CODE 39 LÀ GÌ? TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT!

Code 39 là một trong những loại mã vạch tuyến tính 1D được sử dụng thông dụng nhất trên thị trường hiện nay trong các lĩnh vực bán lẻ, sản xuất, quản lý kho bãi. Để hiểu rõ hơn về nguồn gốc, cấu tạo, phân loại của loại mã vạch này, cùng đến với bài viết chi tiết sau

ĐỊNH NGHĨA CODE 39 LÀ GÌ?

CODE 39 là loại mã vạch tuyến tính 1D được phát triển bởi Công ty Cổ phần Intermec vào năm 1975 và được tiêu chuẩn hóa bởi AIAG (Nhóm Hành động Công nghiệp Ô tô) tại Hoa Kỳ. Có thể chứa tối đa 43 ký tự bao gồm số, chữ cái và một số ký hiệu (các số 0-9, các chữ cái viết hoa từ A đến Z, ký tự khoảng trắng và các ký hiệu sau: -. $ / +%). Ngoài ra còn có thêm 1 ký tự bổ sung ký hiệu là ‘*’ được sử dụng cho cả hai dấu phân cách bắt đầu và dừng.

Bắt nguồn của tên gọi Code 39 là xuất phát từ việc ban đầu mã vạch này gồm 40 ký tự, sau đó 1 ký tự được sử dụng làm mẫu nên chỉ còn lại 39 ký tự. Cũng vì vậy mà cái tên Code 39 đã được ra đời.

Code 39 còn có các tên gọi như Code 39, Alpha39, Code 3 of 9, Code 3/9, Type 39, USS Code 39, or USD-3.

Bản thân code 39 không chứa số kiểm tra (khác với Code 128), nhưng vẫn có thể tự kiểm tra và không cần tạo số kiểm tra bởi có thể được tích hợp vào hệ thống in hiện có bằng cách thêm phông chữ mã vạch vào hệ thống hoặc máy in và sau đó in dữ liệu thô bằng phông chữ đó.

Code 39
Code 39

>>> Có thể bạn quan tâm:

Mã vạch là gì? Ý nghĩa, ứng dụng, các loại mã vạch thông dụng

Code 128

CÁC THÀNH PHẦN CẤU TẠO NÊN CODE 39

CODE 39 bao gồm các thanh trắng đen đặt song song với nhau với 3 trong số 9 thanh và khoảng trống là rộng. Thành phần cơ bản như sau:

9 vạch và dấu cách thể hiện 1 chữ cái/ký tự

Dấu hoa thị (*) ở phần đầu và phần cuối của mã vạch thể hiện ký tự bắt đầu và dừng. Dấu (*) không phải là một phần của dữ liệu trong mã vạch mà là ký tự bắt đầu/dừng với phông chữ, các ký tự dấu chấm than và dấu ngoặc đơn cũng được sử dụng làm ký tự bắt đầu/dừng.

Khoảng cách giữa các ký tự bằng chiều rộng thanh hẹp và được quy định là rộng hơn từ 3 đến 5,3 lần so với chiều rộng của thanh hẹp. Và vị trí của không gian rộng (có bốn vị trí có thể có) có thể được coi là để phân loại ký tự thành một trong bốn nhóm ( từ trái sang phải): Chữ cái (+30) (U – Z), Chữ số (+0) (1 – 9,0), Chữ cái (+10) (A – J) và Chữ cái (+20) (K – T)

Thành phần cấu tạo code 39
Thành phần cấu tạo code 39

Bảng sau phác thảo thông số kỹ thuật của code 39. Giá trị số được gán cho mỗi ký tự (ngoại trừ start / stop):

Các ký tự được ngăn cách bởi một khoảng hẹp bổ sung. Ví dụ: với chữ “A” ta sẽ có bảng mã thực sự bao gồm các ký tự bắt đầu và dừng là “* A *” tương ứng là “| | ▮▮ | ▮ || | ▮ | | ▮▮ |”  và mã sẽ không được đọc nếu không có các khoảng cách giữa các ký tự này.

Bảng phác thảo thông số kỹ thuật code 39
Bảng phác thảo thông số kỹ thuật code 39

2 LOẠI CODE 39 BẠN CẦN BIẾT

CODE 39 MOD 43

Mã code 39 đôi khi được sử dụng với số kiểm tra có mô-đun 43 tùy chọn.

Để sử dụng loại mã vạch này yêu cầu đầu đọc mã vạch phải được bật tính năng này lên. Mã code 39 có số kiểm tra được gọi là CODE 39 mod 43 .

Để tính toán mã kiểm tra này cần thực hiện các bước sau:

Lấy giá trị (0 đến 42) của mỗi ký tự trong mã vạch không bao gồm mã bắt đầu và mã dừng.

Tính tổng các giá trị trên.

Chia kết quả cho 43

Phần dư còn lại là giá trị của ký tự kiểm tra sẽ được thêm vào.

FULL ASCII CODE 39

Mã code 39 được giới hạn trong 43 ký tự. Trong Full ASCII Code 39 có chứa các ký hiệu 0 – 9, A – Z, “.”, “-” và dấu cách giống như trong mã 39.

ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA MÃ VẠCH CODE 39 CÓ THỂ BẠN CẦN BIẾT!

Ưu điểm của Code 39:

Mã code 39 có sự linh hoạt hơn về độ dài số ký tự có thể mã hóa và không bị giới hạn như ở loại mã vạch EAN hay UPC. Kích thước, độ dài của code 39 sẽ chỉ bị giới hạn theo kích thước của tem nhãn. Có lẽ vì sự linh hoạt trong khả năng mã hóa là thế nên đến nay loại mã vạch vẫn còn được ứng dụng rất phổ biến, chúng được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực bán lẻ lẫn sản xuất.

Một ưu điểm khác không thể không kể đến của Code 39 là không cần tạo số kiểm tra, dễ dàng in ấn.

>>> Xem thêm:

Mã vạch EAN là gì? EAN-8 và EAN-13

UPC code và những điều bạn cần biết!

Nhược điểm của Code 39:

Tuy không bị giới hạn về độ dài dữ liệu mã hóa nhưng tại mã vạch 39 có một nhược điểm nhỏ là mật độ dữ liệu thấp, cần nhiều không gian để mã hóa dữ liệu. Tức cùng số ký tự mã hóa như nhau nhưng Code 39 sẽ cho kích thước mã vạch dài hơn. Điều này khiến chúng trở nên không mấy thích hợp để ứng dụng trên những mặt hàng, sản phẩm có kích thước nhỏ.

HƯỚNG DẪN CÁCH TẠO MÃ CODE 39

Để tạo mã code 39 người dùng có thể sử dụng 3 phương pháp đơn giản sau:

1/ Tạo mã code 39 online

Truy cập vào link https://barcode.tec-it.com/en

Tại “Linear Codes” bên trái màn hình chọn “Code 39” hoặc “Code-39 Full ASCII”

Sau đó xóa và điền dữ liệu vào ô giữa > Ấn nút “Refresh” mã vạch bạn cần sẽ được tạo ở bên phải của màn hình, chỉ cần ấn “Download” về thiết bị và thực hiện in.

Tạo mã code 39 online
Tạo mã code 39 online

2/ Tạo mã code 39 qua Word/Excel:

Tải font chữ bằng cách truy cập trang web tải Fonts chữ mã vạch miễn phí theo link: https://www.dafont.com/code39.font  > Chọn Download

Và thực hiện các bước: Bôi đen dữ liệu > Chuyển đổi font chữ thành Code39 hay Free 3 of 9 > Dữ liệu được bôi đen sẽ tự động chuyển đổi thành mã vạch, lưu ý dãy dữ liệu nên điền thêm (*) ở đầu và cuối để báo hiệu dừng/bắt đầu cho máy quét có thể đọc được.

3/ Tạo mã code 39 qua phần mềm chuyên dụng:

Barcode Generator và Bartender là hai phần mềm tạo mã code chuyên dụng được ưa chuộng sử dụng nhất trên thị trường hiện nay mà bạn đọc có thể tham khảo chi tiết hơn tại link sau:

>>> Hướng dẫn cách tạo mã vạch từ A tới Z

GIẢI MÃ CODE 39 BẰNG MÁY QUÉT MÃ VẠCH

Máy quét mã vạch là thiết bị chuyên dụng trong hoạt động nhận diện dữ liệu từ hình ảnh mã vạch và chuyển đổi sang sóng điện để truyền đến máy chủ giúp giải mã nhanh thông tin mã hóa bên trong phục vụ cho các nhu cầu quản lý, kiểm kê, thanh toán.

Hầu hết tất cả các máy quét mã vạch hiện nay dù là dòng 1D hay 2D đều quét được code 39. Tuy nhiên ở một số máy để kích hoạt chức năng này cần quét mã thiết bị trong sách hướng dẫn sử dụng đi kèm theo máy.

Máy đọc mã vạch

Hi vọng những chia sẻ trên có thể giúp bạn hiểu được nhiều hơn về mã Code 39.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo, tìm hiểu thêm về một số những loại mã vạch khác như:

Thế Giới Mã Vạch hân hạnh cung cấp các giải pháp mã vạch theo yêu cấp đáp ứng sát nhất với thực tiễn sử dụng trong mỗi môi trường ứng dụng. Hãy liên hệ tới Thế Giới Mã Vạch để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn trực tiếp từ nhân viên cũng như sở hữu những sản phẩm nhập khẩu chính hãng, chất lượng đảm bảo nhất.

Công ty TNHH Thế Giới Mã Vạch

  • Địa chỉ: 33/1 Hoàng Diệu, Phường10, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Hotline: 1900 3438 hoặc (028) 3991 7356
  • Email: sales@thegioimavach.com
  • Hoặc bạn có thể trò chuyện cùng các tư vấn viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi qua Zalo Chat (ở góc phải màn hình).
  • Ngoài ra, bạn còn có thể ghé đến văn phòng của chúng tôi để xem demo trực tiếp và chọn lựa thiết bị phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *