Máy in mã vạch bị nhảy tem: nguyên nhân, cách khắc phục

Lỗi máy in mã vạch bị nhảy tem khiến tiêu tốn vật liệu in và thời gian làm việc vì máy in tự động in tem trắng không có thông tin xen với tem có nội dung.

Nguyên nhân chủ yếu khiến máy in gặp lỗi in nhảy tem là do máy chưa hiểu khổ giấy in khi người dùng thay từ cuộn có quy cách lớn sang quy cách nhỏ hơn.

Để khắc phục lỗi máy in bị nhảy tem người dùng chỉ cần thực hiện hiệu chỉnh máy in (Calibration). Đối với mỗi dòng máy in khác nhau về thương hiệu và loại máy sẽ có cách Calibration tương ứng. Nội dung chia sẻ bên dưới sẽ mô tả chi tiết những thao tác cần thực hiện.

Để phòng tránh lỗi nhảy tem và tiết kiệm thời gian làm việc người dùng nên thực hiện Calibration mỗi khi thay đổi khổ giấy in bên trong máy, in thử 1 vài bản in kiểm tra file thiết kế trước khi in.

Sau đây là nội dung chia sẻ chi tiết về tình trạng lỗi máy in mã vạch bị nhảy tem về nguyên nhân, cách khắc phục mà Thế Giới Mã Vạch đã tổng hợp. Cuối cùng là các câu hỏi thường gặp về lỗi này mà người đọc có thể tham khảo thêm.

Lỗi máy in mã vạch bị nhảy tem là gì?

Lỗi máy in mã vạch bị nhảy tem là tình trạng máy in tự động in xen kẽ giữa tem có nội dung và tem trắng.

Lỗi này thường gặp ở các máy in tem nhãn nhiệt (trực tiếp lẫn gián tiếp), khi thay khổ giấy in. Lỗi nhảy tem khi in làm tiêu tốn vật liệu in (giấy, mực in) và tốn thời gian cho việc xử lý.

Mô tả hình ảnh lỗi máy in mã vạch bị nhảy tem:

Hình ảnh mô tả lỗi máy in mã vạch bị nhảy tem
Hình ảnh mô tả lỗi máy in mã vạch bị nhảy tem
Hình ảnh mô tả lỗi máy in mã vạch bị nhảy tem (1)
Hình ảnh mô tả lỗi máy in mã vạch bị nhảy tem (1)

Nguyên nhân khiến máy in mã vạch bị nhảy tem

Tình trạng lỗi máy in mã vạch bị nhảy tem là do máy in chưa hiểu quy cách giấy đang được lắp bên trong thiết bị. Lỗi thường xảy ra khi người dùng thay cuộn giấy mới có chiều cao tem nhỏ hơn hoặc bằng ½ chiều cao của con tem trong cuộn giấy cũ.

Ví dụ: Bạn đang in tem có quy cách 80x50mm:

  • Sau đó tháo cuộn giấy này ra và lắp cuộn tem có quy cách 80x25mm (chiều cao tem này là 25mm bằng ½ chiều cao con tem cũ là 50mm) và đã thay đổi file thiết kế phù hợp với quy cách tem mới nhưng khi in sẽ xuất hiện tình trạng bị nhảy tem (cứ 1 tem có thông tin in thì 1 tem trắng).
  • Còn đối với trường hợp dùng tem có kích thước nhỏ hơn ½ của 25mm như con tem 80x20mm và đổi file thiết kế tượng ứng thì khi in sẽ xuất hiện tình trạng nhảy tem lúc mới in và lệch tem về sau (1 con tem có thông tin, rồi đến 1 con tem trắng và sau đó là tem bị lệch).
Nguyên nhân tem bị nhảy khi in
Nguyên nhân tem bị nhảy khi in

Hiện tượng này có thể được lý giải như sau: Cảm biến bên dưới máy in đang đọc gap của con tem 80x50mm. Khi thay loại giấy in mới vào, dù đã dùng file thiết kế tương ứng thì cảm biến máy vẫn đang nhận diện khoảng cách giữa 2 gap là 50mm. Nên khi in con tem 80x25mm, cảm biến sẽ bắt đầu in tem từ gap của con tem thứ 1 và thứ 3 mà không đếm gap thứ 2 (gap tem 1 đến gap tem 3 cách nhau 50mm).

Cách khắc phục máy in mã vạch bị nhảy tem

Hiệu chỉnh (Calibration) máy in mã vạch là cách khắc phục tình trạng in bị nhảy tem do máy chưa hiểu khổ giấy.

Ở mỗi thương hiệu máy in mã vạch (RING, GoDEX, Zebra, Honeywell) và các dòng khác nhau (để bàn, công nghiệp) sẽ có cách Calibration tương ứng. Tham khảo nhanh qua hình sau:

Calibration máy in mã vạch RING để bàn
Calibration máy in mã vạch RING để bàn
Calibration máy in mã vạch RING công nghiệp
Calibration máy in mã vạch RING công nghiệp
Calibration máy in mã vạch Zebra để bàn
Calibration máy in mã vạch Zebra để bàn
Calibration máy in mã vạch Zebra công nghiệp
Calibration máy in mã vạch Zebra công nghiệp

Để thực hiện các thao tác một cách chính xác nhất hãy tham khảo tài liệu mô tả chi tiết sau: Hướng dẫn Calibration máy in tem nhãn mã vạch chi tiết

Cách phòng tránh lỗi máy in mã vạch bị nhảy tem

Để phòng tránh lỗi máy in mã vạch bị nhảy tem người dùng nên:

  • Tiến hành Calibration (hiệu chỉnh) cho máy in mã vạch sau mỗi lần đổi quy cách tem in.
  • In thử một vài tem rồi kiểm tra trước khi in số lượng lớn.
  • Kiểm tra kỹ file thiết kế tem nhãn trước khi in.

Ngoài ra còn có một số lưu ý khi sử dụng máy in để phòng tránh các lỗi khác như:

  • Sử dụng đúng loại giấy và mực in.
  • Cài đặt đúng kích thước giấy in cho máy in, điều chỉnh các cài đặt in khác như độ phân giải, mật độ in, khoảng cách giữa các tem,… phù hợp với nhu cầu sử dụng.
  • Vệ sinh, bảo dưỡng máy in thường xuyên, định kỳ.
  • Sử dụng nguồn điện ổn định.
  • Tắt máy in khi không sử dụng trong thời gian dài.
  • Bảo quản máy in ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh bụi bẩn và hóa chất.
  • Sử dụng phần mềm thiết kế tem nhãn phù hợp với máy in.
  • Lưu file thiết kế tem nhãn với định dạng phù hợp.

Các câu hỏi thường gặp về máy in mã vạch bị nhảy tem

1. Tại sao máy in mã vạch GoDEX in ra tem bị nhảy cóc?

Vì máy in mã vạch GoDEX đó đang không hiểu khổ giấy in mà bạn lắp trong máy. Việc này xuất hiện khi bạn đổi khổ giấy in nhỏ hơn khổ giấy trước.

Với máy in mã vạch để bàn GoDEX, bạn thực hiện thao tác calibration như sau:

  • Tắt nguồn máy in.
  • Đè giữ nút Feed và bật nguồn.
  • Tiếp tục đè nút Feed đến khi đèn LED chỉ báo chuyển sang màu cam thì thả tay ra.
  • Sau khi thả tay, nếu thấy máy tự động chạy ra 3, 4 tem trắng là thành công.

Với máy in mã vạch công nghiệp GoDEX, thao tác calibration thực hiện như sau:

  • Nhìn phía sau thân máy và tìm nút tròn nhỏ.
  • Ấn giữ nút này từ 1 – 3 giây > Màn hình máy hiển thị “Calibration” hoặc “Auto Sensing” (tùy model máy) là bạn đã thực hiện thành công.

2. Máy in tem vừa bị nhảy tem vừa bị lệch thì phải làm sao?

Trường hợp máy vừa bị nhảy tem vừa bị lệch là do khổ giấy mới thay vào máy có chiều cao tem khác ½ chiều cao tem cũ. Lúc này bạn chỉ cần hiệu chỉnh máy in và kiểm tra lại file thiết kế là được.

Ngoài ra, tem in bị lệch còn có một số nguyên nhân khác như lắp giấy in chưa đúng, file in không tương thích, cài đặt thông số phần mềm không đúng, linh phụ kiện hỏng. Để khắc phục bạn đọc có thể tham khảo thêm tài liệu: Lỗi máy in tem bị lệch

3. Đã Calibration máy in nhưng máy in mã vạch vẫn bị nhảy tem và lệch thì phải làm sao?

Tình trạng này có thể là do cảm biến máy bị đang bị bụi hoặc bị hỏng. Người dùng cần vệ sinh cảm biến bằng khăn sạch hoặc bông gòn và cồn y tế. Nếu sau khi vệ sinh vẫn bị lỗi thì cần phải sử dụng dịch vụ sửa chữa chuyên nghiệp có kỹ thuật viên lành nghề và thiết bị chuyên dụng.

4. Lỡ tay chuyển lệnh in số lượng lớn mới phát hiện bị lỗi nhảy tem thì cần làm gì để tiết kiệm vật liệu in?

Cần hủy lệnh in ngay lập tức. Để hủy lệnh in trên máy in mã vạch sẽ cần 3 bước thực hiện gồm ngừng lệnh in trên máy in mã vạch bằng cách ấn nút PAUSE hoặc FEED, xóa dữ liệu tồn trong driver máy in trên máy tính (nếu còn), xóa lệnh in trên máy in mã vạch như vậy máy in sẽ không tiếp tục in và người dùng sẽ tiết kiệm được chi phí. Thao tác cụ thể hơn được mô tả trong tài liệu: “Cách hủy lệnh in trên máy in mã vạch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *