BẢO QUẢN MÁY IN MÃ VẠCH ĐÚNG CÁCH KHI KHÔNG SỬ DỤNG

Máy in mã vạch đã trở thành thiết bị quá quen thuộc với chúng ta ngày nay, nhất là đối với siêu thị, nhà máy sản xuất, shop thời trang, mỹ phẩm, quần áo,… bởi lợi ích chúng mang lại. Việc sử dụng chắc chắn rất nhiều nhà phân phối cũng như đội ngũ kỹ thuật đã hướng dẫn cho bạn trong quá trình mua hàng. Tuy nhiên, cách bảo quản máy in mã vạch đúng cách như thế nào thì khá ít người biết. Cùng Thế Giới Mã Vạch tìm hiểu các thông tin bảo quản máy trong bài viết sau.

Tại sao cần bảo quản máy in mã vạch đúng cách?

Bất kỳ thiết bị điện tử nào cũng vậy nếu bạn sử dụng mà không vệ sinh, giữ gìn máy móc thì chắc chắn chúng sẽ nhanh chóng hư hỏng mà thôi. Máy in mã vạch cũng thế, cũng cần được bảo quản và vệ sinh sạch sẽ đúng cách.

Nếu được bảo quản tốt tuổi thọ in ấn của một chiếc máy in mã vạch có thể lên đến 7 năm. Điều này giúp bạn tiết kiệm rất nhiều chi phí cho việc sửa chữa cũng như đầu tư các thiết bị mới cho doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, cần chắc chắn rằng việc vệ sinh và bảo quản máy in mã vạch phải được thực hiện đúng cách, đúng trình tự để không phá máy.

> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng máy in mã vạch cơ bản cho người mới bắt đầu

Tại sao cần bảo quản máy in mã vạch đúng cách?
Tại sao cần bảo quản máy in mã vạch đúng cách?

Bảo quản máy in mã vạch đúng cách khi không sử dụng

Đối với dòng máy in mã vạch để bàn

Máy in mã vạch để bàn văn phòng có thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển, lắp đặt. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng ưu điểm này di chuyển máy quá thường xuyên. Bởi trong quá trình di chuyển khó tránh được việc va chạm cũng như sóc dọc đường. Điều này sẽ khiến cho các bộ phận bên trong của máy in mã vạch bị lung lay, rời khỏi vị trí ban đầu.

Bảo quản máy in mã vạch để bàn
Bảo quản máy in mã vạch để bàn

Đối với dòng máy in mã vạch công nghiệp

Máy in mã vạch công nghiệp có thiết kế cồng kềnh, khối lượng nặng hơn gấp nhiều lần so với dòng máy để bàn. Trong khi di chuyển máy bạn nên sử dụng xe kéo và bọc chống xốp di chuyển máy in. Không nên làm sơ sài khiến máy dễ bị hư hao, trầy xước trong quá trình di chuyển.

Đặc biệt với dòng máy in mã vạch công nghiệp bạn cần phải vệ sinh thường xuyên và kỹ lưỡng hơn so với dòng máy để bàn văn phòng. Bởi môi trường hoạt động công nghiệp có rất nhiều bụi bẩn xâm nhập và lưu lại trong máy. Phải làm sạch thường xuyên để các bộ phận bên trong máy không bị ảnh hưởng.

Bảo quản máy in mã vạch công nghiệp
Bảo quản máy in mã vạch công nghiệp

Bảo quản đầu in và trục lăn

Đầu in mã vạch là bộ phận vô cùng nhạy cảm cũng như vô cùng quan trọng của máy in mã vạch. Do đó, việc vệ sinh đầu in mã vạch đúng cách sẽ giúp chất lượng in ấn tem nhãn mã vạch của bạn không bị ảnh hưởng cũng như tiết kiệm được nhiều chi phí sửa chữa, thay thế.

Sau khi xác định không sử dụng đến máy trong thời gian tới bạn nên tiến hành vệ sinh đầu in mã vạch. Sử dụng bông gòn y tế tẩm cồn ẩm sao cho bông ẩm và lau đầu in theo một chiều ngang duy nhất để tránh nguy cơ hạt bụi trong bông gây xước đầu in. Một khi đầu in mã vạch bị xước thì chất lượng tem nhãn mã vạch được in ra sẽ rất kém chất lượng.

Chúng tôi khuyến khích bạn sử dụng giấy in và mực in mã vạch chất lượng cao để đầu in được bảo vệ ở mức tối đa. Do giấy và mực chính hãng chất lượng không chứa bụi nhiều, luôn luôn có bề mặt bằng phẳng gây làm tổn thương đầu in mã vạch. Tuy nhiên, để sử dụng được giấy và mực in mã vạch chính hãng chất lượng bạn sẽ phải bỏ ra một số tiền có phần chênh lệch khá nhiều so với giấy mực trôi nổi không có thương hiệu trên thị trường.

>>> Vệ sinh dao cắt đúng cách cho các loại máy in mã vạch

Ngoài bảo quản, vệ sinh đầu in mã vạch đúng cách thì bạn cũng phải vệ sinh trục lăn, trục roller. Bởi trục này có nhiệm vụ quấn giấy lại và giúp giữ căng giấy nên nếu có nhiều bụi bẩn bám trên đó nó sẽ không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình được. Khi vệ sinh bạn cũng dùng bông tẩm cồn lau chùi trục lăn nhưng có thể lau chùi qua lại chứ không đòi hỏi khắt khe như đầu in.

>>> Cách thay mực máy in mã vạch chi tiết từ A đến Z

Bảo quản đầu in và trục lăn máy in mã vạch
Bảo quản đầu in và trục lăn máy in mã vạch

Đảm bảo môi trường hoạt động của máy in tem nhãn

Nếu có thể hãy lắp đặt máy in mã vạch trong môi trường sạch sẽ nhất có thể, không có nhiều bụi bẩn, không có nhiều va chạm. Tuy nhiên, nếu môi trường của bạn bắt buộc phải hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt thì cần chú ý đậy kín nắp khi in ấn tem nhãn. Không mở nắp máy in khi máy đang là việc để ngăn chặn bụi bẩn từ bên ngoài xâm nhập và trú ngụ trong máy.

Sau khi quá trình in ấn tem nhãn mã vạch kết thúc thì bạn cần đậy kỹ nắp máy in lại và phủ lên thân máy bằng chiếc khăn để bụi bẩn không bám trên bề mặt máy cũng như theo gió đi vào trong. Mục đích khác của việc này là để côn trùng không đi lạc vào bên trong bởi đã có rất nhiều trường hợp gián, kiến, thằn lằn đi lạc vào trong máy gây hư hỏng một số bộ phận cũng như cháy bo mạch khiến bạn tốn nhiều chi phí sửa chữa.

Đảm bảo môi trường hoạt động của máy in tem nhãn
Đảm bảo môi trường hoạt động của máy in tem nhãn

—————————————–

Sau những chia sẻ bên trên về cách bảo quản máy in mã vạch đúng cách, hy vọng bạn đã biết phải làm gì đối với máy in của mình khi không sử dụng đến nữa. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp hoặc muốn tư vấn thêm về các dòng máy in mã vạch khác hãy liên hệ với Thế Giới Mã Vạch.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *