MÃ VẠCH 3D – SỰ ĐỘT PHÁ TRONG NGÀNH MÃ SỐ MÃ VẠCH

Mã vạch bắt đầu xuất hiện từ thế khỉ 20 và phát triển ngày một tiên tiến hơn từ đó. Ngày nay, tất cả các sản phẩm bắt buộc phải có mã số mã vạch trên bao bì để xác minh được nguồn gốc xuất xứ của chúng cũng như góp phần quản lý dễ dàng hơn.

Thông thường chúng ta đều quen thuộc với hai dạng mã vạch là mã 1D và mã 2D. Tuy nhiên, với sự phát triển ngày càng cao của công nghệ thông tin một dạng mã vạch khác cao cấp hơn được ra đời khắc phục hết các điểm yếu của mã vạch 1D và 2D là mã vạch 3D. Cùng Thế Giới Mã Vạch tìm hiểu ngay về loại mã vạch này qua bài chia sẻ sau đây:

SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MÃ VẠCH

Mã vạch xuất hiện vào những năm 1960 để phục vụ cho các hoạt động trong sản xuất và kinh doanh. Sự phát triển của công nghệ mã vạch đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu sử dụng và được ứng dụng rộng rãi đa ngành nghề.

Năm 1973 tổ chức mã số mã vạch (MSMV) đầu tiên được thành lập gọi là Hội đồng mã thống nhất của Mỹ viết tắt là UCC.

Năm 1977, Hội mã số vật phẩm Châu Âu (EAN) ra đời với sự tham gia của 12 nước Châu Âu. Đến năm 1984 thì đổi thành EAN International nhằm đẩy mạnh áp dụng hệ thống EAN trên toàn cầu (phi lợi nhuận). Đến nay, mã vạch EAN được sử dụng cho hầu hết mọi sản phẩm hàng hóa trên thế giới.

>>> Mã số mã vạch là gì?

Mã vạch 1 chiều tuyến tính 1D là mã vạch được phát triển đầu tiên với cấu tạo gồm mã số bên dưới và mã vạch bên trên với ưu điểm dễ tạo, dễ sử dụng nhưng dễ nhái theo.

Tiếp theo là sự xuất hiện của mã vạch 2 chiều 2D ma trận với sự phức tạp trong cấu tạo và khả năng mã hóa dữ liệu lớn hơn.

Tuy nhiên, cả hai loại mã vạch này đều không thể chịu được nhiệt độ cao bởi sự phụ thuộc vào chất liệu in ấn. Lúc này, mã vạch 3D phát triển và giải quyết mọi khuyết điểm trên hai loại mã 1D và 2D kể trên.

>>> Xem thêm:

Mã vạch 1D và mã vạch 2D khác nhau ở đâu?

So sánh Barcode và QR code – Điểm giống, khác nhau, ứng dụng

MÃ VẠCH 3D LÀ GÌ?

Mã vạch 3D hay còn gọi là mã vạch Bumpy có cấu tạo là những ô vuông màu đen với các chiều cao và kích thước khác nhau trong không gian 3 chiều. Có thể hình dung đơn giản về mã vạch 3D như sau: Là mã vạch một chiều được dập nổi trên mặt phẳng với các chiều cao thanh khác nhau.

Mã vạch 3D
Mã vạch 3D

ĐẶC ĐIỂM CỦA MÃ VẠCH 3D

Mã vạch 3D được khắc vĩnh viễn hoặc được dập nổi trên sản phẩm trong quy trình sản xuất. Do đó, bạn không thể xé hoặc làm biến dạng mã vạch một cách dễ dàng được. Việc làm giả mã vạch 3D cũng rất khó vì bạn không thể thay đổi được chúng.

Chiều cao của các của các thanh khác nhau.

Khoảng trống giữa các thanh khác nhau.

ƯU ĐIỂM CỦA MÃ VẠCH 3D

Mã vạch 3D là loại mã vạch sử dụng những ô vuông màu đen với nhiều chiều cao và kích thước khác nhau sắp xếp trong không gian 3 chiều.

Mã vạch 1D và mã vạch 2D là những loại mã vạch được sử dụng nhiều cho hàng hóa hiện nay. Tuy nhiên đối với những nhà máy sản xuất sản phẩm có nhiệt độ cao thì các loại mã vạch này không đáp ứng được.

Ngoài ra, sản phẩm thường xuyên phải tiếp xúc với các loại dung môi hóa chất thì độ bền của các loại mã vạch cũ không đáp ứng được. Do đó, người ta bắt đầu phát triển mã vạch 3D – một dạng mã vạch giải quyết được các khuyết điểm của các loại mã cũ.

SO SÁNH MÃ VẠCH 3D CÙNG MÃ VẠCH 1D VÀ 2D

Mã vạch 1D và mã vạch 2D Mã vạch 3D
 Nằm trên 1 mặt phẳng  Nằm trong không gian 3 chiều
 Có thể bị làm giả
Có thể thay đổi
 Khó có thể làm giả
Không thể thay đổi mã vạch
 In trên tem nhãn dán hoặc trên bề mặt sản phẩm  In dập nổi hoặc khắc trực tiếp lên sản phẩm
 Sử dụng chủ yếu trong ngành bán lẻ  Sử dụng trong ngành sản xuất công nghiệp
 Giải mã bằng công nghệ laser, CCD, Array Imager  Giải mã bằng công nghệ đánh dấu bộ phận trực tiếp (DPM)

CÁCH ĐỌC MÃ VẠCH 3D

Cách đọc mã vạch 3D vẫn được áp dụng tương tự như cách đọc các loại mã vạch tuyến tính. Chỉ khác là hình dạng mã vạch 3D là hình ba chiều giống như cái tên của nó.

Khác biệt lớn nhất của mã vạch 3D là sẽ không thể đọc được giống như mã vạch 1D. Thay vào đó tia laser sẽ xác định chiều cao hoặc hình dạng 3D của mã vạch.

Thông thường các loại mã vạch 3D được quét bằng các loại máy quét DPM có tiếp thị bộ phận trực tiếp, được gắn tại một số điểm cố định của băng chuyền vận chuyển sản phẩm đối với máy quét băng chuyền và cầm tay quét mã đối với dòng thiết bị đọc mã vạch cầm tay. Điều này cũng giúp nhà sản xuất đánh giá được quy trình sản xuất của họ vận hành tốt ra sao để điều chỉnh một cách hiệu quả.

>>>  Xem thêm:

Codabar

Mã vạch QR code

ỨNG DỤNG CỦA MÃ VẠCH 3D

Mã vạch 3D được ứng dụng chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Mã vạch 3D được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô để quá trình theo dõi sản xuất các linh kiện. So với mã vạch 1D và mã vạch 2D thì mã vạch 3D trong quá trình này được kiểm nghiệm có hiệu quả hơn hẳn.

Ngoài ứng dụng trong các lĩnh vực công nghiệp thì mã vạch 3D vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, trong tương lai chắc chắn mã vạch 3D sẽ được ứng dụng nhiều hơn vì những ưu điểm vượt trội mà nó mang lại.

Hy vọng với những thông tin được cung cấp trong bài viết trên bạn đã biết thêm được những thông tin hữu ích về loại mã vạch công nghiệp này.

>>> Xem thêm: 5 cách sử dụng mã vạch hiệu quả

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi qua những thông tin sau để được giải đáp miễn phí.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *