Cấu tạo, nguyên lý hoạt động máy in bill nhiệt chi tiết

Máy in bill nhiệt là thiết bị không thể thiếu trong các hoạt động kinh doanh hiện đại, giúp in ấn hóa đơn, biên lai một cách nhanh chóng và tiện lợi. Để hiểu rõ hơn về thiết bị này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cấu tạo chi tiết và nguyên lý hoạt động của máy in bill nhiệt.

Về cấu tạo, máy in bill nhiệt bao gồm nhiều bộ phận, mỗi bộ phận đảm nhiệm một chức năng riêng biệt.

  • Đầu in nhiệt: Bộ phận quan trọng nhất, chịu trách nhiệm chuyển đổi dữ liệu kỹ thuật số thành bản in trên giấy in nhiệt. 
  • Trục lăn: Kéo giấy và đảm bảo áp lực tiếp xúc giữa giấy in và đầu in.
  • Cảm biến: Giám sát hoạt động của máy in và đảm bảo hiệu suất in ấn.
  • Cổng kết nối: Kết nối máy in với các thiết bị khác để nhận dữ liệu và lệnh in.
  • Vỏ máy bảo vệ các linh kiện bên trong, góp phần tạo tính thẩm mỹ, trong khi các nút điều khiển được thiết kế để người dùng dễ dàng thao tác và sử dụng máy in.

Máy in bill nhiệt hoạt động dựa trên nguyên lý in nhiệt trực tiếp, sử dụng loại giấy in nhiệt đặc biệt có lớp phủ cảm nhiệt. Quá trình in ấn bao gồm 5 bước: Kết nối và nhận dữ liệu, xử lý dữ liệu, truyền tín hiệu, gia nhiệt và in, cuối cùng là kéo giấy.

Cấu tạo chi tiết của máy in bill nhiệt

Máy in bill nhiệt được cấu thành từ những bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận đảm nhiệm một chức năng riêng biệt để tạo nên một quy trình in ấn hoàn chỉnh.

Đầu in nhiệt

Đầu in nhiệt là bộ phận quan trọng nhất của máy in bill, đảm nhiệm chức năng chuyển đổi dữ liệu kỹ thuật số thành bản in trên giấy cảm nhiệt. Bộ phận này hoạt động dựa trên nguyên lý in nhiệt trực tiếp, không cần sử dụng mực in.

Đầu in nhiệt máy in bill có hai chức năng chính:

  • Chuyển đổi dữ liệu in từ máy tính hoặc thiết bị di động thành tín hiệu điện để điều khiển các điểm nhiệt.
  • Làm nóng các điểm nhiệt này để tạo hình ảnh, chữ viết và mã vạch trên giấy in bill.
Đầu in nhiệt trực tiếp của máy in bill nhiệt
Đầu in nhiệt trực tiếp của máy in bill nhiệt

Nguyên lý hoạt động (cơ chế):

Đầu in nhiệt hoạt động dựa trên việc điều khiển các điểm nhiệt siêu nhỏ. Khi có dòng điện chạy qua, các điểm này sẽ nóng lên và làm biến đổi màu sắc của giấy in nhiệt tại vị trí tiếp xúc, tạo thành các nét in. Quá trình này diễn ra cực nhanh và chính xác, cho phép máy in đạt tốc độ in ấn cao.

Đầu in nhiệt được phân loại dựa trên độ phân giải, một thông số quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bản in. Có 3 loại đầu in nhiệt chính là:

  • 180x180dpi: Phổ biến, giá thành rẻ nhất, đáp ứng cho nhu cầu in ấn hóa đơn cơ bản, không yêu cầu cao về chất lượng bản in.
  • 203x203dpi: Phổ biến và được sử dụng thông dụng nhất. Cho chất lượng hóa đơn in ra rõ ràng, sắc nét hơn.

Tuổi thọ của đầu in nhiệt thường được đo bằng số km giấy in  (khoảng cách in được cho đến khi đầu in bị hỏng).  Ví dụ,  một đầu in có tuổi thọ 50km có thể in liên tục trên cuộn giấy dài 50km.

Trục lăn

Trục lăn (roller) là một bộ phận hình trụ, nằm bên trong máy in bill nhiệt và ở bên dưới đầu in, đảm nhiệm hai vai trò chính sau:

  • Kéo giấy: Trục lăn sẽ kẹp và kéo giấy in nhiệt di chuyển qua đầu in, đảm bảo giấy được đưa vào đúng vị trí và in ấn liên tục.
  • Tạo áp lực: Đồng thời, trục lăn cũng tạo một lực ép vừa đủ để giấy in nhiệt áp sát vào đầu in, giúp các điểm nhiệt trên đầu in tiếp xúc tốt với bề mặt giấy, tạo ra bản in rõ nét, đều màu và không bị nhòe.

Trục lăn thường được làm bằng cao su hoặc vật liệu tương tự, có độ bền cao, khả năng chịu nhiệt tốt và ma sát phù hợp để đảm bảo giấy di chuyển trơn tru mà không bị kẹt lại.

Trục lăn của máy in bill nhiệt chi tiết
Trục lăn của máy in bill nhiệt chi tiết

Cảm biến

Cảm biến là phụ kiện nhỏ cũng nằm bên dưới đầu in có nhiệm vụ thu thập thông tin về trạng thái hoạt động của máy in và gửi về bộ xử lý trung tâm. Dựa trên thông tin này, máy in sẽ tự động điều chỉnh hoạt động để đảm bảo hiệu suất và chất lượng in ấn.

Các loại cảm biến phổ biến:

  • Cảm biến giấy: Phát hiện vị trí của giấy trong máy in, báo hiệu khi hết giấy hoặc khi giấy bị kẹt, giúp người dùng xử lý kịp thời, tránh gián đoạn quá trình in.
  • Cảm biến nhiệt: Theo dõi nhiệt độ của đầu in, đảm bảo nhiệt độ luôn nằm trong ngưỡng hoạt động an toàn và ổn định, giúp bản in rõ nét, tránh tình trạng đầu in quá nóng gây hư hỏng.
  • Cảm biến nắp máy in: Phát hiện khi nắp máy in được mở để báo hiệu.

Cổng kết nối

Cổng kết nối là các giao tiếp vật lý trên máy in bill nhiệt, cho phép máy in kết nối với các thiết bị khác như máy tính, máy POS, nguồn điện, ngăn kéo đựng tiền… để nhận dữ liệu, lệnh in và thực hiện các chức năng khác.

Máy in bill nhiệt thường có các cổng kết nối sau:

  • Cổng nguồn: Dùng để kết nối với nguồn điện. Dùng nguồn điện 220V để cấp cho thiết bị.
  • Cổng DB9/RS-232: Cổng kết nối truyền thống, thường dùng để kết nối với máy tính tiền POS đời cũ.
  • Cổng USB: Cổng kết nối phổ biến, dùng để kết nối với máy tính hoặc máy tính tiền POS.
  • Cổng LAN: Dùng để kết nối với mạng LAN, cho phép máy in bill kết nối với nhiều máy tính và máy tính tiền POS trong hệ thống mạng nội bộ.
  • Cổng RJ11: Dùng để kết nối máy in bill với ngăn kéo đựng tiền, tự động mở ngăn kéo khi in bill.
Các loại cổng kết nối của máy in bill nhiệt
Các loại cổng kết nối của máy in bill nhiệt

Ngoài ra, một số dòng máy in bill nhiệt hiện đại còn được trang bị thêm kết nối không dây như Bluetooth và Wifi, giúp tăng tính linh hoạt và tiện lợi khi sử dụng.

Vỏ máy và các nút điều khiển

Vỏ máy:

  • Chất liệu: Vỏ máy thường làm từ nhựa ABS, bền, nhẹ, chịu va đập tốt và chống chịu tốt với môi trường.
  • Kích thước: Nhỏ gọn, tiện dụng.
  • Màu sắc: Màu sắc chủ đạo thường là đen hoặc xám
  • Kiểu dáng: Đa dạng, từ kiểu dáng hình hộp chữ nhật đến các thiết kế hiện đại hơn.
Vỏ máy in bill nhiệt
Vỏ máy in bill nhiệt

Các nút điều khiển:

  • Chất liệu: Được làm bằng nhựa hoặc cao su, bền, đàn hồi tốt và dễ thao tác.
  • Thiết kế: Các nút bấm được thiết kế đơn giản, dễ hiểu, bố trí hợp lý, giúp người dùng dễ dàng sử dụng.
Công tắc nguồn và nút điều khiển của máy in bill nhiệt
Công tắc nguồn và nút điều khiển của máy in bill nhiệt

Vỏ máy và nút điều khiển ảnh hưởng đến:

  • Tính thẩm mỹ: Vỏ máy đẹp, góp phần làm đẹp không gian làm việc.
  • Trải nghiệm người dùng: Thiết kế nhỏ gọn, nút bấm dễ sử dụng, mang lại sự thoải mái và hiệu quả.

Hiểu rõ cấu tạo chi tiết của máy in bill nhiệt với các bộ phận quan trọng như đầu in, trục lăn, cảm biến và cổng kết nối sẽ giúp bạn dễ dàng nắm bắt được nguyên lý hoạt động của thiết bị này. 

Nguyên lý hoạt động của máy in bill nhiệt

Máy in bill nhiệt hoạt động dựa trên công nghệ in nhiệt trực tiếp, sử dụng giấy in nhiệt đặc biệt có lớp phủ cảm nhiệt. Quá trình in ấn diễn ra như sau:

  • Nhận dữ liệu: Máy in nhận dữ liệu và lệnh in từ các thiết bị kết nối như máy tính, máy POS hoặc thiết bị di động.
  • Xử lý dữ liệu: Bộ vi xử lý bên trong máy in sẽ xử lý dữ liệu nhận được và gửi tín hiệu điều khiển đến đầu in nhiệt.
  • In ấn: Đầu in nhiệt được làm nóng ở những điểm xác định, tiếp xúc trực tiếp với giấy in nhiệt. Lớp phủ cảm nhiệt trên giấy phản ứng với nhiệt, thay đổi màu sắc (thường là màu đen) để tạo thành chữ viết, hình ảnh và mã vạch.
  • Kéo giấy: Trục lăn kéo giấy in nhiệt di chuyển qua đầu in, đảm bảo quá trình in ấn diễn ra liên tục.
  • Hoàn tất: Sau khi hoàn thành lệnh in, máy in có thể gửi tín hiệu điều khiển đến ngăn kéo đựng tiền để mở két (nếu được cài đặt).
Nguyên lý hoạt động của máy in bill nhiệt
Nguyên lý hoạt động của máy in bill nhiệt

Có thể thấy, nguyên lý hoạt động của máy in bill nhiệt khá đơn giản, dựa trên sự thay đổi màu sắc của giấy in nhiệt khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Ưu điểm của công nghệ này là tốc độ in nhanh, không cần sử dụng mực in, giúp tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường.

Hy vọng rằng, qua bài viết này, Thế Giới Mã Vạch đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy in bill nhiệt. Từ đó, có thể lựa chọn và sử dụng thiết bị một cách hiệu quả, đáp ứng tối ưu nhu cầu in ấn cho hoạt động kinh doanh của mình. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần thêm thông tin tư vấn hoặc hỗ trợ về các loại máy in bill nhiệt nhé!

Các câu hỏi được quan tâm

1. Máy in bill nhiệt có những loại nào?

Máy in bill nhiệt được phân làm 4 loại chính:

  • Phân loại dựa trên công nghệ in
    • Máy in bill nhiệt
    • Máy in kim
  • Phân loại theo khổ khổ giấy
    • Máy in bill khổ K80
    • Máy in bill khổ K57
  • Phân loại theo thiết kế (hình dáng)
    • Máy in bill cầm tay
    • Máy in bill để bàn
  • Phân loại theo cổng kết nối:
    • Máy in bill kết nối cổng USB
    • Máy in bill kết nối cổng LAN
    • Máy in bill kết nối Bluetooth
    • Máy in bill kết nối WiFi

Để tìm hiểu chi tiết hơn về các loại máy in bill nhiệt, bạn có thể tham khảo tài liệu: “[Các loại máy in bill phổ biến trên thị trường]”

2. Máy in bill nhiệt giá bao nhiêu? Mua ở đâu uy tín?

Giá máy in bill nhiệt dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Thương hiệu: Các thương hiệu nổi tiếng như Epson, Xprinter thường có giá cao hơn các thương hiệu ít tên tuổi hơn.
  • Tính năng: Máy in có nhiều tính năng như in mã vạch, cắt giấy tự động, kết nối không dây… thường có giá cao hơn máy in cơ bản.
  • Độ phân giải: Máy in 300 dpi cho chất lượng in đẹp hơn, giá thành cao hơn máy in 203 dpi.
  • Tốc độ in: Tốc độ in càng nhanh, giá càng cao.
  • Khổ giấy: Máy in khổ giấy lớn (80mm) thường có giá cao hơn máy in khổ giấy nhỏ (58mm).
  • Nhà cung cấp: Giá cả cũng có thể khác nhau giữa các nhà cung cấp.

Để mua máy in bill nhiệt uy tín với giá cả hợp lý, bạn có thể tham khảo Thế Giới Mã Vạch. Chúng tôi cung cấp đa dạng các loại máy in bill nhiệt chính hãng từ các thương hiệu uy tín, với giá cả cạnh tranh và chế độ bảo hành chu đáo. Liên hệ nhanh chóng đến Thế Giới Mã Vạch để được hỗ trợ báo giá nhanh chóng.

Tham khảo nhanh về các dòng máy in bill chính hãng đang được phân phối qua nút sau:

Máy in bill nhiệt

3. Máy in bill nhiệt của hãng nào tốt?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu máy in bill nhiệt, tuy nhiên nổi bật nhất phải kể đến Xprinter và Epson. Đây là hai thương hiệu được nhiều người tin dùng bởi chất lượng sản phẩm tốt, độ bền cao và giá cả hợp lý.

  • Xprinter: Xprinter là thương hiệu máy in bill nhiệt đến từ Trung Quốc, nổi tiếng với các dòng máy in giá rẻ, chất lượng ổn định, phù hợp với nhu cầu sử dụng của đa số người dùng. 

Máy in bill Xprinter

  • Epson: Là thương hiệu máy in nổi tiếng của Nhật Bản, được biết đến với chất lượng sản phẩm vượt trội và độ bền cao. Máy in bill nhiệt Epson thường có giá thành cao hơn Xprinter nhưng bù lại có hiệu năng mạnh mẽ, độ bền cao.o và ít gặp sự cố.

Máy in bill Epson

4. Máy in bill nhiệt có in được mã vạch không?

. Hầu hết máy in bill nhiệt hiện nay đều có khả năng in mã vạch 1D và 2D. Tuy nhiên, nếu nhu cầu in mã vạch của bạn chuyên biệt và yêu cầu chất lượng cao hơn, bạn nên tham khảo các dòng máy in mã vạch chuyên dụng.

Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa máy in mã vạch và máy in hóa đơn, bạn có thể đọc bài viết “So sánh máy in mã vạch và máy in hóa đơn“.

5. Máy in bill nhiệt sử dụng loại giấy nào?

Máy in bill nhiệt sử dụng giấy in cảm nhiệt, một loại giấy đặc biệt được phủ một lớp hóa chất nhạy nhiệt. Khi đầu in nhiệt nóng lên và tiếp xúc với giấy, lớp phủ này sẽ phản ứng và thay đổi màu sắc (thường là màu đen), tạo thành chữ viết, hình ảnh trên hóa đơn mà không cần sử dụng mực.

Bạn có thể tham khảo các loại giấy in nhiệt tại:

Giấy in bill nhiệt

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *