
26/04/2021
Để có một hệ thống quản lý bằng công nghệ mã số mã vạch một cách hoàn chỉnh, ngoài phần mềm bạn còn cần đến các thiết bị. Trong đó, không thể không kể đến sự góp mặt của chiếc máy quét mã vạch - Thiết bị đóng vai trò quan trọng trong việc giải mã các dữ liệu được mã hóa bên trong mã vạch.
Nếu bạn là người đang tìm hiểu về giải pháp mã vạch nói chung và máy quét mã vạch nói riêng thì những chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thiết bị này một cách chi tiết, cụ thể nhất!
Có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về máy quét mã vạch mà bạn có thể tìm thấy trên internet. Tuy nhiên không phải tất cả đều chính xác và dễ hiểu đối với những người lần đầu tìm hiểu về thiết bị này.
Nói theo cách đơn giản nhất, mã vạch sẽ mã hóa những thông tin liên quan đến các đối tượng (sản phẩm, hàng hóa) như mã số định danh, số lô hàng, ngày sản xuất, hạn sử dụng,...mà người dùng mong muốn và chiếc mã này được in ấn lên tem nhãn để đính lên đúng đối tượng mà người dùng cần quản lý. Máy quét mã vạch là thiết bị giữ vai trò giải mã những thông tin đã được mã hóa bên trong mã vạch và truyền dữ liệu này đến hệ thống máy chủ (laptop, máy tính, máy POS,...). Sau đó, phần mềm trên hệ thống sẽ xử lý các dữ liệu này theo nhu cầu ứng dụng công nghệ mã số mã vạch của người dùng.
Ngoài tên gọi máy quét mã vạch thì thiết bị này còn được biết đến với nhiều cách gọi khác nhau như máy đọc mã vạch, đầu đọc barcode, thiết bị quét mã vạch, máy quẹt mã vạch,...
Máy quét mã vạch và sự ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực
Có vẻ ngoài khá nhỏ bé, “khiêm tốn” nhưng lợi ích mà máy quét mã vạch mang đến cho người dùng lại không hề nhỏ. Thậm chí, đây còn là thiết bị không thể thiếu khi ứng dụng công nghệ mã vạch tại cửa hàng, tổ chức, doanh nghiệp.
Những lợi ích tiêu biểu nhất mà thiết bị này mang đến như:
Độ chính xác: Trước đây, khi quản lý người dùng phải thực hiện thao tác thủ công như ghi chép thông qua giấy, bút, sổ sách hoặc nhập liệu lên máy tính thông qua bàn phím. Nhưng theo thống kê thì với 1000 ký tự được đánh máy thì sẽ có trung bình 10 lỗi xảy đến. Trong khi đó, với máy quét mã vạch tỷ lệ sai sót được giảm thiểu theo cách đáng kinh ngạc khi chỉ còn 1/3.000.000, thậm chí là 1/ 70.000.000 (tùy thuộc vào công nghệ giải mã, công nghệ quét được trang bị trên máy). Những con số trên cho thấy rằng máy đọc barcode đã giúp cải thiện độ chính xác đến mức gần như là tuyệt đối.
Tốc độ xử lý nhanh chóng: Trong khi máy quét mã vạch thực hiện tiến trình quét, giải mã và truyền dữ liệu được giải mã đến hệ thống máy chủ trong chưa đến 1 giây thì việc nhập liệu thủ công lại chiếm rất nhiều thời gian và tỷ lệ sai sót còn cao hơn hẳn.
Tính khả thi khi ứng dụng: Là thiết bị công nghệ nhưng máy đọc mã vạch lại rất dễ triển khai, sử dụng, thân thiện với người dùng. Hầu hết với các máy bạn chỉ việc cắm dây cáp của thiết bị vào máy chủ là đã sử dụng được.
Tiết kiệm chi phí: Ở đây không hẳn là chi phí đầu tư cho máy quét mà chính xác hơn đó là khoản phí mà bạn tiết kiệm được cho hoạt động quản lý khi hoạt động này được diễn ra với tốc độ nhanh chóng hơn, độ chính xác cao hơn, cắt giảm phần lớn chi phí tiêu hao do các lỗi cũng như thời gian, công sức của nhà quản lý, chi phí thuê mướn nhân công nhập liệu. Ngoài ra, với dữ liệu chính xác từ máy quét mã vạch giải mã và truyền đến hệ thống, nhà quản lý nắm bắt nhanh chóng được những dữ liệu về hàng hóa, sản phẩm mà họ quan tâm. Từ đó, định hướng tốt hơn cho hoạt động kinh doanh, giảm thiểu hàng tồn, bổ sung kho kịp thời, đảm bảo hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn, tối ưu hóa cho việc xoay vòng vốn,...
Sự chuyên nghiệp khi ứng dụng: Dù là một cửa hàng kinh doanh bán lẻ hay một doanh nghiệp sản xuất lớn thì việc ứng dụng công nghệ mã số mã vạch tiên tiến nói chung và máy quét mã vạch chất lượng nói riêng cũng góp phần xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt các đối tác, khách hàng. Một ví dụ điển hình tại các cửa hàng là nếu khách hàng phải chờ đợi thanh toán lâu hơn 15 phút thì 83% họ sẽ không quay trở lại nữa. Vậy nên, với hiệu quả từ máy quét mang lại, tỷ lệ không mong muốn này đã được cải thiện hơn rất nhiều.
Máy quét mã vạch mang đến nhiều lợi ích khác nhau cho người dùng
Mang đến nhiều lợi ích là thế nhưng không phải bất kỳ loại máy quét mã vạch nào cũng đáp ứng tốt cho nhu cầu ứng dụng của bạn. Để đáp ứng cho nhu cầu ứng dụng đa dạng của người dùng và phù hợp với những trường hợp trong những ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, các hãng sản xuất máy đọc mã vạch đã đa dạng hóa cho sản phẩm của mình không chỉ trong thiết kế máy mà còn tại công nghệ quét, khả năng giải mã, độ bền chắc,... khác nhau. Về phân loại máy quét mã vạch, chúng ta sẽ cùng nhau đề cập chi tiết hơn trong nội dung ngay bên dưới.
>>> Mọi thắc mắc cần giải đáp nhanh chóng, hãy liên hệ ngay Hotline 1900 3438.
Có rất nhiều những cách phân loại máy quét mã vạch khác nhau và có không ít khách hàng đã chia sẻ với chúng tôi rằng họ cảm thấy khá rối và băn khoăn khi chọn mua. Nhưng đừng quá lo lắng, trong nội dung chia sẻ này, chúng tôi sẽ làm rõ cùng bạn về từng cách phân loại máy cụ thể.
Đầu tiên là phân loại máy quét đọc mã vạch theo cấu tạo hay còn gọi là thiết kế bên ngoài của máy. Sẽ bao gồm 3 dòng chính:
Máy đọc mã vạch để bàn: Tựa như chính tên gọi của mình, thiết bị này sẽ được đặt ngay trên bàn làm việc của người dùng để phục vụ cho hoạt động giải mã mã vạch. Thông thường, những chiếc máy này sẽ có phần trường quét dính liền cùng thân máy và chân đế máy. Khi sử dụng, bạn không cần cầm nắm thiết bị mà chỉ việc hướng mã vạch đến trước trường quét của máy mà thôi. Rất nhanh chóng và tiện lợi. Hầu hết các sản phẩm máy quét mã vạch để bàn đều có trường quét rộng hơn dòng máy quét cầm tay. Công nghệ quét được trang bị trên máy là đa tia hoặc Image. Ngoài dòng máy đặt trên bàn để ứng dụng thì chúng ta còn có những chiếc máy quét đáp ứng cho hoạt động lắp âm bàn.
>>> Xem thêm:
Máy quét mã vạch để bàn và những lợi ích mang lại
Máy quét mã vạch cố định: Hay còn được biết đến là máy quét băng chuyền. Trong thực tế bạn sẽ khó để bắt gặp những chiếc máy quét cố định bởi chúng có kích thước rất nhỏ, được lắp đặt ứng dụng cố định tại một vị trí duy nhất. Điểm đặc biệt nhất của máy là khả năng quét cực nhạy, chính xác. Cũng chính vì thế mà chi phí đầu tư cho thiết bị này thường cao hơn các dòng để bàn và cầm tay. Đây là dòng máy lý tưởng cho hoạt động quét mã vạch sản phẩm trên băng chuyền.
>>> Xem thêm:
Máy quét mã vạch băng chuyền - Giải pháp quét mã tự động, nhanh chóng
Máy đọc barcode cầm tay: Với tên gọi của máy, hẳn bạn đã phần nào hình dung được về vẻ ngoài của thiết bị này. Có thể bạn chưa biết nhưng đây cũng chính là dòng máy quét mã vạch được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi nhất hiện nay. Máy có thiết kế với phần tay cầm và đầu đọc dính liền nhau. Thiết kế tay cầm chắc chắn, được trang bị nút bấm để kích hoạt tia quét, thực hiện thao tác quét mã vạch. Trường quét của máy hẹp hơn dòng để bàn, thường có dạng hình chữ nhật.
Dòng máy này còn được phân nhỏ thành:
Máy quét đọc mã vạch không dây Bluetooth: Khi mua thiết bị, bạn sẽ nhận được bộ sản phẩm bao gồm đầu đọc, dây cáp và chân đế của máy. Khi sử dụng, dây cáp kết nối chân đến cùng máy chủ. Còn chân đến kết nối cùng đầu đọc qua sóng vô tuyến Bluetooth. Ngoài chức năng nhận dữ liệu từ đầu đọc truyền về và truyền đến máy chủ thì chiếc chân đế còn có vai trò là nguồn sạc pin cho đầu đọc mã vạch không dây. Ưu điểm của thiết bị này là khắc phục được giới hạn về phạm vi sử dụng và vấn đề vướng víu khi ứng dụng mà dây dẫn gây nên, tăng cường sự linh hoạt và khả năng ứng dụng đa dạng hơn cho người dùng. Với nhiều ưu điểm nổi bật là thế nên máy quét mã vạch không dây cũng có chi phí đầu tư cao hơn dòng có dây. Thiết bị thích hợp cho hoạt động quét mã vạch cần sự di chuyển như kiểm kho, quét mã trên các mặt hàng cồng kềnh, khó di chuyển,...
Phân loại máy quét mã vạch theo cấu tạo bên ngoài của máy
>>> Xem thêm:
Những điều cần biết khi sử dụng máy quét mã vạch Bluetooth
Với người dùng không phải là các chuyên viên kỹ thuật am hiểu về công nghệ thì đây ắt hẳn là cách phân loại máy quét mã vạch khá xa lạ. Về phân loại theo công nghệ quét thì ở đây chúng ta cũng có thể hiểu đó chính là phân loại thiết bị theo loại tia quét mà máy được trang bị. Bao gồm:
Máy quét đọc mã vạch tia laser: Là tia sáng mảnh, có màu đỏ, nhìn khá sắc. Khi để gần hay xa vị trí mã vạch, tem nhãn, tia sáng vẫn rõ nét mà không bị mờ hay nhòe đi. Thiết bị này sẽ chỉ giải mã được mã vạch 1D
Máy quét đơn tia: Tại những chiếc máy này sẽ chỉ được trang bị một tia quét duy nhất. Khi thực hiện thao tác quét mã, bạn cần bấm nút kích hoạt tia quét và đặt tia quét này sao cho cắt ngang toàn bộ bề mặt mã vạch. Như vậy, máy mới thực hiện tốt được chức năng của mình.
Máy quét đa tia: Được trang bị đồng thời nhiều tia quét laser đặt đan xen lẫn nhau, khi phát tia bạn sẽ thấy có dạng như mặt lưới. Do có nhiều tia quét nên trường quét của thiết bị cũng có phần lớn hơn dòng máy đa tia. Khi quét mã vạch sẽ chinh phục được tại nhiều góc độ khác nhau mà người dùng không cần tốn quá nhiều thời gian căn chỉnh giữa tia quét và mã vạch.
Ưu điểm:
- Tốc độ quét nhanh.
- Quét được mã vạch trên bề mặt cong, trong suốt.
- Khả năng quét mã vạch xa ở khoảng cách từ 15 - 30 cm.
- Chi phí đầu tư thấp.
Nhược điểm:
- Độ bền máy không cao. Về lâu dài có khả năng xảy ra tình trạng kén mã vạch.
- Chỉ quét được mã vạch 1D.
- Không quét được mã vạch hiển thị trên màn hình thiết bị di động như smartphone, laptop,...
Ưu điểm:
- Chinh phục tốt những mã vạch có kích thước nhỏ, mã vạch ngắn.
- Độ bền tia quét cao.
- Đọc mã vạch nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
Nhược điểm:
- Chỉ quét tốt trong cự ly gần dưới 20 cm.
- Chỉ quét được trên bề mặt phẳng, không đọc được mã vạch trên bề mặt cong như tia laser.
- Giải mã được mã vạch 1D, không đọc được mã vạch 2D.
Máy quét mã vạch Image: Cho đến thời điểm hiện tại thì công nghệ đọc và giải mã Image là công nghệ được đánh giá cao nhất với những chiếc máy quét. Không còn là các tia sáng, những chiếc máy được trang bị công nghệ này sẽ phát ra một vùng sáng lớn màu đỏ. Tốc độ giải mã cực nhanh trên mã vạch 1D lẫn 2D, dù là mã vạch có kích thước nhỏ hay lớn, được in ấn rõ nét hay đã bị mờ, nhòe, hư hại trong quá trình sử dụng, là mã vạch được in trên tem nhãn hay mã vạch hiển thị trên màn hình,... tất cả thì máy quét mã vạch Image đều có thể chinh phục được.
Ưu điểm:
- Quét mã vạch 1D lẫn 2D.
- Chinh phục mã vạch ở hiệu suất cao mà không tốn thời gian, công sức căn chỉnh.
- Độ bền chắc cao.
- Khắc phục tất cả những nhược điểm của máy quét laser và CCD.
Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư cao.
>>> Liên hệ Hotline 1900 3438, để được hỗ trợ nhanh chóng, tư vấn cụ thể nhất!
Phân loại máy quét mã vạch dựa trên công nghệ quét, tia quét
Để hiểu cụ thể về khả năng giải mã mã vạch của máy quét barcode cũng như cách phân loại thì trước hết bạn cần biết được mã vạch là gì và có những loại mã vạch nào?
Phân loại máy quét mã vạch theo khả năng giải mã mã vạch
Hiện nay, chúng ta đang sử dụng 2 loại mã vạch chính là mã vạch 1D và mã vạch 2D. So sánh một cách đơn giản thì:
Mã vạch 1D | Mã vạch 2D | |
Hình dạng | Các sọc đen song song lẫn nhau và cách nhau bởi những khoảng trắng bất kỳ, không đều nhau. | Có dạng ma trận được tạo nên từ các ô vuông màu đen trắng đặt đan xen nhau. |
Các loại tiêu biểu | Code 93, Code 39, Code 128, Code 11, CODABAR, EAN-13, EAN-8, UPC-A, UPC-E,... | QR Code, Data Matrix, PDF417, MicroPDF417,... |
Khả năng mã hóa | Chỉ mã hóa được dữ liệu số, chữ cái. Thường giới hạn từ 8 - 15 ký tự | Có thể mã hóa được số, chữ hoa, chữ thường, ký tự đặc biệt,... và có thể liên kết website của doanh nghiệp, tài khoản mạng xã hội của bạn. Một mã vạch 2D Data Matrix và PDF417 có thể lưu trữ đến 1,1 kilobytes dữ liệu. QR code lưu trữ được 4296 ký tự bao gồm cả các chữ cái Kanji của Nhật Bản |
Vậy còn về máy quét mã vạch 1D và 2D thì thế nào?
Máy quét mã vạch 1D: Như chính tên gọi của thiết bị, máy sẽ chỉ được dùng để giải mã mã vạch 1D mà thôi. Điều này cũng ứng với việc máy quét được trang bị công nghệ quét bằng tia laser hoặc tia CCD.
Máy quét mã vạch 2D: Dòng thiết bị này đang ngày một được ưa chuộng, chọn lựa nhiều hơn khi mã vạch 2D đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là QR code. Với dòng thiết bị này, bạn có thể chinh phục đồng thời cả mã vạch 1D lẫn 2D nhanh chóng, hữu hiệu. Ứng dụng đa dạng trong nhiều hoạt động khác nhau. Phù hợp cho ở cả hiện tại lẫn trong tương lai. Công nghệ được trang bị trên máy là Image.
Cả máy quét mã vạch 1D và 2D đều có nhiều dạng khác nhau từ để bàn, cầm tay có dây, không dây cho đến cố định. Vậy nên, hãy chọn lựa máy dựa trên chính nhu cầu thực tế của mình để đạt được hiệu quả cao nhất.
>>> Xem thêm:
Máy quét mã vạch 1D và 2D khác nhau như thế nào?
Ứng dụng máy quét mã vạch 2D dành cho bảo hiểm
Để đánh giá về tiêu chí này của máy quét mã vạch thì thường dựa trên yếu tố chỉ số IP và khả năng chống chịu sự va đập của thiết bị.
Chỉ số IP (Ingress Protection): có nghĩa Bảo vệ chống xâm nhập. Là tiêu chuẩn để phân loại mức độ bảo vệ của thiết bị trước sự xâm nhập từ các yếu tố bên ngoài như nước, bụi, hoặc vật rắn,..., dùng để đánh giá được độ bền của thiết bị trước các tác nhân bên ngoài tác động.
Khả năng chống chịu sự va đập: Là những thông số về máy quét mã vạch được hãng công bố về thử nghiệm của chính hãng sản xuất cho dòng máy này về khả năng chịu va đập thế nào ra sao mà vẫn có thể vận hành được.
Nhìn chung những chiếc máy quét mã vạch có chỉ số IP cùng khả năng chịu va đập càng lớn thì độ bền chắc cùng tuổi thọ máy sẽ càng cao.
Ở những dòng máy quét mã vạch chi phí đầu tư thấp, dùng cho các hoạt động cơ bản như thanh toán thì phần lớn sẽ ít được xếp chỉ số IP hoặc IP nằm trong khoảng 40. Những dòng máy không dây sẽ có IP trong khoảng từ 50 trở lên. Còn những chiếc máy quét công nghiệp được đánh giá IP nằm trong tầm từ 60 - 70.
>>> Xem thêm:
Tại sao nên sử dụng máy quét mã vạch công nghiệp?
Khi thực hiện thao tác quét và giải mã, máy quét mã vạch sẽ phát ra tia hoặc một vùng ánh sáng màu đỏ và chiếu vào mã vạch cần quét. Ánh sáng phản xạ từ mã vạch sẽ được cảm biến được trang bị trên máy quét thu nhận (thường thì sự phản chiếu xảy ra mạnh ở các vùng màu trắng và yếu ở các vùng màu đen) và tạo ra một tín hiệu tương tự. Sau đó chuyển đổi sự thay đổi của tín hiệu tương tự thành tín hiệu số đưa vào bộ giải mã. Bộ giải mã thực hiện chức năng diễn dịch tín hiệu số để xác nhận mã vạch được đọc, chuyển nó thành văn bản ASCII, định dạng văn bản,... rồi chuyển dữ liệu đến hệ thống máy chủ được kết nối cùng máy quét mà người dùng mong muốn.
Với hầu hết các máy quét mã vạch, sau khi thực hiện tiến trình trên thành công sẽ phát ra tiếng “bíp” hoặc chớp đèn màu xanh để báo hiệu. Nếu không nhận được báo hiệu thì có lẽ tiến trình trên đã diễn ra thất bại và bạn cần kiểm tra lại mã vạch cũng như chiếc máy quét của mình.
>>> Để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng, đừng ngần ngại gì mà hãy liên hệ cùng chúng tôi qua Hotline 1900 3438.
Chúng ta đã cùng điểm qua Phần 1 của "Tất cả những gì bạn cần biết về máy quét mã vạch". Đừng quên theo dõi Phần 2 để biết thêm cách chọn lựa dòng máy quét mã vạch phù hợp cùng những lưu ý khi sử dụng để kéo dài tuổi thọ cho máy!
>>> Phần 2: Tất cả những gì bạn cần biết về máy quét mã vạch
07/11/2019 - Đã xem:2340
03/12/2018 - Đã xem:39232
18/05/2018 - Đã xem:23786
09/04/2019 - Đã xem:21140
05/11/2018 - Đã xem:17394
06/08/2018 - Đã xem:14153
29/03/2019 - Đã xem:13133
08/10/2019 - Đã xem:10044
18/05/2018 - Đã xem:8209