Thiết bị RFID

  

Hiển thị 1–20 của 51 kết quả

Đặc điểm nổi bật

Máy in barcode Ι Thiết bị đọc mã vạch Ι Thiết bị pda Ι Tem mã vạch Ι Ribbon mực in mã vạch Ι

RFID LÀ GÌ? CÔNG NGHỆ RFID VÀ THIẾT BỊ RFID

Công nghệ mã số mã vạch giúp công việc quản lý, kiểm soát hàng hóa/sản phẩm/vật liệu trở nên dễ dàng, hiệu quả và chất lượng hơn. Tuy nhiên với sự phát triển của khoa học và nhu cầu sử dụng ngày càng nâng cao hơn của xã hội, sự ra đời của RFID là một bước tiến công nghệ mà bạn không nên bỏ qua. Cùng Thế Giới Mã Vạch tìm hiểu chi tiết hơn RFID là gì? Công nghệ RFID – Thẻ RFID – Antenna qua nội dung sau.

RFID hay công nghệ RFID là gì?

RFID được viết tắt lại của cụm từ Radio Frequency Identification có thể được dịch thành nhận dạng qua tần số vô tuyến, là một công nghệ dùng kết nối sóng vô tuyến để tự động xác định và theo dõi các thẻ nhận dạng được gắn vào vật thể.

Hay có thể hiểu, RFID là một kỹ thuật nhận dạng sóng vô tuyến từ xa, cho phép dữ liệu trên một con chíp được đọc qua đường dẫn sóng vô tuyến ở khoảng cách từ 50cm tới 10 mét mà không cần tiếp xúc gần.

Công nghệ đọc dữ liệu này không sử dụng tia sáng như mã vạch, không tiếp xúc trực tiếp thậm chí có một vài loại thẻ có thể được đọc xuyên qua các môi trường, vật liệu như Bê tông, tuyết, sương mù, băng đá, sơn, và các điều kiện môi trường thách thức khác mà mã vạch và các công nghệ khác không thể phát huy hiệu quả.

RFID hay công nghệ RFID là gì? Thế Giới Mã Vạch
RFID hay công nghệ RFID là gì?

Đặc điểm của công nghệ RFID

Hệ thống RFID sử dụng hệ thống không dây thu phát sóng radio, không cần tiếp xúc trực tiếp, không sử dụng tia sáng như mã vạch.

Các tần số thường được sử dụng trong hệ thống RFID là 125Khz hoặc 900Mhz.

Thông tin có thể được truyền qua những khoảng cách nhỏ mà không cần tiếp xúc vật lý.

Có thể đọc được thông tin xuyên qua các môi trường như: bê tông, tuyết, sương mù, băng đá, sơn và các điều kiện môi trường thách thức khác (phụ thuộc vào tần số đầu đọc cũng như loại thẻ/tag RFID ứng dụng).

Có thể nhận dạng mọi thẻ RFID trong phạm vi quản lý.

Đặc điểm của công nghệ RFID Thế Giới Mã Vạch
Đặc điểm của công nghệ RFID

Nhờ việc áp dụng công nghệ RFID vào hệ thống quản lý mà người dùng có thể:

Cung cấp dữ liệu theo thời gian thực, cho phép thông tin được lưu lại một cách tức thời và bất cứ đâu thuận tiện nhất. Đặc biệt là những lúc hệ thống quản lý quá tải không thể truy cập. Giúp nâng cao hiệu quả làm việc cho khu vực.

Tăng hiệu quả quy trình vận hành nhờ khả năng thu thập nhanh dữ liệu ở góc khuất, trên cao,… Đặc biệt là có thể thu nhiều thông tin cùng một lúc.

Giảm chi phí doanh nghiệp nhờ khả năng tái sử dụng của thẻ RFID, độ bền thẻ cao và các chi phí về nhân sự hay không gian lưu trữ hồ sơ dữ liệu.

Lịch sử phát triển của RFID

Công nghệ tần số vô tuyến được phát hiện vào đầu thế kỷ XX. Nhà vật lí Nga Leon Theremin được cho là đã tạo ra thiết bị RFID đầu tiên vào năm 1946 (Scanlon, 2003). Sự phát triển của RFID có thể được thống kê theo các cột mốc dưới đây:

Những năm 1920:

Radar phát triển như một công nghệ ở Mỹ những năm 1920.

RFID kết hợp sóng vô tuyến và radar, đã được phát triển.

Năm 1930:

Anh quốc đã sử dụng một transponder của IFF để phân biệt máy bay của đối phương trong Thế chiến II.

Năm 1940: RFID Phát Minh.

Radar được tinh chế.

Harry Stockman xuất bản “Truyền thông bằng các phương tiện phản chiếu”.

Năm 1950: Thời gian nghiên cứu và phát triển

Các công nghệ liên quan đến RFID được khám phá trong phòng thí nghiệm.

Các thiết kế cho các hệ thống transponder tầm xa cho máy bay.

Năm 1960: Các ứng dụng dồi dào

Bắt đầu áp dụng công nghệ tần số vô tuyến điện cho các thiết bị nhắm vào các thị trường ngoài quân đội.

Các công ty Sensormatic, Checkpoint và Knogo phát triển thiết bị giám sát điện tử EAS – “Thẻ 1-bit”

Năm 1970: Ứng Dụng Trong Công Việc

Các viện nghiên cứu, các công ty phòng thí nghiệm của chính phủ và các nhà nghiên cứu độc lập làm việc phát triển công nghệ RFID chủ yếu nhằm thu thập số điện thoại, theo dõi động vật và xe và tự động hóa nhà máy.

Mở rộng thương mại năm 1980

Châu Âu và Mỹ áp dụng RFID cho các hệ thống vận chuyển, theo dõi động vật, và các ứng dụng kinh doanh.

Năm 1990: RFID trở nên phổ biến

Sử dụng RFID rất phổ biến và các tiêu chuẩn bắt đầu xuất hiện.

RFID được sử dụng rộng rãi bởi người tiêu dùng và các công ty trên toàn cầu.

Những cải tiến RFID năm 2000

Cải tiến công nghệ dẫn đến sự thu nhỏ.

Chi phí của RFID tiếp tục giảm.​

Nguyên lý hoạt động của công nghệ RFID

Khi hoạt động, RFID reader phát ra sóng điện từ ở một tần số nhất định, lúc này nếu RFID tag trong vùng hoạt động sẽ cảm nhận được sóng điện từ này và thu nhận năng lượng từ đó phát lại cho RFID Reader biết mã số của mình.

Nguyên lý hoạt động của công nghệ RFID Thế Giới Mã Vạch
Nguyên lý hoạt động của công nghệ RFID

Khoảng cách đọc phụ thuộc vào một số thông số và điều kiện cụ thể, tùy thuộc vào thẻ là Active hay Passive Tag, Semi-active/Semi-passive. RFID Passive có nhiều phạm vi đọc, ít

hơn 1 inch đến khoảng 30 feet (xấp xỉ 9 m). Active Tag có phạm vi đọc là 100 feet (xấp xỉ 30.5 m) hoặc hơn nữa.

Khoảng tần số của hệ thống RFID thường như sau:

LF (tần số thấp): với tần số ISM < 135 kHz

HF (tần số cao): với tần số ISM là 6.78 MHz, 13.56 MHz, 27.125 MHz, 40.680 MHz

UHF(siêu cao tần): với tần số là ISM 433.920 MHz, 869 MHz, 915 MHz

Microwave (vi sóng): với tần số ISM là 2.45 GHz, 5.8 GHz, 24.125 GHz

Ưu, nhược điểm của RFID

Ưu điểm của RFID

Nhận diện thẻ trong tầm quản lý mà không cần thiết lập đường ngắm.

Có thể viết lại hoặc sửa đổi dữ liệu thẻ.

Hợp lý hóa theo dõi đối tượng cần quản lý: sử dụng RFID để theo dõi các container, pallet và các tài sản đắt tiền khác, cung cấp khả năng truy nguồn gốc của cả container và nội dung của nó.

Tăng cường khả năng hiển thị chuỗi cung ứng. RFID giúp việc theo dõi được tự động hóa và xảy ra thường xuyên hơn, cung cấp chi tiết hơn cho các hoạt động sản xuất thông qua các cập nhật thời gian thực.

Tiết kiệm chi phí nhân công và thời gian vận hành đặc biệt trong việc kiểm hàng tồn. RFID hiển thị nhanh chóng các báo cáo nhờ việc bao trùm sóng vô tuyến lên toàn bộ sản phẩm tại kho.

Ưu điểm của công nghệ RFID Thế Giới Mã Vạch
Ưu điểm của công nghệ RFID

Nhược điểm của RFID

RFID khá đắt đỏ trong việc triển khai ban đầu. Giá thành cao hơn về cả phần mềm lẫn các phần cứng như RFID tag, đầu đọc RFID, Antenna. Tổng thể chi phí đầu tư hệ thống sẽ cao hơn gấp nhiều lần so với ứng dụng công nghệ mã vạch.

Hầu hết các đối tác thương mại không sử dụng RFID làm xuất hiện những khoảng trống trong tầm nhìn.

RFID phức tạp hơn mã vạch nên quá trình cấu hình, thiết lập và lắp đặt ban đầu đặt ra nhiều vấn đề yêu cầu thử nghiệm ở mỗi khu vực làm việc.

Quản lý dữ liệu yêu cầu phải có hệ thống quản lý để biến lượng dữ liệu khổng lồ chi tiết đó thành thông tin kinh doanh hữu ích.

Ngoài ra còn có một số điểm hạn chế khác như tag bị thủ tiêu khi có đối tượng xấu đã biết về ứng dụng và cố tình phá hoại, một số loại tag RFID sẽ bị nhiễu bởi kim loại vấn đề đụng độ đầu đọc hoặc một số vấn đề khác.

Có thể thấy RFID là công nghệ quản lý, phát hiện cực mạnh nhưng việc triển khai sử dụng cũng cần tỉ mỉ đo đạc để tối ưu nhất những tiềm năng của nó.

Vậy nên để triển khai một hệ thống RFID mang lại hiệu quả, thông thường đơn vị triển khai cần khảo sát và thực nghiệm để đưa ra phương án tối ưu nhất.

Hệ thống RFID gồm những gì?

– Phần mềm RFID (các phần mềm hỗ trợ ERP, MES, PLM, SCM)

Phần mềm RFID đóng vai trò là nơi xử lý dữ liệu đổ về, xuất báo cáo và là giao diện giao tiếp với người dùng qua hình ảnh, hiển thị. Sử dụng các phần mềm hỗ trợ như ERP, MES, PLM, SCM cung cấp các tính năng quản lý phù hợp với mô hình hoạt động của doanh nghiệp giúp hệ thống RFID vận hành hiệu quả hơn.

Phần mềm RFID Thế Giới Mã Vạch
Phần mềm RFID

– Phần cứng RFID:

Đầu đọc RFID (RFID Reader)

Đầu đọc RFID được thiết lập để tạo ra một không gian cho việc truy vấn thẻ RFID, nơi các thẻ RFID đưa vào đều có thể thực hiện quá trình truy vấn. Các đầu đọc có thể được cầm tay hoặc bố trí trên các xe đẩy hàng hoặc phương tiện giao thông. Có 3 loại:

Hệ thống Passive Reader Active Tag (PRAT) (Đầu đọc thụ động cho thẻ chủ động) có một đầu đọc nhận tín hiệu sóng vô tuyến từ các thẻ active. Tầm hoạt động trong khoảng 1–2,000 feet (0–600 m).

Hệ thống Active Reader Passive Tag (ARPT) (Đầu đọc chủ động cho thẻ bị động) đầu đọc chủ động truyền tín hiệu truy vấn và nhận phản hồi xác thực từ các thẻ passive.

Hệ thống Active Reader Active Tag (ARAT) (Đầu đọc thẻ chủ động cho thẻ chủ động).

Đầu đọc RFID (RFID Reader) Thế Giới Mã Vạch
Đầu đọc RFID (RFID Reader)

Bao gồm đầu đọc RFID cố định và đầu đọc RFID cầm tay:

Đầu đọc RFID cố định được lắp trên tường, trên cổng hoặc vài nơi thích hợp nằm trong phạm vi đọc. Những nơi lắp đặt là chỗ cố định, một vị trí cụ thể. Dòng thiết bị này cần được sử dụng chung cùng Antenna để đọc được các thẻ RFID. Mỗi đầu đọc RFID cố định có thể kết hợp tối đa cùng 4 Antenna.

Đầu đọc RFID cầm tay là dạng reader di động, thường có anten, bộ điều khiển bên trong với khả năng ứng dụng mang đến sự linh hoạt, thuận tiện cao cho người vận hành. Cho phép người dùng quét các sản phẩm gắn tag trong các trường hợp không thể di chuyển sản phẩm tới đầu đọc RFID cố định.

Thẻ RFID (RFID Tag, RFID Label)

Thành phần được gán lên đối tượng có lưu trữ và truyền dữ liệu đến một reader trong một môi trường không tiếp xúc bằng sóng vô tuyến. Có 2 loại thẻ RFID chính là RFID passive tag (Thẻ RFID bị động) và RFID active tag (Thẻ RFID chủ động):

Passive tags: Không có nguồn năng lượng riêng và nhận năng lượng từ thiết bị đọc, chờ được kích hoạt bởi sóng tương tác từ đầu đọc RFID, khoảng cách đọc ngắn, phạm vi chỉ cách nhau một vài mét. Tuy nhiên trên thực tế thì khoảng cách này còn phụ thuộc vào tần số truyền sóng, cấu hình của thiết bị, và các yếu tố ngoại cảnh của môi trường bên ngoài.

Active tags: Được nuôi bằng PIN, sử dụng với khoảng cách đọc lớn. Tự tạo ra nguồn năng lượng riêng để phát sóng tín hiệu liên tục. RFID active tag cho phép khoảng cách đọc xa hơn RFID là RFID passive tag, vậy nên chi phí đầu tư cũng sẽ có phần cao hơn. Ngoài ra kích thước của loại thẻ RFID này cũng sẽ có phần lớn hơn nhiều loại thẻ RFID khác.

Thẻ RFID (RFID Tag, RFID Label) Thế Giới Mã Vạch
Thẻ RFID (RFID Tag, RFID Label)

Hiện nay có các dạng thẻ RFID thường được ứng dụng như RFID chip có bọc nhựa cứng bên ngoài với hình dạng tựa như tem từ, RFID label dạng nhãn dùng cho quần áo, giày dép.

Ngoài ra chúng ta còn có loại thẻ RFID Bán tích cực (Semi-active, cũng như bán thụ động semi-passive). Nó có một nguồn năng lượng bên trong (chẳng hạn là bộ pin). Tuy nhiên trong quá trình truyền dữ liệu, tag bán tích cực sử dụng nguồn từ reader. Thẻ RFID bán tích cực không sử dụng tín hiệu của reader như tag thụ động, nó tự kích động, nó có thể đọc ở khoảng cách xa hơn tag thụ động lên đến 100 feet (xấp xỉ 30.5 m) với điều kiện lý tưởng bằng cách sử dụng mô hình tán xạ đã được điều chế (modulated backscatter) trong UHF và sóng vi ba.

Antenna RFID (Ăng ten RFID)

Được gắn vào vi mạch trong thẻ RFID, lấy năng lượng từ tín hiệu của Reader để làm tăng sinh lực cho RFID tag hoạt động, tức gửi hoặc nhận dữ liệu từ reader. Anten là trung tâm đối với hoạt động của tag.

Antenna RFID (Ăng ten RFID) Thế Giới Mã Vạch
Antenna RFID (Ăng ten RFID)

Máy in RFID (RFID printer)

Máy in RFID (RFID printer) là thiết bị cung cấp chức năng in và mã hóa dữ liệu đồng thời lên con tem RFID.

Máy chủ Server

Máy chủ Server là nơi chứa phần mềm, nhận dữ liệu để tiến hành xử lý, phân tích cho ra các báo cáo liên quan.

Ứng dụng của RFID

Mang lại hiệu quả cao trong quản lý, công nghệ RFID được ứng dụng trong nhiều khu vực:

Trong việc quản lý kho: phân loại vật tư, sản phẩm trong kho thông qua hệ thống RFID tag được gắn lên từng vật tư. Các dữ liệu thực tế của kho như vị trí, số lượng, phân loại sẽ được thu thập, lưu trữ, hiển thị tại hệ thống máy chủ của kho, hỗ trợ cho các thao tác xuất nhập kho nhanh và hiệu quả hơn.

Trong sản xuất theo dây chuyền: giúp xác định rõ bán thành phẩm đang được gia công ở công đoạn nào và kiểm soát được theo thời gian thực tránh các lỗi phát sinh hoặc sự tồn đọng bán thành phẩm trên dây truyền.

Trong việc bảo quản, vận chuyển: sử dụng cho quá trình theo dõi nhiệt độ, độ ẩm kiểm soát sản phẩm ở điều kiện tối ưu.

Ngoài ra còn rất nhiều ứng dụng khác như quản lý bãi giữ xe, nuôi trồng thủy sản, quản lý thư viện,… đang được ứng dụng trên thị trường.

Mong rằng với các thông tin cụ thể trên có thể phần nào giải đáp cho bạn đọc về công nghệ RFID. Nếu còn có thêm những thắc mắc đừng ngần ngại mà liên hệ này tới Thế Giới Mã Vạch, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ giải đáp và cung cấp những thông tin chính xác nhất tới bạn.

Mua thiết bị RFID chính hãng

Mua thiết bị RFID ở các đơn vị chính hãng không chỉ nhận được các chính sách bảo hành chất lượng mà còn các các vấn đề như khảo sát thực tế, demo triển khai và tư vấn giải pháp tối ưu được thực hiện theo các quy trình bài bàn đảm bảo việc đầu tư hệ thống RFID mang lại hiệu quả cao nhất cho người dùng.

Thế Giới Mã Vạch hân hạnh là nhà phân phối, cung cấp thiết bị RFID chính hàng trên thị trường hiện nay, khi mua thiết bị RFID tại đơn vị của chúng tôi, quý khách hàng nhận được các sản phẩm chính hãng chất lượng cao và quy trình làm việc chuyên nghiệp gồm:

Nghiên cứu giải pháp phù hợp với nhu cầu thực thế.

Khảo sát khu vực làm việc thực tế của khách hàng để cho ra phương án lắp đặt và áp dụng hệ thống RFID tốt nhất.

Báo giá chi tiết từng thiết bị RFID, phần mềm liên quan với mức giá tối ưu nhất.

Hỗ trợ hướng dẫn sử dụng.

Ngoài ra còn có các chính sách bảo trì bảo dưỡng gia tăng độ bền thiết bị hay hỗ trợ thêm về kỹ thuật mà quý khách hàng có thể trải nghiệm tại Thế Giới Mã Vạch. Vì vậy, hãy liên hệ ngay đến Thế Giới Mã Vạch qua các phương thức dưới đây để nhận tư vấn – báo giá nhanh nhất!