Cách bảo quản giấy in mã vạch đúng cách (Update 2024)

Độ bền của giấy in mã vạch không chỉ phụ thuộc vào loại giấy mà còn phụ thuộc rất nhiều vào cách chúng ta bảo quản. Với những biện pháp bảo quản đúng cách, bạn hoàn toàn có thể kéo dài đáng kể thời gian sử dụng của giấy, đảm bảo chất lượng in ấn tiết kiệm chi phí đầu tư.

Theo thử nghiệm và đánh giá thì độ bền đẹp của giấy in mã vạch được bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những yếu tố sau:

  • Môi trường xung quanh, bao gồm nhiệt độ, độ ẩmánh sáng, có thể tác động đáng kể đến chất lượng giấy in. 
  • Các tác động vật lý như ma sát va đập sẽ gây ảnh hưởng đến độ bền, tính thẩm mỹ. 
  • Cuối cùng là các yếu tố hóa học như dung môichất tẩy rửa, chúng có thể làm biến đổi hoặc ăn mòn lớp phủ của giấy.

Bước đầu tiên trong bảo quản giấy in mã vạch có độ bền tốt là bạn cần chọn đúng loại chất liệu giấy phù hợp với nhu cầu in tem, môi trường ứng dụng. Sau đó cần bảo quản trong môi trường lý tưởng, sử dụng hộp đựng chuyên dụng, hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây hạixếp chồng giấy đúng cách cũng rất quan trọng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của giấy in mã vạch

Tuổi thọ của giấy in mã vạch không chỉ phụ thuộc vào chất lượng ban đầu mà còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, từ môi trường xung quanh cho đến các yếu tố khác liên quan đến vật lý, hóa học.

Yếu tố môi trường:

Môi trường xung quanh, với những biến đổi về nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng, có thể tác động đáng kể đến chất lượng và tuổi thọ của giấy in mã vạch.

  • Nhiệt độ: Nhiệt độ cao sẽ làm giảm chất lượng của giấy, tác động đến khả năng bám dính của chất keo làm ảnh hưởng đến khả năng bám mực khi in ấn cũng như khả năng bám dính của tem nhãn lên bề mặt sản phẩm khi sử dụng. Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản giấy in mã vạch là trong khoảng 10 – 30°C.
  • Độ ẩm: 
    • Độ ẩm cao: Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm mốc, gây ra hiện tượng phân hủy sinh học trên bề mặt giấy. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng của lớp mặt và làm hỏng hình thức tem nhãn.
    • Độ ẩm thấp: Mặt khác, độ ẩm quá thấp lại khiến giấy lẫn lớp keo khô và giòn.
  • Ánh sáng: Tia UV trong ánh sáng mặt trời có thể gây ra hiện tượng quang hóa, làm hỏng lớp keo.
Độ bền giấy in mã vạch ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường
Độ bền giấy in mã vạch ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường

Yếu tố vật lý:

Bên cạnh môi trường, các tác động vật lý trong quá trình sử dụng và bảo quản cũng có thể làm giảm tuổi thọ của giấy in mã vạch.

  • Ma sát: Ma sát trong quá trình vận chuyển, xử lý hoặc tiếp xúc với các bề mặt khác có thể làm mòn bề mặt giấy, dẫn đến hiện tượng trầy xước, làm giảm khả năng bám mực hay tệ hơn là giấy bị rách khi gặp ma sát.
  • Va đập: Va đập mạnh có thể gây ra các biến dạng cuộn giấy, khiến giấy in mã vạch không lắp được vào máy in.
Độ bền giấy in mã vạch ảnh hưởng bởi yếu tố vật lý
Độ bền giấy in mã vạch ảnh hưởng bởi yếu tố vật lý

Yếu tố hóa học:

Các chất hóa học, bao gồm dung môi và chất tẩy rửa, cũng có thể tương tác với giấy in mã vạch và gây ra những hư hại không mong muốn.

  • Dung môi: Một số loại dung môi hữu cơ, như cồn hoặc xăng, có khả năng hòa tan hoặc làm biến đổi lớp mặt giấy in mã vạch lẫn lớp keo dán.
  • Chất tẩy rửa: Một số chất tẩy rửa có tính kiềm hoặc axit mạnh có thể gây ra hiện tượng ăn mòn trên bề mặt giấy. Quá trình này làm thay đổi cấu trúc bề mặt khiến giấy in mã vạch không còn sử dụng được nữa.
Độ bền giấy in mã vạch ảnh hưởng bởi yếu tố hóa học
Độ bền giấy in mã vạch ảnh hưởng bởi yếu tố hóa học

Hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của giấy in mã vạch là điều cần thiết. Tuy nhiên, để đảm bảo mã vạch luôn rõ nét và bền bỉ, việc bảo quản giấy đúng cách cũng quan trọng không kém.

Hướng dẫn bảo quản giấy in mã vạch đúng cách

Giấy in mã vạch, dù chưa sử dụng, cũng cần được bảo quản đúng cách để đảm bảo chất lượng và hiệu suất tối ưu khi in ấn.

Lựa chọn loại giấy phù hợp:

Việc lựa chọn đúng loại giấy in mã vạch ngay từ đầu là bước quan trọng để đảm bảo độ bền và phù hợp với mục đích sử dụng.

  • Giấy in nhiệt trực tiếp: Với ưu điểm là in ấn không cần dùng đến mực khi in, giấy in nhiệt trực tiếp phù hợp cho các ứng dụng cần in ấn tem tạm thời, không yêu cầu về mặt độ bền. Ngoài ra, do loại giấy có độ bền không cao nên nếu không sử dụng liên tục với số lượng nhiều thì bạn đừng nên mua giấy với số lượng quá lớn.
  • Giấy in nhiệt gián tiếp, giấy in truyền nhiệt (có sử dụng mực in): Được thiết kế với lớp phủ bảo vệ và khả năng chịu nhiệt tốt hơn, loại giấy này là lựa chọn lý tưởng cho các ứng dụng đòi hỏi độ bền cao và khả năng chống chịu tốt với các điều kiện môi trường. Với loại giấy này sẽ bảo quản dễ dàng hơn nên bạn có thể mua lưu trữ ở số lượng nhiều sẽ được mức giá tốt.

Bảo quản trong môi trường lý tưởng:

Môi trường bảo quản đóng vai trò then chốt trong việc duy trì chất lượng và tuổi thọ của giấy in mã vạch.

  • Nhiệt độ: Lý tưởng để bảo quản giấy in mã vạch nằm trong khoảng từ 10°C đến 30°C. 
  • Độ ẩm: Bảo quản giấy in mã vạch ở độ ẩm trong khoảng 40% đến 60%. 
  • Ánh sáng: Tránh để giấy tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là trong thời gian dài.
Bảo quản giấy in mã vạch ở môi trường lý tưởng
Bảo quản giấy in mã vạch ở môi trường lý tưởng

Sử dụng hộp đựng, màng co chuyên dụng:

Sử dụng hộp nhựa cứng, túi zip hoặc màng co để bao bọc giấy riêng từng cuộn khi chưa sử dụng. Điều này giúp ngăn chặn bụi bẩn, ẩm mốc và các tác nhân gây hại khác.

Bảo quản giấy in mã vạch bằng cách dùng hộp đựng, màng co
Bảo quản giấy in mã vạch bằng cách dùng hộp đựng, màng co

Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây hại:

Bảo vệ giấy in mã vạch khỏi các tác nhân gây hại cũng quan trọng không kém để đảm bảo tuổi thọ cho giấy:

  • Hóa chất, dung môi: Tránh để giấy tiếp xúc với các chất tẩy rửa mạnh, dung môi hoặc hóa chất khác có thể làm hỏng bề mặt giấy, lớp keo.
  • Vật sắc nhọn: Cẩn thận khi xử lý giấy để tránh làm trầy xước hoặc rách bề mặt.

Không xếp chồng nhiều lớp

Để tránh làm cong vênh hoặc hỏng hóc giấy in mã vạch, việc xếp chồng quá nhiều lớp lên nhau là điều cần tuyệt đối tránh.

  • Bảo quản theo chiều dọc: Đây là cách tốt nhất để tránh làm cong vênh giấy do trọng lực.
  • Xếp chồng không quá 5 lớp nếu để ngang: Nếu không có đủ không gian để bảo quản theo chiều dọc, hãy xếp chồng giấy in theo chiều ngang, nhưng không nên xếp quá 5 lớp để tránh tạo áp lực lớn lên các lớp giấy bên dưới, gây ra hiện tượng biến dạng.
Giấy in mã vạch không nên xếp chồng nhiều lớp
Giấy in mã vạch không nên xếp chồng nhiều lớp

Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ bảo quản giấy in mã vạch hiệu quả, kéo dài tuổi thọ và tiết kiệm chi phí.

Kế đến là những câu hỏi được nhiều khách hàng của Thế Giới Mã Vạch quan tâm liên quan đến bảo quản giấy in mã vạch cùng câu trả lời tương ứng mà bạn có thể khám phá thêm.

Các câu hỏi được quan tâm

1. Giấy in mã vạch bị ố vàng có dùng được không?

Việc sử dụng giấy in mã vạch bị ố vàng phụ thuộc vào mức độ và vị trí ố vàng. Nếu chỉ lớp tem bên ngoài của cuộn giấy bị ố vàng nhẹ, bạn có thể loại bỏ phần tem này và sử dụng các lớp bên trong vẫn còn nguyên vẹn. Tuy nhiên, trước khi in hàng loạt, hãy in thử một vài tem để kiểm tra chất lượng. Nếu tem trông vẫn trắng nhưng hình ảnh in ra bị mờ, nhòe hoặc mực không bám đều, tốt nhất bạn nên đầu tư một cuộn giấy in mã vạch mới để đảm bảo chất lượng tem in khi sử dụng.

2. Bảo quản giấy in mã vạch ở nhiệt độ phòng có được không?

Hoàn toàn được, thậm chí đó còn là điều kiện lý tưởng để bảo quản. Nhiệt độ phòng thường dao động trong khoảng 20-25°C, nằm trong phạm vi nhiệt độ khuyến nghị để bảo quản giấy in mã vạch (10-30°C). Tuy nhiên, cần đảm bảo độ ẩm không quá cao và tránh ánh nắng trực tiếp.

3. Làm sao để ngăn chặn giấy in mã vạch bị ẩm mốc?

Để ngăn chặn ẩm mốc, cần bảo quản giấy in mã vạch ở:

  • Độ ẩm: Duy trì độ ẩm trong khoảng 40% – 60%. Sử dụng máy hút ẩm nếu cần thiết, đặc biệt trong mùa mưa hoặc môi trường ẩm ướt.
  • Nhiệt độ: Giữ nhiệt độ phòng ở mức ổn định, tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể gây ngưng tụ hơi nước.
  • Thông gió: Đảm bảo không gian bảo quản được thông gió tốt để tránh tích tụ độ ẩm.
  • Sử dụng vật liệu chống ẩm: Bảo quản giấy trong hộp nhựa kín, túi zip hoặc bao bì chống ẩm chuyên dụng.

4. Những sai lầm phổ biến khi bảo quản giấy in mã vạch là gì?

Một số sai lầm thường gặp bao gồm:

  • Để giấy in tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Bảo quản ở nơi có độ ẩm cao hoặc nhiệt độ quá cao.
  • Xếp chồng quá nhiều lớp giấy.
  • Để giấy in tiếp xúc với hóa chất hoặc dung môi.
  • Không sử dụng hộp đựng hoặc bao bì bảo vệ.

5. Làm thế nào để biết giấy in mã vạch đã bị hỏng và không thể sử dụng được nữa?

Có một số dấu hiệu rõ ràng cho thấy giấy in mã vạch đã bị hỏng và không nên sử dụng nữa:

Quan sát trực quan:

  • Ố vàng nghiêm trọng.
  • Mốc, ẩm ướt hoặc hư hỏng vật lý.
  • Bề mặt tem bị trầy xước.

Kiểm tra bằng in thử: Vẫn máy in mã vạch với thiết lập như bình thường nhưng khi in ấn thông tin bị mờ, nhòe, bám mực không đều.

Khi giấy in mã vạch có bất kỳ dấu hiệu hư hỏng nào nêu trên, hoặc in thử cho kết quả không đạt yêu cầu, tốt nhất nên thay giấy mới để đảm bảo chất lượng và hiệu quả hoạt động.

Nếu bạn cũng đang tìm kiếm loại giấy in mã vạch phù hợp, hãy tham khảo ngay những sản phẩm chất lượng đang được phân phối tại Thế Giới Mã Vạch qua nút sau:

Giấy in tem mã vạch

Hoặc liên hệ Hotline 1900 3438 để được tư vấn, báo giá nhanh chóng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *