MÃ VẠCH UPC LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

Mã vạch UPC là một dạng của mã vạch 1D được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay đặc biệt là ở các mặt hàng thương mại tại các điểm bán. Liệu bạn đã hiểu đúng về loại mã vạch này hay chưa? Qua bài viết sau Thế Giới Mã Vạch chia sẻ tới bạn đọc tất cả những thông tin xoay quanh loại mã vạch này, cùng theo dõi ngay!

1/ MÃ VẠCH UPC LÀ GÌ?

Mã vạch UPC là từ viết tắt của Universal Product Code.

Mã vạch UPC là dạng mã vạch 1D với các sọc đen song song với nhau được mã hóa từ chuỗi 11 số (có giá trị từ 0 đến 9) và có một số kiểm tra ở cuối tạo ra một chuỗi số mã vạch hoàn chỉnh gồm 12 số.

Chủ yếu được sử dụng để quét các mặt hàng thương mại tại điểm bán, theo thông số kỹ thuật của GS1 – Hiệp Hội mã số châu Âu, được sử dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Australia, New Zealand, châu Âu và các nước khác

Mã vạch UPC
Mã vạch UPC

2/ ĐẶC TRƯNG CỦA MÃ UPC

Một chuỗi số hoàn chỉnh gồm 12 chữ số của mã vạch UPC được cấu tạo từ 3 thành phần gồm: Mã nhà sản xuất, mã sản phẩm, số kiểm tra.

+ Mã nhà sản xuất: gồm 5 số đầu tiên từ 00000 đến 99999. Mã sản xuất được hội đồng UCC cấp cho các công ty có mặt hàng muốn sử dụng mã UPC.

+ Mã sản phẩm: Gồm 5 số từ 00000 đến 99999. Nếu công ty có nhiều hơn 100.000 loại mặt hàng sẽ xin UCC cấp thêm mã nhà sản xuất khác.

+ Số kiểm tra: được tính toán dựa trên chuỗi số trước đó và  bổ sung thêm một số 0 vào trước chuỗi số của mã vạch UPC-A. (xem nhanh ở phần 4 của bài viết để biết quy tắc tính).

Đặc trưng mã vạch UPC
Đặc trưng mã vạch UPC

3/ MÃ HÓA CỦA UPC RA SAO?

Mã vạch UPC-A được mã hóa bằng các dải thanh màu đen và các khoảng trắng (tiêu chuẩn, khi lựa chọn in người dùng có thể tùy chọn màu sắc của thanh và màu nền đảm bảo quy tắc tương phản cho máy quét có thể đọc được thông tin), chúng mã hóa thành 12 chữ số tương ứng.

Mỗi chữ số được thể hiện bằng một mẫu duy nhất gồm 2 thanh và 2 dấu cách. Các thanh và không gian có chiều rộng thay đổi lần lượt khác nhau là 1, 2, 3 hoặc 4 mô-đun. Tổng chiều rộng cho một chữ số luôn là 7 mô-đun; do đó, số 12 chữ số UPC-A yêu cầu tổng cộng 7 x 12 = 84 mô-đun.

Một UPC-A hoàn chỉnh có chiều rộng 95 mô-đun bao gồm 84 mô-đun cho các chữ số kết hợp với 11 mô-đun cho các mẫu bảo vệ.

Các mẫu bảo vệ bắt đầu và kết thúc có chiều rộng 3 mô-đun và sử dụng thanh mẫu – không gian – thanh, trong đó mỗi thanh và không gian là một mô-đun rộng.

4/ QUY TẮC TÍNH MÃ VẠCH UPC

Lấy tổng của các số ở vị trí lẻ (1, 3, 5, 7, 9, 11). Các số này nhân với 3 được một số A.

Lấy tổng của các số ở vị trí chẵn (2, 4, 6, 8, 10) được một số B.

Lấy tổng (A + B) và xét tính chia hết cho 10

Nếu chia hết thì số kiểm tra bằng 0.

Nếu không chia hết (số dư khác 0) thì lấy phần bù (10 – số dư) làm số kiểm tra.

Có thể thấy, sau khi thêm số 0 vào đầu chuỗi UPC-A thì các vị trí chẵn của UPC-A đổi thành vị trí lẻ của EAN-13 và ngược lại điều này hoàn toàn phù hợp với quy tắc tính số kiểm tra của EAN-13.

5/ CÁC LOẠI MÃ VẠCH UPC

Mã vạch UPC đang được sử dụng phổ biến nhất về mặt kỹ thuật là UPC-A.

Bên cạnh đó, loại mã vạch này cũng có nhiều biến thể khác có thể kể đến như:

Biến thể của mã vạch UPC Đặc điểm đặc trưng
UPC-B là phiên bản 12 chữ số, không có chữ số kiểm tra, được phát triển cho Bộ luật quốc gia về thuốc (NDC) và Mã vật phẩm liên quan đến sức khỏe quốc gia. Nó có 11 chữ số cộng với 1 chữ số là mã sản phẩm và không được sử dụng phổ biến.
UPC-C là mã gồm 12 chữ số với mã sản phẩm và chữ số kiểm tra; không sử dụng chung.
UPC-D là mã có độ dài thay đổi (12 chữ số trở lên) với chữ số thứ 12 là chữ số kiểm tra. Các phiên bản này không được sử dụng phổ biến.
UPC-E là mã gồm 6 chữ số, có mã tương đương với mã UPC-A gồm 12 chữ số với hệ thống số 0 hoặc 1.
UPC-2 là phần bổ sung gồm 2 chữ số cho UPC được sử dụng để chỉ ra phiên bản của một tạp chí hoặc định kỳ.
UPC-5 là phần bổ sung gồm 5 chữ số cho UPC được sử dụng để biểu thị giá bán lẻ đề xuất cho sách.

>> Liên hệ ngay Hotline 1900 3438 Thế Giới Mã Vạch để nhận ngay tư vấn từ chuyên viên.

6/ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA MÃ VẠCH UPC VÀ EAN

Mã vạch EAN-13 là sự cải tiến từ UPC-A. Về phần hình thức mã vạch khi nhìn qua bạn sẽ thấy chúng giống hệt nhau. Nhưng ở phần chữ số bên dưới các sọc mã vạch dùng để back-up khi máy quét mã vạch không đọc được có điểm khác nhau:

Số chữ số: mã vạch EAN-13 có 13 chữ số và UPC-A có 12 chữ số.

Vị trí chữ số: mã vạch EAN-13 chỉ có 1 số nằm ngoài phía bên trái dãy mã vạch. Còn UPC-A thì mỗi bên dãy mã vạch có 1 con số, 10 số còn lại nằm phía bên trong.

Người dùng có thể đổi mã UPC-A sang mã EAN-13 khi nhập thủ công nhưng không thể làm ngược lại từ EAN-13 sang UPC-A vì nếu tự ý bỏ 1 con số trong 13 số của EAN-13 để thành mã UPC sẽ làm sai lệch thông tin sản phẩm, hàng hóa.

Sự khác nhau giữa mã vạch UPC và EAN
Sự khác nhau giữa mã vạch UPC và EAN

>>> Xem thêm:

Mã vạch là gì? Ý nghĩa, ứng dụng, các loại mã vạch thông dụng

Mã vạch EAN

Code 128

Code 39

Code 93

Với những thông tin bổ ích trên về mã vạch UPC, hy vọng có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại mã vạch này để áp dụng vào hệ thống quản lý của doanh nghiệp, công ty, cửa hàng một cách chính xác, hiệu quả.

Nếu vẫn còn những thắc mắc cần giải đáp hoặc những băn khoăn trong việc chọn mua máy in tem, đừng ngần ngại gì mà hãy liên hệ ngay cùng Thế Giới Mã Vạch. Đội ngũ tư vấn viên, kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm, nhiệt huyết của chúng tôi sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *