Được phát triển vào năm 1982 bởi Intermec, mã code 93 mang lại cho người dùng hiệu quả an toàn hơn và nhỏ gọn hơn so với mã code 39 trước đó. Cùng Thế Giới Mã Vạch tìm hiểu nhanh về những thông tin của loại mã vạch code 93 này trước khi đi vào ứng dụng nhé!
CODE 93 LÀ GÌ?
Mã vạch code 93 ra đời vào năm 1982 bởi Intermec, là loại mã vạch tuyến tính 1D được cập nhật từ mã vạch code 39. Được đặt tên code 93 bởi trong dãy ký tự có 9 mô-đun và luôn có 3 thanh và 3 khoảng trắng.
Mã code 93 giới hạn trong 43 ký tự và 5 ký tự đặc biệt (bao gồm ký tự bắt đầu/dừng), ngoài ra còn có thể kết hợp với các ký tự khác để đại diện rõ ràng cho tất cả 128 ký tự ASCII.
Mã code 93 mã hóa 26 chữ hoa từ A đến Z, 10 chữ số từ 0 đến 9 và 7 ký tự đặc biệt bao gồm -, ., $, /, + , %, SPACE.
Kích thước mã code 93:
- Giá trị nhỏ nhất của kích thước X là 7,5 mils (0,19 mm).
- Chiều cao thanh tối thiểu là 15 phần trăm chiều dài ký hiệu hoặc 0,25 inch (6,4 mm), tùy theo giá trị nào lớn hơn.
- Vùng yên tĩnh bắt đầu và sau cùng phải có kích thước ít nhất là 0,25 inch (6,4 mm).
>> Xem thêm: Code 39 là gì? Tất cả những điều bạn cần biết!
THÔNG SỐ CẤU TRÚC CỦA CODE 93
Mã code 93 có ký hiệu bắt đầu/dừng không thể hiện bằng ký tự ASCII mà bằng dấu “*”. Điểm này khá tương đồng với code 39.
Mã vạch mã 93 điển hình có cấu trúc sau:
Một ký tự bắt đầu bằng dấu “*”.
Tiếp đến là ký tự được mã hóa.
Sau đó là ký tự kiểm tra modulo-47 đầu tiên “C”
Và ký tự kiểm tra modulo-47 thứ hai “K”.
Kế đến là ký tự dừng biểu thị bằng dấu “*”
Cuối cùng là thanh kết thúc biểu thị phần cuối mã vạch.
ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM CỦA CODE 93
Ưu điểm:
Mã code 93 có kích thước nhỏ hơn và hiệu quả hơn mã code 39. Trung bình, mã vạch 93 sẽ có độ dài ngắn hơn so với những mã vạch thông thường là khoảng 20%. Tuy nhiên nếu xét về khả năng mã hóa lại mã hóa được nhiều dữ liệu hơn.
Khả năng dự phòng dữ liệu lớn, cung cấp tính bảo mật cao hơn.
Có thêm 5 ký tự đặc biệt mà mã code 39 không có.
Nhược điểm:
Mã code 93 yêu cầu một số kiểm tra vì nó không có khả năng tự kiểm tra được.
MỞ RỘNG THÊM VỀ FULL ASCII CODE 93
Trong mã Full ASCII code 93 có 43 ký hiệu cơ bản (0 – 9, A – Z, “-“, “.”, “$”, “/”, “+” và “%”) giống với biểu diễn của chúng trong mã code 93. Còn với các chữ thường, các ký tự dấu câu bổ sung và các ký tự điều khiển được thể hiện bằng dãy hai ký tự của mã code 93.
Mã Full ASCII code 93 có phần tương tự với mã Full ASCII code 39, ngoại trừ bốn ký hiệu có mục đích đặc biệt được sử dụng thay vì chỉ định lại $, /, + và%.
ỨNG DỤNG CỦA MÃ VẠCH CODE 93
Code 93 được ứng dụng trong các ngành nghề chuyên dụng nên không được xem là một loại mã phổ biến trên thị trường.
Một số ứng dụng có thể kể đến như:
Quản lý mẫu thử/test/xét nghiệm, sử dụng cho các phòng thí nghiệm, bệnh viện.
Lĩnh vực quân sự và ô tô.
Bưu điện Canada để mã hóa thông tin giao hàng đặc biệt.
Nếu nói về việc đâu là những mã vạch được sử dụng thông dụng nhất hiện nay thì chúng ta không thể không kể đến những loại mã vạch điển hình như EAN và UPC. Tham khảo chi tiết hơn về 2 loại mã vạch này qua chia sẻ sau:
GIẢI MÃ MÃ VẠCH CODE 93 BẰNG MÁY ĐỌC MÃ VẠCH
Mã vạch code 93 là mã vạch tuyến tính 1D nên có thể sử dụng bất cứ thiết bị máy đọc mã vạch nào trên thị trường hiện nay để giải mã thông tin, dữ liệu mã hóa bên trong.
Trong đó:
- Máy đọc mã vạch 1D đơn tia: Khi quét mã cần căn chỉnh để đảm bảo tia quét cắt ngang toàn bộ mã vạch.
- Máy đọc mã vạch 1D đa tia: Khi quét không cần căn chỉnh.
- Máy đọc mã vạch 2D: Khi quét không cần căn chỉnh, đồng thời quét được cả các mã 2D phức tạp.
Hi vọng những chia sẻ trên có thể giúp bạn hiểu được nhiều hơn về mã Code 39.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo tổng thể về những loại mã vạch khác tại chia sẻ: Mã vạch là gì? Các loại mã vạch bạn cần biết!
Thế Giới Mã Vạch hân hạnh cung cấp các giải pháp mã vạch theo yêu cấp đáp ứng sát nhất với thực tiễn sử dụng trong mỗi môi trường ứng dụng. Hãy liên hệ tới Thế Giới Mã Vạch để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn trực tiếp từ nhân viên cũng như sở hữu những sản phẩm nhập khẩu chính hãng, chất lượng đảm bảo nhất.