mã Vạch.