Việc xác định xuất xứ hàng hóa, sản phẩm ngoài phụ thuộc vào thông tin chữ ngoài bao bì thì người dùng còn có thể thông qua dãy mã số mã vạch duy nhất cho mỗi sản phẩm. Mã vạch của Mỹ là bao nhiêu? Và kiểm tra mã vạch hàng Mỹ như thế nào? Cùng theo dõi bài viết chi tiết sau
MÃ SỐ MÃ VẠCH LÀ GÌ? VÌ SAO SẢN PHẨM CẦN CÓ?
MÃ SỐ MÃ VẠCH
Mã số mã vạch là công nghệ định danh đối tượng với các thông tin được mã hóa bên trong cho phép quản lý bởi doanh nghiệp, cơ quan chức năng, truy xuất và kiểm tra bởi người dùng.
Hiện nay trên thị trường có 2 loại mã vạch là:
Mã vạch tuyến tính 1D với các sọc đen trắng song song và mã số ngay bên dưới.
Mã vạch 2 chiều 2D với các ma trận đen trắng phức tạp và thường không có mã số. Và có khả năng lưu trữ thông tin dữ liệu lớn hơn so với mã 1D.
>>> Xem chi tiết hơn tại:
Mã vạch là gì và ý nghĩa của nó như thế nào?
Mã vạch 1D và mã vạch 2D khác nhau ở đâu?
MÃ VẠCH HÀNG HÓA SẢN PHẨM CÁC NƯỚC
Mã vạch hàng hóa sản phẩm các nước đều được tổ chức GS1 cung cấp nhằm phân biệt được sản phẩm có xuất xứ từ các quốc gia khác nhau, tránh người dùng bị nhầm lẫn khi quyết định mua hàng và cũng để hỗ trợ cho hoạt động quản lý thị trường được diễn ra dễ dàng hơn.
Ngoài ra, thông qua các mã vạch hàng hóa được quy định rõ ràng giúp các quốc gia quản lý và thống kê chính xác số lượng hàng xuất, nhập khẩu và người dùng cũng dễ dàng hơn trong việc xác định nguồn gốc, xuất xứ và kiểm tra thành phần sản phẩm.
Thông thường trong dãy mã vạch hàng hóa sẽ có 3 số đầu tiên là đầu mã vạch các nước mà người dùng có thể sử dụng để tìm ra nguồn gốc sản phẩm bằng việc so sánh với bảng mã vạch các nước tại thông tin tra cứu mã vạch các nước trên thế giới
Ví dụ: 880 : Hàn Quốc (South Korea); 884 : Campuchia (Cambodia); 885 : Thái Lan (Thailand); 888 : Singapore; 893 : Việt Nam; 899 : Indonesia;…
LÝ DO SẢN PHẨM NƯỚC MỸ ĐƯỢC ƯA CHUỘNG
Sản phẩm nước Mỹ hay các mặt hàng trên bao bì có thể hiện cụm từ “Made in USA” luôn được người dùng đánh giá cao về chất lượng, độ tin cậy và tin dùng tại thị trường Việt Nam.
Điển hình có thể kể đến các mặt hàng tiêu dùng như thời trang (ZARA, H&M, Charles & Keith), mỹ phẩm (NYX, Tarte, Glam Low,hourglass), công nghệ (iPhone, Laptop Apple, Macbook), chocolate (Kirkland, Ferrero Rocher, Ghirardelli, Anthon Berg,…), nước, hoa, son, thực phẩm chức năng,…
Sản phẩm nước Mỹ luôn được cam kết đảm bảo về chất lượng, thành phần thân thiện với con người và sử dụng công nghệ hiện đại trong quá trình sản xuất cam kết mang đến cho người dùng những trải nghiệm đa dạng.
MÃ VẠCH CỦA HÀNG MỸ LÀ BAO NHIÊU?
Với sự đa dạng về sản phẩm xuất nhập khẩu ra thị trường các nước mà đầu mã vạch của hàng hóa Mỹ có khá nhiều, người dùng có thể đọc 3 số đầu trong dãy số và so sánh với các đầu số sau đây:
000 – 019: GS1 Mỹ (United States) USA cụ thể gồm 000, 001, 002, 003, 004, 005, 006, 007, 008, 009, 010, 011, 012, 013, 014, 015, 016, 017, 018, 019 lần lượt là mã vạch của Mỹ USA.
020 – 029: Phân phối giới hạn (Restricted distribution) thường chỉ cung cấp cho sử dụng nội bộ (MO defined, usually for internal use) gồm: 020, 021, 022, 023, 024, 025, 026, 027, 028, 029 lần lượt là mã vạch của Mỹ sử dụng cho nội bộ.
030 – 039: GS1 Mỹ (United States)
040 – 049: Phân phối giới hạn (Restricted distribution) thường chỉ cung cấp cho sử dụng nội bộ (MO defined, usually for internal use)
050 – 059: Coupons
060 – 139: GS1 Mỹ (United States)
200 – 299: Phân phối giới hạn (Restricted distribution) thường chỉ cung cấp cho sử dụng nội bộ (MO defined, usually for internal use)
LOẠI MÃ VẠCH NÀO ĐƯỢC ỨNG DỤNG LÀM MÃ VẠCH CỦA MỸ
Hiện nay, mã vạch của Mỹ sử dụng loại mã UPC-A và EAN-13 là chủ yếu trong đó mã EAN-13 là phổ biến nhất.
– UPC-A: là một chuỗi 12 số bao gồm 11 số mã mỗi số có giá trị từ 0 đến 9 và có một số kiểm tra ở cuối, trong đó đọc từ trái sang phải:
+ 1 số đầu có trị giá từ 0 đến 7 tùy thuộc vào chủng loại của hàng hóa
+ 5 số đầu là mã nhà doanh nghiệp đăng ký tại GS1
+ 5 số tiếp là mã sản phẩm do doanh nghiệp quy định
+ Số cuối cùng là số kiểm tra.
Với cấu tạo trên có thể thấy mã UPC không chứa “đầu mã vạch các nước” nên người dùng không thể sử dụng để tra cứu xuất xứ.
>>> Xem thêm: Mã vạch UPC
– EAN-13: là chuỗi có chứa 13 số trong đó 12 số đầu mỗi số có trị giá từ 0 tới 9 và 1 số kiểm tra cuối, cụ thể từ trái sang phải dãy mã số gồm:
+ 2 hoặc 3 số đầu là mã quốc gia do GS1 quốc tế quy định
+ 4 hoặc 5 số tiếp là mã doanh nghiệp do GS1 quốc gia quy định
+ 5 số tiếp là mã sản phẩm do doanh nghiệp quy định.
+ Số kiểm tra cuối nhằm kiểm tra tình hợp lý của toàn bộ mã số đằng trước nó.
>>> Xem thêm: EAN CODE
CÁCH KIỂM TRA MÃ VẠCH HÀNG MỸ
KIỂM TRA MÃ VẠCH CỦA MỸ 12 SỐ (UPC-A)
Có 4 cụm số mà người tiêu dùng và doanh nghiệp cần quan tâm đề kiểm tra và ứng dụng gồm:
Nhóm 1: 1 ký tự đầu tiên được gọi là ký số hệ thống số hay Family code.
Có giá trị từ 0 tới 7 tùy thuộc vào chủng loại sản phẩm đó mà cụ thể là:
5: Coupons (phiếu lĩnh hàng hóa)
4: Cho người bán lẻ sử dụng
3: Các mặt hàng là thuốc hoặc liên quan tới y tế
2: Các mặt hàng nặng tự nhiên, ví dụ như thịt, nông sản
0, 6, 7: các loại mặt hàng khác và coi như là một phần nhận diện nhà sản xuất
Nhóm 2: 5 ký tự tiếp theo sau nhóm 1 là mã doanh nghiệp được quy định duy nhất bởi Hiệp hội UPC của Mỹ nên các hàng hóa của Mỹ lưu thông trên thị trường người dùng hoàn toàn có thể tra ra nhà sản xuất.
Nhóm 3: 5 ký tự tiếp theo sau nhóm 2 là mã sản phẩm do doanh nghiệp tự quy định để hỗ trợ cho các hoạt động quản lý và yêu cầu phải là duy nhất cho mỗi một loại sản phẩm.
Nhóm 4: 1 ký tự cuối được gọi là số kiểm tra được tính toán để rà soát tính chính xác của dãy mã đằng trước.
KIỂM TRA MÃ VẠCH CỦA MỸ 13 SỐ (EAN-13)
Mã vạch EAN-13 gồm 4 thành phần: Mã Quốc gia, mã doanh nghiệp, mã sản phẩm và mã kiểm tra. Trong đó,
Mã quốc gia của Mỹ là 1 trong 3 số đề cập ở trên.
Mã doanh nghiệp được quy định rõ ràng bởi Hiệp hội UPC của Mỹ.
Mã sản phẩm do doanh nghiệp quy định đảm bảo 1 sản phẩm 1 mã độc nhất.
Số kiểm tra được tính toán như sau: Số kiểm tra (vị trí 13) = 10 – [(số dư của (A*3+B)) /10].
A là tổng của các số tại vị trí 1, 3, 5, 7, 9, 11
B là tổng của các số tại vị trí 2, 4, 6, 8, 10
KIỂM TRA MÃ SỐ MÃ VẠCH CỦA MỸ CÓ GIÚP PHÂN BIỆT ĐƯỢC HÀNG THẬT, GIẢ HAY KHÔNG?
Hiện nay tình trạng làm giả làm nhái hàng hóa trở nên tinh vi và hiện đại hơn bao giờ hết nên việc kiểm tra mã số mã vạch của Mỹ không phải là một giải pháp tuyệt đối cho việc phân biệt hàng thật giả.
Mặc dù được quản lý, kiểm soát một cách chặt chẽ về mã số mã vạch nhưng việc nhái theo mã số đơn giản hơn bạn nghĩ nhiều. Chỉ với máy in mã vạch chuyên dụng và bản thiết kế cùng vật liệu tương đồng với bản thật. Và kiểm tra mã số mã vạch của Mỹ sẽ chỉ là nền tảng cho sự nghi ngờ đặc biệt khi mã số không tồn tại trong bảng đầu mã vạch các nước của Mỹ, số kiểm tra bị sai lệch và mã doanh nghiệp sai.
Hiện nay nhiều nhà sản xuất sử dụng các ký hiệu in chìm nổi đặc biệt cho con tem của mình nhằm tránh việc nhái lại.
Để đảm bảo xác nhận được hàng thật, giả cũng như truy xuất được nguồn gốc sản phẩm thì nhà sản xuất phải đăng ký mã số mã vạch này, liên kết cùng cá app xác minh, truy xuất hoặc tự xây dựng app kiểm tra riêng. Có như vậy thì khi kiểm tra thông qua mã số mã vạch người dùng mới nhận được kết quả xác minh như mong muốn.
Vậy nên để đảm bảo mua được hàng hóa nhập khẩu Mỹ chính hãng, tốt nhất bạn vẫn nên chọn mua sản phẩm từ nhà phân phối tên tuổi, uy tín, đã có chỗ đứng trên thị trường và được nhiều người tin tưởng.
Bên cạnh hàng hóa từ Mỹ, trên thị trường Việt Nam hiện đang lưu thông rất nhiều những mặt hàng từ các quốc gia khác. Bạn có thể tham khảo cụ thể hơn về mã vạch những quốc gia này qua những chia sẻ sau:
Hy vọng với các thông tin cụ thể, chi tiết trên có thể giúp bạn đọc tìm ra lời giải đáp cho nguồn gốc của sản phẩm của mình và có những quyết định mua hàng chính xác hơn. Nếu có thêm những câu hỏi hay thắc mắc hãy liên hệ ngay tới Thế Giới Mã Vạch, đội ngũ chuyên nhân viên của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Ngoài ra, để được tư vấn cụ thể hơn về thiết bị, giải pháp mã số mã vạch giúp tối ưu hóa cho doanh nghiệp, đừng ngần ngại gì mà hãy nhấc máy lên liên hệ ngay cùng chúng tôi.