Sản phẩm Việt Nam đang ngày càng có chỗ đứng trên thị trường quốc tế, tiêu biểu như gạo, cà phê, gỗ, giày dép,… với các thương hiệu nổi tiếng và uy tín. Để có thể dễ dàng nhận biết đâu là hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam, ngoài cụm “made in Vietnam” bạn có thể dựa vào mã vạch Việt Nam trên bao bì sản phẩm. Bài viết sau bật mí cho bạn mã vạch Việt Nam là bao nhiêu và cách check barcode hàng Việt chính xác
SẢN PHẨM VIỆT NAM NGÀY CÀNG ĐƯỢC TIN DÙNG, TIÊU THỤ RỘNG RÃI
Chỉ tính trong năm 2021, Việt Nam có 8 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 69,7% tổng kim ngạch xuất khẩu gồm điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại và linh kiện; phương tiện vận tải và phụ tùng; gỗ và sản phẩm gỗ; sắt thép; hàng dệt, may; giày dép; máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng khác.
Ngoài ra còn có các sản phẩm tiêu dùng khác cũng được bạn bè các nước ưa chuộng như mũ cối, chổi đót, cao sao vàng,…
LÝ DO DOANH NGHIỆP VIỆT CẦN ĐĂNG KÝ MÃ VẠCH VIỆT NAM CHO SẢN PHẨM
Đối với mỗi sản phẩm được đưa ra thị trường tiêu dùng, kể cả là trong nước hay ngoài nước đều cần có dãy mã số mã vạch độc nhất trên bao bì sản phẩm dưới hình thức: (1) In trực tiếp lên bao bì hoặc (2) Tem nhãn dán.
Dãy mã số mã vạch này có vai trò quan trọng, được quản lý bởi tổ chức GS1 quốc gia và GS1 quốc tế nên các doanh nghiệp Việt cần đăng ký mã vạch Việt Nam cho sản phẩm.
Mã vạch Việt Nam cho biết nguồn gốc của sản phẩm là từ Việt Nam, ngoài ra còn có tác dụng trong các khâu vận hành quản lý doanh nghiệp và các khâu kiểm soát hải quan xuất nhập.
>>> Xem chi tiết hơn tại:
Mã vạch là gì và ý nghĩa của nó như thế nào?
Mã vạch 1D và mã vạch 2D khác nhau ở đâu?
MÃ VẠCH VIỆT NAM LÀ BAO NHIÊU?
Mã vạch Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới lựa chọn dùng cho sản phẩm của mình mà mã vạch EAN, cụ thể là EAN-13 gồm 13 con số.
>>> Tham khảo thêm về: Mã vạch EAN
Với mã EAN-13 này, tổ chức GS1 quốc tế sẽ cấp cho mỗi quốc gia một đầu mã số gồm 3 con số đầu tiên của EAN-13 để quản lý. Mỗi một quốc gia không nhất thiết chỉ có 1 đầu mã số, số chủng loại hàng hóa càng nhiều thì có thể đăng ký nhiều đầu số.
Và, tính tới thời điểm hiện tại mã vạch Việt Nam được ghi nhận là: 893.
Tức mã số mã vạch trên bao bì sản phẩm xuất hiện 3 con số đầu tiên lần lượt là 893 thì đây chính là đầu mã số Việt Nam.
Ngoài ra, tổ chức GS1 quốc gia sẽ cung cấp cho mỗi doanh nghiệp cụm 5 số tiếp theo ngay sau mã vạch quốc gia để “định danh” doanh nghiệp đó, tùy vào khối lượng và chủng loại hàng hóa của doanh nghiệp mà làm hồ sơ đăng ký mã số mã vạch sao cho phù hợp.
HƯỚNG DẪN CHECK MÃ BARCODE VIỆT NAM
Kiểm tra mã vạch cho phép người dùng biết được nguồn gốc sản phẩm và tạo nền tảng ban đầu cho sự tin tưởng về chất lượng của chúng. Bạn đọc có thể thông qua những cách sau để check mã barcode Việt Nam:
1/ Đầu mã số Việt Nam 893
Trên bao bì sản phẩm có cụm “made in Vietnam” kèm theo đó là đầu mã số 893 trong dãy mã số mã vạch chứng minh tính đồng nhất trong sản xuất.
2/ Số kiểm tra cuối của dãy mã số
Trong mã EAN-13 có 1 ký tự số cuối của dãy số có chức năng kiểm tra tính hợp lý của dãy 12 số trước nó. Và người dùng hoàn toàn có thể tính toán lại để so sánh với số thực bằng cách phép tính đơn giản sau:
C = A*3 + B (với A là tổng các số ở vị trí chẵn và B là tổng của các số ở vị trí lẻ không tính số thứ 13).
Tính số dư của C chia cho 10 gọi là x.
Nếu x = 0 thì số kiểm tra bằng 0.
Nếu x khác 0 thì số kiểm tra bằng (10 – x).
Nếu số kiểm tra bạn tính ra không trùng với số kiểm tra trên bao bì sản phẩm thì rất có thể sản phẩm gặp lỗi in hoặc là hàng nhái.
3/ App, ứng dụng check barcode Việt Nam
Thông qua các app này người dùng có thể dễ dàng tiếp cận được hình ảnh sản phẩm chính hãng chỉ với thao tác quét mã trên bao bì sản phẩm.
Sau khi có thông tin bạn còn cần thêm thao tác đối chiếu hình ảnh và sản phẩm thực để đảm bảo tính chính xác của thông tin.
Tuy nhiên, để làm được điều trên qua các app thì yêu cầu các doanh nghiệp phải đăng ký và liên kết dữ liệu với nhà phát triển app.
KHÁM PHÁ NHIỀU HƠN VỀ MÃ VẠCH CÁC QUỐC GIA KHÁC
Hiện nay trên thị trường Việt Nam đang được lưu thông hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ đến từ rất nhiều những quốc gia khác nhau. Để hiểu thêm về xuất xứ của sản phẩm đến từ quốc gia nào thì việc nắm bắt về đầu số mã vạch các nước là cần thiết.
Mỗi một quốc gia đều được tổ chức GS1 quốc tế cấp đầu mã số mã vạch, như:
450 – 459 & 490 – 499 GS1: Mã vạch sản phẩm của Nhật Bản.
880 : Hàn Quốc (South Korea)
884 : Campuchia (Cambodia)
885 : Thái Lan (Thailand)
888 : Singapore
899 : Indonesia
Nhiều hơn tại: Thông tin tra cứu mã vạch các nước trên thế giới
>>> Xem thêm:
Hi vọng với các thông tin cụ thể, chi tiết trên có thể giúp bạn đọc tìm ra lời giải đáp cho nguồn gốc của sản phẩm của mình và có những quyết định mua hàng chính xác hơn. Nếu có thêm những câu hỏi hay thắc mắc hãy liên hệ ngay tới Thế Giới Mã Vạch, đội ngũ chuyên nhân viên của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Ngoài ra, để được tư vấn cụ thể hơn về thiết bị, giải pháp mã số mã vạch giúp tối ưu hóa cho doanh nghiệp, đừng ngần ngại gì mà hãy nhấc máy lên liên hệ ngay cùng chúng tôi.