SO SÁNH MÃ VẠCH 1D VÀ 2D? ƯU, NHƯỢC ĐIỂM, ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG

Mã vạch giúp ích rất nhiều trong viêc theo dõi, quản lý hàng hóa và được áp dụng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, có rất nhiều loại mã vạch được sử dụng hiện nay được phân chia thành 2 loại chính là mã vạch 1D và 2D. Tại sao lại có sự phân chia thế này? Cùng Barcode World tìm hiểu mã vạch 1D và 2D khác nhau ở đâu trong bài viết bên dưới nhé.

MÃ VẠCH 1D LÀ GÌ? ĐẶC ĐIỂM

Mã vạch 1D là mã vạch được biểu lộ dưới hình dạng các thanh sọc dọc màu đen được đặt song song và đan xen giữa chúng là những khoảng trống. Tùy vào thông tin được mã hóa bên trong mà độ đậm dày của những thanh dọc này có kích thước khác nhau.

Bên dưới những thanh sọc dọc (dành cho máy quét đọc hiểu) là dãy số cho người mua hàng đọc để xác định được nguồn gốc của sản phẩm. Nguyên tắc đọc mã vạch hãy xem tại đây.

Mã vạch 1D thường bao gồm các loại mã vạch như: Code 93, Code 39, Code 128, Code 11, CODABAR, EAN-13, EAN-8, UPC-A, UPC-E,… Ngoài những loại mã trên thì còn nhiều loại mã khác thuộc mã vạch 1D nhưng không được ưa dùng nhiều.

>>> Đặc điểm:

Đặc điểm của mã vạch 1D là chỉ được mã hóa theo 1 chiều duy nhất từ trái sang phải. Có lẽ cũng vì thế mà loại mã vạch này còn có tên gọi khác là mã vạch 1 chiều. Chứa một số ký tự giới hạn, thường là 8 – 15 ký tự. Nếu chứa nhiều ký tự hơn thì mã vạch sẽ càng có độ dài lớn hơn, điều này khá bất tiện trong việc bố trí mã vạch trên tem nhãn sản phẩm.

Mã vạch 1D rất dễ tạo và giải mã bằng hầu hết tất cả các loại máy quét mã vạch đang có mặt trên thị trường.

Mã vạch 1D
Mã vạch 1D

MÃ VẠCH 2D LÀ GÌ? ĐẶC ĐIỂM

Mã vạch 2D hay mã vạch 2 chiều là một tập hợp các mã trận phức tạp được sắp xếp trong một hình vuông hoặc hình chữ nhật để lưu trữ thông tin. Có rất nhiều hình vuông nhỏ nằm bên trong hình vuông lớn này. Nhìn từ ngoài vào có thể bạn sẽ thấy nó rất lộn xộn nhưng thực chất nó chứa các thông tin mã hóa và được sắp xếp theo quy chuẩn.

Một mã vạch 2D có khả năng lưu trữ hơn 7.000 ký tự bao gồm thông tin như tên thương hiệu, số kiểu, hồ sơ bảo trì và vô số chi tiết khác

Mã vạch 2D thường bao gồm các loại mã vạch như: QR Code, Data Matrix, PDF417, MicroPDF417,… Ngoài những loại mã trên thì còn nhiều loại mã khác thuộc mã vạch 1D nhưng không được ưa dùng nhiều.

>>> Đặc điểm:

Hầu hết sẽ được mã hóa với dạng các ô vuông đen trắng xếp đan xen lẫn nhau theo một trật tự nhất định tạo hình dạng ma trận. Nhưng vẫn có số ít trường hợp những ô vuông sẽ được thay bằng dạng chấm tròn.

Chứa được lượng thông tin đáng kể và có thể đọc được ngay cả với kích thước nhỏ. Dễ dàng bố trí mã vạch 2D trên tem nhãn sản phẩm, ấn phẩm mà không lo chiếm nhiều diện tích.

Thông tin được mã hóa theo 2 chiều. Chỉ được giải mã bằng máy quét mã vạch 2D hoặc sử dụng điện thoại thông minh với các app có chức năng này.

Mã vạch 2D
Mã vạch 2D

SO SÁNH MÃ VẠCH 1D VÀ MÃ VẠCH 2D

Đặc điểm Mã vạch 1D Mã vạch 2D
Số lượng mã dữ liệu lưu trữ được 8-15 ký tự 7000+ ký tự
Hình dạng Ngang và hình chữ nhật Hình dạng là hình vuông,
hình chữ nhật hoặc hình tròn
Đọc dữ liệu Theo chiều ngang Theo chiều dọc và ngang
Vị trí quét Thẳng đứng Bất kì
Ưu điểm Đơn giản, dễ thiết lập
Có thể nhập thủ công vào máy chủ khi không có thiết bị quét chuyên dụng
Có thể giải mã bằng máy quét mã 1D và 2D.
Có thể in ở phạm vi nhỏ, có thể được nhận diện ở khoảng cách xa
Làm việc tốt ngay cả trên bề mặt cong
Nhược điểm Phải in trên phạm vi lớn mới có thể đảm bảo hình ảnh rõ ràng
Khó quét khi được dán trên bề mặt cong
Không thể đọc bằng mắt mà cần thiết bị quét.
Chỉ dùng máy quét mã 2D để giải mã.

 

>>> Xem thêm:

So sánh Barcode và QR code – Điểm giống, khác nhau, ứng dụng

Mã vạch là gì và ý nghĩa của nó như thế nào?

Codabar

5 cách sử dụng mã vạch hiệu quả nhất

ỨNG DỤNG CỦA MÃ VẠCH 1D 

Hầu như 99% các sản phẩm tiêu dùng nhanh, quần áo, thực phẩm đều sử dụng mã vạch 1D. Do đó, bạn rất dễ dàng bắt gặp mã vạch 1D ở bất kỳ nơi đâu nhất là tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị, shop thời trang,…

Mã vạch 1D trên sản phẩm thông dụng
Mã vạch 1D trên sản phẩm thông dụng

Ngoài ra, mã vạch 1D còn được ứng dụng trong vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu.

Mã vạch 1D xuất nhập khẩu hàng hóa
Mã vạch 1D xuất nhập khẩu hàng hóa

Hiện nay không khó để bạn có thể thấy được mã vạch 1D vì chúng xuất hiện ở khắp mọi nơi. Gần như là trên mọi sản phẩm xung quanh bạn đều đang được ứng dụng cùng tem nhãn có chứa loại mã vạch này.

Mã vạch 1D sẽ được dùng cho công tác quản lý hàng hóa, hỗ trợ thanh toán lẫn kiểm kê sản phẩm, kho bãi,…v..v…

ỨNG DỤNG CỦA MÃ VẠCH 2D 

Mã vạch 2D ngày nay được sử dụng nhiều trong các ứng dụng thanh toán online, vé điện tử, coupon điện tử, giày dép, một số loại mỹ phẩm,…

Khi đi đến các cửa hàng tiện ích, siêu thị, quán cà phê, quán trà sữa bạn sẽ bắt gặp những mã QR tại quầy thanh toán dành cho ngân hàng hoặc ứng dụng thanh toán online.

Mã vạch 2D cho thanh toán online
Mã vạch 2D cho thanh toán online

Hỗ trợ cho các hoạt động quản lý con người như thẻ xanh covid dạo gần đây hay trên chứng minh nhân dân, thẻ BHYT,…

Mã Vạch 2D quản lý con người
Mã Vạch 2D quản lý con người

Ngoài ra còn một số ứng dụng điển hình của mã vạch 2D như:

Phục vụ cho hoạt động quảng cáo: Nike đã sử dụng mã vạch 2D để in ấn lên những tấm áp phích treo dọc đường trong một sự kiện thể thao. Lúc này những người tham gia bị thu hút và quan tâm sẽ thực hiện quét mã 2D này và truy cập truy cập hình ảnh, video, dữ liệu mà họ mong muốn truyền tải.

Thu thập đánh giá từ người dùng: Thông qua việc in ấn mã vạch 2D lên những tấm thư cảm ơn gửi đến khách hàng khi họ mua sắm.

Thu hút thêm truy cập đến website, blog, facebook, fanpage,…: Bằng cách in mã vạch 2D lên những vị trí dễ nhận biết hoặc trong những mẫu thiết kế banner, backdrop,…

ĐÔI NÉT VỀ MÁY QUÉT MÃ VẠCH CHUYÊN DỤNG

Máy quét mã vạch là thiết bị ngoại vi chuyên dụng cho hoạt động nhận diện dữ liệu trên mã vạch và truyền tải đến máy chủ để giải mã và hiển thị thông tin đầy đủ cho người dùng.

Máy quét phát ra tia sáng cắt ngang hoặc bao trùm lên toàn bộ mã vạch và nhận diện sự khác nhau về mức độ phản xạ ánh sáng giữa các thanh trắng đen trên mã vạch để chuyển hóa thành dữ liệu sau đó truyền tới máy chủ chứa phần mềm quản lý để giải mã thông tin bên trong.

Máy quét mã vạch được chia làm 2 loại là:

Máy quét mã vạch 1D: Gồm 2 loại tia quét là tia laser (mảnh) và tia CCD (dày).

Máy quét mã vạch 2D: sử dụng công nghệ chụp hình kỹ thuật số image array phát ra vùng quét liền có thể giải mã cả mã 1D và 2D.

Vì vậy, nên trang bị máy quét mã vạch cho doanh nghiệp để hỗ trợ quản lý, vận hành hữu hiệu, chuyên nghiệp với hiệu quả cao hơn.

Hy vọng với thông tin ở trên, bạn đọc có thể phân biệt mã vạch 1D và 2D và đưa ra lựa chọn ứng dụng cho đơn vị của mình một cách hiệu quả nhất.

Nếu như bạn còn vấn đề hay thắc mắc hãy liên hệ tới Thế Giới Mã Vạch, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ cho bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *